Chỉ Đạo Đổi Mới Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh Nhằm Xây Dựng Trường Học An Toàn

cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở trường cũng như ở gia đình, giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mà ngành giáo dục đã đề ra. Ngoài ra khi công tác tuyên truyền được thực hiện tốt sẽ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức PCTNTT cho trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Môi trường giáo dục trong nhà trường mầm non được cấu thành từ cơ sở vật chất, cảnh quan của nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, sự gương mẫu của cán bộ, GV. Chính vì vậy, tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ phải có mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời phải có sự phối hợp tham gia từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Trong đó, nhà trường là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong việc xác định các nguồn lực và xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong từng nội dung, phân công trách nhiệm, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để mang lại hiệu quả góp phần tạo nên môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và đạt mục tiêu giáo dục trường mầm non. Theo đó, biện pháp sẽ tập trung vào việc xây dựng kế hoạch về tổ chức xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ trong trường mầm non. Kế hoạch thể hiện sự tham gia, hợp tác giữa GV, CBQL, nhân viên nhà trường với gia đình cha mẹ học sinh và các tổ chức, chính quyền địa phương trên địa bàn. Kế hoạch phải thiết thực, dựa trên thực trạng, phù hợp với điều kiện nhà trường, đặc biệt kế hoạch phải đưa ra được dự báo về nhu cầu nhà trường, khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, thiết bị giám sát, trang thiết bị học tập, trang thiết bị y tế, khả năng cán bộ y tế, mức độ tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao khả năng phát hiện, phòng chống tai nạn gây thương tích ở trẻ cho đội ngũ GV, nhân viên nhà trường.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường tích cực trong việc tạo dựng các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương, phụ huynh trong việc huy động sự hỗ trợ kinh phí trang bị đồ dùng an toàn, thiết bị y tế cần thiết, cũng như phối hợp trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng phát hiện, xử lí những tình huống, khả năng phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường mầm non. Khảo sát, thu thập đầy đủ thông tin góp ý từ các bên liên quan về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian thực hiện, thành phần tham gia để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch gần gũi với thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường. Kế hoạch tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ được xây dựng ngay từ đầu năm học và lồng ghép vào kế hoạch giáo dục chung của nhà trường. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình để nhận xét, so sánh điều chỉnh kế hoạch. Kế hoạch thực hiện phải phổ biến đến từng đối tượng tham gia trong và ngoài nhà trường để giúp các lực lượng có thời gian và kế hoạch chuẩn bị thực hiện đáp ứng mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh học sinh và cộng đồng, các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như: tình hình sức khỏe của học sinh; tình hình bệnh tật của học sinh có thể phát sinh do thời tiết khí hậu; vấn đề dinh dưỡng cho trẻ; tình hình hiểu biết của các bậc phụ huynh về chăm sóc trẻ, các nơi có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ... Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, GV cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó.

Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức PCTNTT cho trẻ ở trường

bằng nhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh.

Cần thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.

Phối hợp thực hiện chương trình xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ. Nhà trường tuyên truyền, lên lịch thông báo cụ thể để phụ huynh theo dõi các buổi tư vấn, dạy kỹ năng sống và nhắc nhở phụ huynh cùng nhà trường theo dõi trẻ, cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ thông qua các hình thức: Trao đổi trực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ. Tổ chức họp định kỳ với gia đình. Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm/lớp. Thông qua các hội thi văn hóa, văn nghệ, tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ. Mời gia đình tham quan hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều kiện và khả năng của họ, thông qua ban phụ huynh...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Huy động các lực lượng giáo dục thực hiện đóng góp nhân lực, tài chính tiếp tục trồng thêm cây xanh có bóng mát, bố trí phù hợp với vị trí trong sân trường đảm bảo tối thiểu 40% diện tích sân trường được che phủ bởi cây xanh, cây hóng mát để cung cấp đủ bóng mát cho trẻ vui chơi, hoạt động ngoài trời. Thường xuyên chăm sóc vườn rau xanh phục vụ cho học sinh ăn bán trú. Quy hoạch lại các bồn hoa, thảm cỏ, trồng thêm các loại hoa cảnh trong sân trường nhằm tạo cảm giác thoải mái cho cán bộ, GV, NV sau các giờ học tập, giảng dạy và lao động, phù hợp với tổng thể quy hoạch của nhà trường, phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập. Thường xuyên tu bổ chăm sóc chậu hoa, cây cảnh để cán bộ, giáo viên và trẻ được giảng dạy và học tập trong môi trường thân thiện.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14

Ban giám hiệu, GV, NV của trường mầm non cần nhận thức sâu sắc rằng công tác tuyên truyền về PCTNTT cho các bậc phụ huynh là một khâu rất quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc GD của mình nên từng thành

viên cần phát huy hết vai trò của mình, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự tin tưởng vào việc đảm bảo an toàn cho trẻ của nhà trường.

Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của lớp của trường GV cần phải: Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức khi gia đình có yêu cầu.

GV cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương trình CS - GD trẻ ở trường bằng nhiều hình thức: Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT phù hợp.

Cần thống nhất với các bậc phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học. Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ GV cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn

3.2.5.1. Mục đích biện pháp

Để đảm bảo hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của nhà trường đạt hiệu quả cao, sự an toàn của trẻ được tốt và đảm bảo sự yên tâm của các bậc phụ huynh thì Ban giám hiệu trường mầm non cần tăng cường thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá sẽ giúp CBQL hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu chung đã đề ra của kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển chất lượng của ngành mầm non, đồng thời rút kinh nghiệm được từ những sai sót.

Việc thực hiện tốt, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ giúp nhà trường thực hiện tốt những chương trình và mục tiêu đã đề ra, kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Việc tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra sẽ giúp CBQL và GV, NV nhìn nhận hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ, từ đó xác định trách nhiệm của nhà quản lý và bản thân GV, NV trong phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chỉnh sai sót cho phù hợp mục tiêu đề ra.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Tăng cường lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và thực hiện việc này một cách thường xuyên. Có kế hoạch đầy đủ, chuẩn xác, cụ thể thì các trường sẽ chủ động khi thực hiện nhiệm vụ và tránh được những sai sót trong tiến trình thực hiện. Để có kế hoạch phù hợp thì Ban giám hiệu phải xây dựng những dự kiến về thời gian, người thực hiện, điều kiện thực hiện và lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá cụ thể phù hợp với đối tượng điều kiện.

Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại đơn vị. Đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý.

Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, hiệu quả. Sau khi kế hoạch kiểm tra, đánh giá đã xây dựng, thì việc đôn đốc, chỉ đạo thực hiện là vô cùng quan trọng. Sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá, cán bộ quản lý và giáo viên cần tổ chức rút kinh nghiệm một cách sâu sắc và triển để để tìm ra nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày ở trường mầm non: Theo dõi kế hoạch tổ chức ăn, ngủ tại trường (lên thực đơn, khẩu phần ăn, chế biến thực phẩm; đủ điều kiện cho trẻ ăn, ngủ, các hoạt động học hoạt động vui chơi, đón trả trẻ... tại trường; theo dõi sức khỏe trẻ trường, lớp;

vệ sinh an toàn thực phẩm…), việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động thực hiện luật thực hành chống lãng phí đối với GV như: Không cắt xén giờ dạy, cho trẻ ăn đúng, đủ khẩu phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đo trẻ đúng quy định, không làm việc riêng trong giờ làm việc.

Việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như: tỷ lệ trẻ được theo dõi bằng biểu đồ phát triển; tỷ lệ trẻ được tổ chức khám sức khoẻ, tổ chức tiêm chủng theo định kỳ; việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

Kiểm tra sổ y tế: theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng; kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng giảm so với đầu năm học hoặc năm học trước. So sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Việc tổ chức, nuôi dưỡng trẻ tại trường, lớp theo các chế độ quy định của nhà trẻ mẫu giáo.

Thực hiện giữ gìn, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh.

Việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non: Thực hiện các quy định nội quy, quy chế chuyên môn... Đồ dùng thiết bị cá nhân của trẻ đồ dùng chung của nhóm lớp của trường đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Tổ chức thực hiện chương trình và xây dựng môi trường GD. Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh bếp ăn, đồ dùng chế biến nấu ăn. Thực hiện tốt các biểu mẫu báo cáo, đảm bảo thông tin hai chiều, có chất lượng.

Tổ chức rút kinh nghiệm một cách thường xuyên, nghiêm túc, sâu sắc, đầy đủ ngay sau khi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thì nhà trường cần phải: Đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ năm học mới; xây dựng hệ thống mục tiêu

xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ rõ ràng, sát với yêu cầu của cơ quan chức năng; xây dựng các nội dung, phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ; thảo luận ý kiến của cán bộ, giao viên để đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch; dự kiến nhân sự, điều kiện thực hiện kế hoạch cho hợp lý; xây dựng kế hoạch thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng.

Để có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách toàn diện, hiệu quả, nhà trường cần phải: Xây dựng cơ chế hoạt động rõ ràng, cụ thể cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; phổ biến mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên; tổ chức tập huấn đánh giá, đánh giá thử để bồi dưỡng kiến thức quản lý cho GV, NV trong trường; phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đội ngũ kiểm tra, đánh giá; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, nghiêm túc và rút kinh nghiệm một cách đầy đủ, sâu sắc.

Kiểm tra, đánh giá thông qua thời gian biểu; kế hoạch GD năm, tháng, tuần đã được duyệt.

Kiểm tra, đánh giá kết quả thông qua dự giờ GV, NV khi tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ (nhận xét về việc thực hiện chương trình; vận dụng đổi mới phương pháp của GV, NV trên cơ sở việc chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, cách thức tổ chức hoạt động trên lớp; việc tổ chức đánh giá các hoạt động một ngày theo chủ đề).

Kiểm tra, đánh giá thông qua các loại hồ sơ sổ sách quản lý, bán trú, chuyên môn của nhà trường, ghi chép sổ nhật ký theo dõi việc thực hiện chương trình chăm sóc trẻ.

Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát, kiểm tra thường xuyên trong năm học.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tập thể lãnh đạo nhà trường mầm non phải đoàn kết, thống nhất và nhận thức đúng về vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm. Công

tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ phải căn cứ vào các quy định, văn bản hiện hành của Nhà nước, của ngành.

Hiệu trưởng các trường mầm non cần tuyển chọn và xây dựng một số GV, NV có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín trong nhà trường để tham mưu và tham gia công tác kiểm tra, đánh giá, cũng như quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ giúp hiệu trưởng.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ phải được tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ, công bằng...mới đảm bảo khơi dậy được ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân GV, NV phát huy được nhiệt tình và ý thức tự giác của từng GV, NV trong thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động quản lý phải có sự đánh giá và hướng đến khen thưởng nếu đánh giá là tốt để động viên hoặc có kiểm điểm xử lý nếu đánh giá có sai phạm nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động phát triển theo hướng tích cực, nề nếp, kỷ cương.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Như trên đã trình bày, đề tài đề cập tới 5 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ yên tỉnh Thái Nguyên. Mỗi biện pháp đều có khả năng tác động riêng cho hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non có hiệu quả. Những biện pháp nói trên đều có liên hệ hữu cơ, nếu trong quá trình chỉ đạo mà biết kết nối, phối hợp sẽ phát huy tác dụng lẫn nhau, sẽ đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả giáo dục trẻ.

Tóm lại, các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đã nêu trên tuy trình bày và phân tích riêng nhưng đều có mối liên kết

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí