Xây Dựng Chuẩn Đánh Giá Giờ Dạy Có Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học.


thức; có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT của từng giáo viên.

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT đối với từng tiết dạy của giáo viên. Với những giờ học có thể ứng dụng CNTT thì coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên trong các khâu của quá trình dạy học. Căn cứ vào đó, yêu cầu từng giáo viên trong tổ lập kế hoạch cá nhân, đăng ký các tiết giảng có ứng dụng CNTT. Tùy theo bộ môn mà đưa ra yêu cầu về tỉ lệ tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Hiệu trưởng chỉ đạo và định hướng dạy học E-Learning, đây là hình thức dạy học tiên tiến trong việc ứng dụng CNTT, là hướng tất yếu mà giáo dục phải đầu tư chuẩn bị. Việc chuẩn bị cho hướng đi này không chỉ ở hạ tầng Internet và trang thiết bị về CNTT, mà còn ở công nghệ dạy học và kiểm tra đánh giá. E-Learning không những đổi mới phương pháp dạy học mà còn thay đổi mô hình dạy học truyền thống.

Việc thực hiện E-Learning trong trường THCS phải bắt đầu từ giáo viên nòng cốt, đó là các giáo viên tin học. Yêu cầu giáo viên tin học phải là người tiên phong trong việc thực hiện E-Learning. Yêu cầu và tạo điều kiện để giáo viên tin học xây dựng một số bài giảng E-Learning mẫu trong chương trình giảng dạy của mình. Trong quá trình triển khai, hiệu trưởng cùng với tổ bộ môn tin học phải tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm, thống nhất cách thức xây dựng bài giảng E- Learning. Sau đó, sử dụng giáo viên nòng cốt để nhân rộng việc triển khai E- Learning trong toàn trường.

2. Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT theo hướng kết hợp kĩ năng sử dụng CNTT và vận dụng kiến thức, kĩ năng sư phạm. Trước hết, hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu xây dựng chuẩn đánh giá. Tiếp theo, ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận, bàn bạc thống nhất chuẩn đánh giá. Cuối cùng, hiệu trưởng ký ban hành và phổ biến chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT trong toàn trường.


3. Tổ chức hội giảng trong nhà trường theo định hướng “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học”:

Trong các đợt hội giảng, cần tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong từng môn học cụ thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Giáo viên đại diện tổ bộ môn đi tham dự có nhiệm vụ triển khai, phổ biến tất cả giáo viên còn lại trong trường. Do đặc thù của từng môn học, có những môn thuận lợi để ứng dụng CNTT, nhưng có những môn học rất khó khăn trong thực hiện ứng dụng CNTT, vì vậy hiệu trưởng trường THCS phải linh hoạt, tạo ra phong trào thi đua ứng dụng CNTT trong dạy học giữa các tổ bộ môn và giữa các giáo viên trong nhà trường. Đây là giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thi đua và học tập và chia sẽ kiến thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

4. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đổi mới kiểm tra, đánh giá và tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học đảm bảo chính xác, khách quan. Xây dựng hệ thống câu hỏi, ngân hàng đề thi trắc nghiệm, câu hỏi và bài tập ở dạng online. Nếu điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT nhà trường cho phép, giáo viên có thể cho học sinh làm bài trên máy tính, kết quả chấm bài sẽ được thực hiện bằng phần mềm máy tính; giáo viên giao các bài tập nhóm, ra các bài tập mà học sinh phải thực hiện trên máy tính; tổ chức việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua hình thức trực tuyến …

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 18

Sau mỗi học kỳ, phải tổ chức tổng kết việc thi và kiểm tra, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong việc ứng dụng CNTT. Phát huy những ưu điểm đạt được và điều chỉnh, khắc phục những hạn chế để ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá. Chú ý đảm bảo tính khách quan, công bằng và nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá; chú trọng việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh, xử lí nghiêm các trường hợp tiêu cực, chạy theo thành tích trong thi cử.


Việc quản lí kết quả học tập của học sinh đã được các phòng GD&ĐT đưa ra thành yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo khách quan, công bằng cho học sinh. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có những hạn chế, vì vậy các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được ứng dụng CNTT đảm bảo các yêu cầu theo quy định của quá trình dạy học.

5. Tổ chức thu thập thông tin phản hồi của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học được thể hiện qua các giờ dạy của giáo viên. Để có thể đánh giá chất lượng các giờ dạy một cách khách quan, giáo viên cần phải có thông tin từ nhiều đối tượng như ban giám hiệu, giáo viên (đồng nghiệp), học sinh, cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên thường xuyên thu thập thông tin từ các đối tượng này, nhất là đối với học sinh bởi vì học sinh là người tiếp thu, là sản phẩm của quá trình dạy học. Việc thu thập thông tin, thực hiện qua từng giờ dạy, từng tháng, từng học kỳ, từng năm học. Từ các thông tin phản hồi giáo viên điều chỉnh kịp thời những hạn chế, đồng thời phát huy những ưu điểm của bản thân để cải tiến chất lượng giờ dạy.

Công nghệ thông tin luôn luôn thay đổi theo hướng phát triển (cả phần cứng lẫn phần mềm) nên việc đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải luôn thu thập thông tin phản hồi, cập nhật thông tin để ngày càng cải tiến chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học.

6. Thực hiện thi đua khen thưởng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

Phải xây dựng chế độ ưu tiên cho các giáo viên tích cực, đạt thành tích cao trong giảng dạy có ứng dụng CNTT khi xét danh hiệu giáo viên giỏi, nâng lương sớm, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ... Trên cơ sở đóng góp ý kiến của giáo viên, nhà trường xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thi đua, các tiêu chí về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học. Hàng năm, cần tổ chức tốt các đợt hội thi, phát động thi đua mang nội dung ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học; chú ý đến


việc đánh giá thi đua sát với điều kiện thực tế của nhà trường đảm bảo lợi ích, đồng thời động viên, khích lệ về tinh thần, để vừa động viên khuyến khích cá nhân, tập thể có thành tích tốt.

Có chính sách hỗ trợ với giáo viên, học sinh trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học như: kinh phí mua tài liệu, bản quyền phần mềm, thời gian sử dụng thiết bị CNTT... Đồng thời có chế độ khuyến khích, đãi ngộ thích đáng cho cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu làm ra các sản phẩm CNTT phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường.

Bên cạnh việc khen thưởng kịp thời, thích đáng cho cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, phải quy định những trường hợp và hình thức kỷ luật. Chẳng hạn, giáo viên không thực hiện đủ số tiết dạy có ứng dụng CNTT, có nhiều tiết dạy không đạt yêu cầu ... Tùy theo mức độ vi phạm mà có hình thức kỷ luật như nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo, không xét các danh hiệu thi đua...

3.2.3.3. Điều ki n thực hi n

- Thống nhất thực hiện ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu của quá trình dạy học đặc biệt là các khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Chỉ đạo và định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT, đồng thời phải thường xuyên theo dòi tình hình giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong trường. Khi định hướng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc của quá trình dạy học.

- Xây dựng và ban hành các chuẩn đánh giá về giờ dạy có ứng dụng CNTT.

- Quy định tối thiểu số tiết dạy có ứng dụng CNTT trong từng học kỳ.

- Có đủ phòng máy tính kết nối Internet để giáo viên giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trực tiếp trên máy tính.


- Có kinh phí đảm bảo cho việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.2.4. Giải pháp 4: Đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị Công nghệ thông tin đạt chuẩn theo quy định để đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

3.2.4.1. M c tiêu của gi i pháp.

Để ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả thì CSVC và thiết bị phục vụ là yếu tố quyết định đầu tiền. Vì vậy phải đầu tư kinh phí mua sắm và bảo dưỡng cũng như sửa chữa máy móc và thiết bị CNTT, các sản phẩm phần mềm theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh truy cập Internet trong trường, thừa hưởng những tiện ích mà CNTT mang lại phục vụ cho hoạt động dạy học.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hi n.

Trước hết phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về CSVC liên quan đến CNTT để giáo viên ứng dụng CNTT được trong dạy học. Do CSVC, thiết bị CNTT và phần mềm là những điều kiện hỗ trợ thiết yếu vì vậy hiệu trưởng tập trung quản lí các nội dung sau:

- Đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực đầu tư về CNTT;

- Đầu tư, xây dựng hạ tầng, CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học;

- Xây dựng quy định, nội quy sử dụng phòng máy, phòng học, thiết bị CNTT;

- Xây dựng chế độ, quy định về bảo quản, bảo trì, bảo hành các thiết bị CNTT.

1. Đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực đầu tư về công nghệ thông tin.

Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành hoạt động thường xuyên, lâu dài ở trường THCS, hiệu trưởng phải có kế hoạch đầu tư CSVC, thiết bị CNTT. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, kế hoạch phải xây dựng theo từng giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong kế hoạch phải có phần dự kiến kinh phí cho đầu tư


CSVC, thiết bị CNTT đồng thời phải xác định rò nguồn kinh phí. Thực tế, kinh phí dành cho đầu tư thiết bị CNTT khá nhiều, trong khi đó kinh phí từ ngân sách nhà nước có hạn nên các nhà trường phải đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực đầu tư về CNTT, đặc biệt là nguồn kinh phí từ phụ huynh học sinh, từ các dự án tài trợ của các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ ... Thực tiễn đã chứng minh, nếu trường THCS nào tranh thủ được nhiều nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách nhà nước thì sẽ xây dựng được hạ tầng, CSVC, thiết bị CNTT đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

2. Đầu tư, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, mua sắm các phần mềm dạy học, bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, ... Đó là nhiệm vụ của mỗi nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy, coi đó là một trong những ưu tiên hàng đầu.

- Nhà trường phải trang bị đầy đủ cả phần cứng lẫn phần mềm về CNTT.

Về phần cứng: có hệ thống mạng máy tính có kết nối Internet; phòng máy tính, tài liệu phục vụ việc tập huấn, bồi dưỡng; các thiết bị về CNTT khác như máy chiếu đa năng (projector), máy quét ảnh (scanner), máy in, máy chụp hình, máy quay phim...

Ngoài ra, thư viện phải có sách, giáo án, tài liệu, tạp chí... về CNTT để phục vụ việc nghiên cứu, tham khảo của giáo viên.

Về phần mềm: có các phần mềm tin học cơ bản như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, office 365 Education … các phần mềm quản lí các hoạt động trong nhà trường, đáp ứng việc trang bị kiến thức cơ bản về tin học cho giáo viên.

Khai thác các trang web, sử dụng thư điện tử miễn phí phổ biến thông qua trang web của Google, Yahoo, Microsoft.


- Có đủ nguồn kinh phí khen thưởng cũng như để tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT, hỗ trợ tiền giáo viên giảng dạy, hỗ trợ cho giáo viên học tập, bảo hành, bảo trì các thiết bị CNTT...

- Website của nhà trường thường xuyên cập nhật các giáo án điện tử, bài giảng điện tử, đề thi … của giáo viên để đồng nghiệp tham khảo.

Căn cứ vào việc kiểm kê tài sản hàng năm, nhu cầu của các tổ chuyên môn và sự phát triển của nhà trường, hiệu trưởng lập kế hoạch đầu tư, xây dựng CSVC, trang thiết bị CNTT kịp thời để phục vụ cho trước mắt cũng như lâu dài. Việc lập kế hoạch phải thực hiện từng quý, từng học kỳ, từng năm học vì các sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm về CNTT luôn phát triển và thay đổi rất nhanh, tại thời điểm này chúng phục vụ tốt nhưng một thời gian sau có thể bị lạc hậu, lỗi thời và cần được thay thế bằng một sản phẩm mới ưu việt hơn. Trong kế hoạch cần thể hiện rò việc ưu tiên kinh phí cho vấn đề này.

Xây dựng và trang bị thiết bị CNTT đồng bộ cho phòng học phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT. Trong mỗi phòng cần trang bị máy tính, bảng tương tác thông minh, máy chiếu (projector), màn chiếu cố định, có hệ thống âm thanh, máy tính kết nối được Internet tốc độ cao để đáp ứng cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên. Với phòng học này, giáo viên dễ dàng trong việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT.

Xây dựng hạ tầng CNTT trong toàn trường. Hiện nay, hầu hết các trường THCS đều có phòng máy tính được kết nối Internet tốc độ cao. Nhưng chủ yếu chỉ sử dụng cho các giờ dạy của môn tin học. Các trường cần trang bị thêm ít nhất 1 phòng máy kết nối Internet, nhất là phòng đa phương tiện. Mỗi phòng máy nên trang bị một máy chiếu đa năng (projector) để giáo viên thực hiện giảng dạy với môi trường đa phương tiện, có điều kiện thuận lợi bố trí giảng dạy trực tiếp trên máy tính, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh bằng máy tính. Hiện nay, công nghệ mạng không dây (wireless) rất phổ biến vì thiết kế gọn gàng và dễ kết nối, hệ thống mạng của trường THCS nên triển khai theo hướng này.


Thường xuyên trang bị, cập nhật các phần mềm dạy học. Hiện nay, ưu điểm của các trường THCS là đều có sử dụng phần mềm dạy học trong hoạt động giảng dạy. Nhưng với sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình dạy học nên luôn phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật phần mềm dạy học. Vì vậy cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tự cập nhật phần mềm, tự viết phần mềm, trang bị các phần mềm theo đề nghị của đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn, giáo viên sưu tầm và sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn miễn phí trên Internet phục vụ cho công việc của mình.

Tăng cường đầu tư cho thư viện của nhà trường bằng việc trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu, tạp chí, ... về CNTT cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu. Nếu có điều kiện, thư viện cần được đầu tư theo hướng của thư viện điện tử phục vụ việc tham khảo, tự nghiên cứu, tự học bằng hình thức trực tuyến trên mạng của giáo viên và học sinh. Thư viện cũng là nơi tập hợp các đề tài nghiên cứu, sản phẩm về CNTT của cán bộ, giáo viên như sáng kiến kinh nghiệm, giáo án điện tử, giáo án điện tử ...

Xây dựng chính sách, tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ giáo viên tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm ra các sản phẩm CNTT. Hiệu trưởng có thể tạm ứng kinh phí cho giáo viên để trang bị máy tính, hỗ trợ kinh phí làm sản phẩm CNTT. Với các sản phẩm CNTT có kết quả tốt nhà trường sẽ mua lại và áp dụng trong nhà trường. Các trường cần đưa các sản phẩm này lên website riêng của trường để phổ biến giáo viên tham khảo, trao đổi và học hỏi.

3. Xây dựng quy định, nội quy sử dụng phòng máy tính, thiết bị công nghệ thông tin.

CSVC, thiết bị CNTT chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng và bảo quản một cách hiệu quả. Trong việc ứng dụng CNTT, giáo viên chính là người phải biết lựa chọn, sử dụng thiết bị phù hợp, linh hoạt và sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022