Chỉ Đạo Xây Dựng Và Sử Dụng Môi Trường Giáo Dục Đảm Bảo An Toàn Cho Trẻ

+ Hoạt động học: Giáo viên có thể lựa chọn nhiều nội dung giáo dục để lồng ghép vào các hoạt động học. Trong hoạt động học cần xác định các mức độ lồng ghép khác nhau tùy thuộc vào nội dung của từng hoạt động. Có 3 mức độ lồng ghép: lồng ghép toàn phần khi nội dung bài học trùng với nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; mức độ lồng ghép một phần (bộ phận) khi nội dung phòng chống tai nạn thương tích trùng một phần trong bài học; mức độ liên hệ khi nội dung bài học có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục phòng chóng tai nạn thương tích.

+ Hoạt động vui chơi: Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua vui chơi có thể giáo dục trẻ các kiến thức và kĩ năng phòng tránh bỏng, điện giật, té ngã, thất lạc, tai nạn giao thông… kĩ năng tự sơ cứu cũng như tìm sự giúp đỡ của người lớn khi khẩn cấp. Các nội dung này có thể triển khai ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hay vui chơi tự do.

+ Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Lồng ghép giáo dục các kiến thức và rèn các kĩ năng phòng chống dị vật đường ăn, đường thở, đuối nước, té ngã… Bên cạnh những hoạt động hàng ngày có thể tổ chức các hoạt động lễ hội vào những thời điểm thích hợp để giáo dục trẻ ví dụ như ngày hội an toàn giao thông, các chương trình nghệ thuật tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông, hội thi vẽ tranh phòng chống đuối nước, phỏng, điện giật...

Để các kiến thức và kĩ năng về an toàn gắn liền với đời sống của trẻ, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp giáo dục khác nhau để kích thích trẻ hứng thú trong học tập và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những phương pháp quan trọng đó là thực hành - luyện tập, phương pháp dùng trò chơi, phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề, phương pháp nêu gương. Giáo viên phải gắn những kiến thức và những kĩ năng mà trẻ học được với các bối cảnh sinh hoạt thường ngày. Giáo viên hướng dẫn trẻ việc đi lên cầu thang không được chạy nhảy, chơi cầu trượt cần phải lần lượt từng trẻ, không chen lấn, xô đẩy. Hay tạo ra các tình huống giả định gắn với

những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn để giáo dục cách xử lí cho trẻ. Chẳng hạn như tình huống giả định là căn phòng đầy khói, làm cách nào để có thể thoát ra khỏi căn phòng đó nhanh nhất… hay chơi đóng vai các tình huống giả định trẻ bị chảy máu, bị bỏng, té ngã… để bác sĩ thực hành sơ cứu cầm máu, bong gân, bỏng… Bên cạnh đó trẻ còn học từ cách xử lí của người khác thông qua quan sát các hành vi, cử chỉ của cô giáo, cha mẹ, người thân và bạn bè… Từ đó hành vi của trẻ sẽ được củng cố và điều chỉnh bởi những kết quả do những hành động của chúng mang lại và sự đáp ứng của người khác đối với hành vi của chúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là hình mẫu chuẩn trong thực hành an toàn để trẻ học hỏi bắt chước. Quá trình giáo dục môi trường an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ diễn ra thường xuyên liên tục thông qua các hoạt động vui chơi, học tập và sinh hoạt ở trường sẽ dần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV, NV thông qua học hè; sinh hoạt chuyên môn hàng tháng; xây dựng kế hoạch giáo dục từng chủ đề trong năm học.

Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho các hoạt động thực hành trải nghiệm, qua nghiên cứu các tài liệu viết về kỹ năng PCTNTT cho trẻ trên tạp chí chuyên đề .

Thông qua dự giờ GV, NV khi tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ

Bồi dưỡng thông qua phối hợp với phụ huynh học sinh cùng trao đổi, phối hợp thực hiện các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ qua các hoạt động đón trả trẻ, hội thảo, họp phụ huynh học sinh định kỳ trong năm học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Thiết lập chuyên mục Xây dựng trường học an toàn trên Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả tập huấn về xây dựng

trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi thiết kế mẫu Website như sau:

3 2 2 4 Điều kiện thực hiện biện pháp Để biện pháp bồi dưỡng tập huấn 1


3 2 2 4 Điều kiện thực hiện biện pháp Để biện pháp bồi dưỡng tập huấn 2


3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp bồi dưỡng tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho GV, NV đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu nội dung bồi dưỡng tập huấn một cách cụ thể rõ ràng.

Tổ chức thực hiện các nội dung đã xây dựng đúng kế hoạch.

Quan tâm đúng mức đến đội ngũ GV, NV đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trong nhà trường, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác bồi dưỡng tập huấn theo hướng dẫn của các cấp quản lý.

Để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trẻ về an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích, giáo viên cần sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng dạy học khác nhau. Ví dụ như phim, tranh ảnh, mô hình, đồ vật thật, các tư liệu dạy học… Đặc biệt giáo viên cần tạo ra môi trường an toàn cho trẻ và giáo dục trẻ ngay trong môi trường đó. Điều này sẽ giúp cho việc tiếp nhận những kiến thức về an toàn dễ dàng, bên cạnh đó việc rèn luyện kĩ năng trong môi trường hàng ngày sẽ trở thành thói quen và nhu cầu của trẻ về việc đảm bảo an toàn cho mình và người khác.

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Trẻ em là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất mạnh về mọi mặt, cơ thể còn non nớt nên vấn đề môi trường an toàn sẽ có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do vậy việc xây dựng một môi trường đảm bảo an toàn PCTNTT là vấn đề vô cùng quan trọng trong các nhà trường mầm non. Với người CBQL thì việc xây dựng một môi trường nhà trường đảm bảo an toàn, “ xanh - sạch - đẹp”, công tác vệ sinh trường lớp, vệ sinh các thiết bị đồ dùng luôn sạch sẽ, ngăn nắp, phù hợp với từng độ tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo…là các điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với công tác quản lý của mình và điều đó giúp nhà trường nâng cao được uy tín, chất lượng trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Môi trường trường, lớp an toàn:

+ Lớp học đảm bảo sạch sẽ không có mùi, nền nhà khô ráo không trơn trượt không mấp mô, cánh cửa không gỉ sét không bong tróc, tủ giá đồ chơi đảm bảo vững chắc không lung lay không đổ gẫy...Hàng ngày, hàng tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh phòng học lớp như: lau các cửa sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu, gối, phơi chăn, màn;

+ Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tránh bụi bẩn, giày dép để đúng nơi quy định.

+ Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, xoong nồi, ca cốc… trước khi sử dụng đều được tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo.

+ Thực hiện vệ sinh cho các cháu luôn sạch sẽ như: rửa tay, lau mặt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không để móng tay dài, giữa ấm cho trẻ vào mùa đông và mát vào mùa hè.

+ Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ (nước máy), 100% trẻ phải được uống nước chín.

+ Tổ chức cho trẻ hoạt động các góc phù hợp đủ ánh sáng…

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Đối với trẻ mầm non việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe nó góp phần nâng cao sức học tập, hoạt động của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non khi sử dụng các thực phẩm ban giám hiệu trường mầm non cần chú ý:

+ Cách lựa chọn thực phẩm phải tươi, đảm bảo các thức ăn không bị nhiễm các hóa chất độc hại. Để làm được điều này đòi hỏi nhà trường phải ký hợp động với những đơn vị có uy tín về cung cấp thực phẩm.

+ Cách pha chế thực phẩm phải đảm bảo đúng quy trình.

+ Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Bếp ăn phải đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, không khí và vệ sinh theo quy định

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán bộ, GV, NV trong trường vào đầu năm học.

Thực hiện nội dung giáo dục xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch trong các hoạt động học. Hiện nay việc tích hợp giáo dục về môi trường an toàn, trong sạch trong trường mầm non trong một số hoạt động học là bắt buộc. Nếu các giáo dục biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các hoạt động của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì cô giáo vừa là những tấm gương thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho GV về cách thức và những nội dung để xây dựng một môi trường an toàn trong sạch nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Như tổ chức hoạt động mẫu cho GV toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức hội giảng theo các tổ để GV trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tượng các cháu từng nhóm lớp.

Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch. Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh nhà trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng môi trường an toàn, trong sạch mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất có lẽ là xây dựng. Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.

Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo GV phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha

mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; đồng thời thành lập ban phụ huynh cùng với nhà trường thường xuyên thanh kiểm tra bếp ăn, chất lượng bữa ăn, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện: Nội dung xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch là một trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo cấp trường do hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm thực hiện từng nội dung và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học, phân công cụ thể cho thành viên trong ban chỉ đạo để chủ trì, phối hợp trong các hoạt động của phong trào.

Tăng cường công tác tuyên truyền GD ý thức xây dựng môi trường an toàn: Tuyên truyền GD là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình GD, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung GD. Công tác tuyên truyền GD thực hiện phong trào xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch được thực hiện với các hình thức cụ thể như: Tập trung vào hai nội dung để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là: Đảm bảo phòng nhóm cảnh quan trong và ngoài lớp học sạch sẽ an toàn và PCTNTT cho trẻ.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo với Ban giám hiệu những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ ở khu vực của lớp mình quản lý.

Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau tủ, đồ dùng, đồ chơi và thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường. Giao cho NV vệ sinh phòng hành chính của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý an toàn khi sử dụng các loại đồ dùng như: tủ, bàn, chậu hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, GV, các cháu học tập, làm việc

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch đã đề ra.

Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .

Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng ngày, các cô giáo, NV chăm sóc trẻ phải đi tiên phong trong việc thực hiện về sắp xếp khoa học hợp lý đồ dùng thiết bị, giữ gìn, xây dựng và phát triển môi trường trong sạch, an toàn… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi.

GV, NV giảng dạy và chăm sóc nên khuyến khích các cháu tự giám sát việc xây dựng và bảo vệ môi trường. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường an toàn góp phần tích cực PCTNTT ở trẻ.

Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về xây dựng môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường.

3.2.4. Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

Đối với cấp học mầm non, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức PCTNTT cho trẻ ở lớp cũng như ở gia đình.

Mục đích của biện pháp này nhằm giúp nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về PCTNTT cho các bậc cha mẹ và

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí