Đối Với Cấp Ủy Đảng, Chính Quyền Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là: Nhận thức của CBQL về công tác xây dựng trường học an toàn PCTNTT; CBQL tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em; Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và học tập; Nhận thức, kỹ năng và thái độ tham gia của các lực lượng liên quan; Chủ chương, chính sách chỉ đạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ..

Do vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp nhằm công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, NV về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, cũng như công tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ;

Biện pháp 2: Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV.

Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.

Biện pháp 4: Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn.

Qua khảo nghiệm, 5 biện pháp trên đều được đánh giá là đảm bảo tính cần thiết, khả thi và có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện quán triệt những yêu cầu của từng biện pháp trong quá trình thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Phổ Yên cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho GD mầm non, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng kinh phí cho các hoạt động GD nói chung và hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ nói riêng.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Phổ Yên cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù với giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước giúp cho cuộc sống của GV được đảm bảo hơn, các GV có thời gian chuyên tâm vào việc CSGD trẻ hơn.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên tạo điều kiện cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên tạo cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác CSGD đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng và các trường mầm non.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo thị xã Phổ Yên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để huy động tốt sự tham gia của xã hội vào công tác xây dựng CSVC tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ góp phần CSGD trẻ ngày càng tốt hơn, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp GD mầm non để các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường mầm non thị xã Phổ Yên

- Ban giám hiệu các trường mầm non cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về vấn đề xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ để mỗi CB, GV, NV trong nhà trường cần phải ý thức rằng: Công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ là công việc chung của nhà

trường, mỗi một thành viên trong trường đều phải có quyền và trách nhiệm tham gia thực hiện công tác này để góp phần đưa phong trào và chất lượng của trường ngày càng đi lên.

- Ban giám hiệu các trường mầm non tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tác GD mầm non.

- Ban giám hiệu các trường mầm non chỉ đạo không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn PCTNTT nói riêng và của GD mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.

- Ban giám hiệu các trường mầm non chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cho các bậc phụ huynh để trẻ được an toàn tuyệt đối ở trường cũng như ở gia đình, được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện tốt hơn. Chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn trong khi tổ chức bữa ăn của trẻ, ký hợp đồng thực phẩm đầy đủ, đúng luật, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trong trường mầm non.

- Ban giám hiệu các trường mầm non cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT của đội ngũ GV, NV.

2.4. Đối với giáo viên các trường mầm non thị xã Phổ Yên

- GV các trường mầm non tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp do phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức. GV các trường mầm non dự giờ lẫn nhau để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục nhằm góp ý, rút kinh nghiệm.

- GV các trường mầm non tự bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về cách PCTNTT cho trẻ trong nhà trường. GV các trường mầm non tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ trẻ về nội dung và hình thức đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ, đặc biệt chú trọng thông qua các Hội thi do các cấp tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Ngọc Ái, Nguyễn Tố Mai (1999), Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường cho trẻ từ 0 -6 tuổi, NXB Giáo dục.

2. Đào Thanh Âm (1995), Giáo dục mầm non tập 1, NXB ĐHSP Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

4. Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề về quản lý giáo dục mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Lý luận đại cương về quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

7. Chính phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020.

8. Chính phủ (2016), Quy định số 234/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2016 về Phê duyệt chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020.

9. Chính phủ (2017), Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

10. Lê Đăng, Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường học tập thân thiện, https://baomoi.com/kinh-nghiem-quoc-te-ve-xay-dung-moi-truong-hoc- tap-than-thien/c/28304315.epi

11. Phạm Ngân Hà (2015), Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

12. Phạm Minh Hạc (2007), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục-Hà nội.

13. Haroid Koontz, Cyril odonnell, Heinz weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

14. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập 2 và 3, Nxb bản Giáo dục -Hà Nội.

15. Lê Thị Khánh Hoà (1983), Khảo sát thành phần bữa ăn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Học viện Quản lý Giáo dục (2013), Quản lý trường mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Việt Dũng, “Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 296-301.

19. Trần Bích Liễu (2001), Kỹ năng quản lý trường mầm non của hiệu trưởng, NXB Đại học sư phạm.

20. Tạ Thị Kim Nhung (2017), "Thực trạng đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thùa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, Số 01(41)/2017: tr. 91-100.

21. Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Phổ Yến, Báo cáo “Về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non”.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo, Hà Nội.

23. Quốc hội (2004), Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

24. Quyết định 1677/QĐ-TTg ngày 3/12/2018 về phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025.

25. Quyết định 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phòng chống TNTT trẻ em giai đoạn 2013-2015.

26. Dương Thúy Quỳnh (1999), Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Quỳnh (2015), Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, Sáng kiến Kinh nghiệm, Trường mầm non Thái Học.

28. Đào Thị Minh Tâm (2014), "Một số biện pháp đảm bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non", Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 57/2014

29. Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non Sơn Ca 10 Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

30. Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;

31. Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

32. Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời dành cho giáo dục mầm non.

33. Thông tư số 46/2010/TT - BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

34. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

35. Nguyễn Thị Tính (2014), Lí luận chung về quản lí và quản lí giáo dục, Nxb Đại học Thái Nguyên.

36. Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lý (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

37. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 (2002), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.


PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC


PHIẾU KHẢO SÁT CBQL, GV

Câu 1. Đồng chí cho ý kiến đánh giá về mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ mầm non ở thị xã Phổ Yên hiện nay?


TT

Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ

mầm non

Mức độ đánh giá

Quan

trọng

Bình

thường

Không

quan trọng


1

Đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và

tinh thần





2

Đảm bảo hàng năm giảm được

các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường





3

Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm

mỹ của trẻ





4

Đảm bảo trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ. Tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ

tuổi sau của trẻ




5

Huy động được các lực lượng tham

gia xây dựng trường học an toàn




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 16

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí