Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng thông tin trong các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 39

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, giáo viên về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học 40

Bảng 2.3. Tự đánh giá của giáo viên về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.. 42 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của

giáo viên 43

Bảng 2.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên 44

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học 46

Bảng 2.7 Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 48

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 51

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên 54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh 57

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 60

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 2

Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 62

Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 65

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp đề xuất 90

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những bước đi bắt buộc nhằm thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hiện nay. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, tri thức mà mỗi người có được trong khoảng thời gian học tập ở các nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà trường hiện nay là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Để làm được điều này, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những bước đi quan trọng và cần thiết.

Đặc biệt, trong quyết định 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học từng môn tại các trường nói chung và trường tiêu học nói riêng là một hướng đi vô cùng cần thiết. Trong đó, thay vì tích hợp hết vào môn tin học, giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT. Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2014 đã xác định: “Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ sở kĩ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Như vậy, Đảng và Chính phủ ta đã xác định rất rõ: Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngành giáo dục và đào tạo cần phải xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Theo quan điểm chỉ đạo trên thì Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNTT có tầm vóc to lớn, quyết định sự thay đổi cả về chất và lượng của giáo dục nước nhà.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách là một trong số những lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiến thức và kỹ năng về CNTT (cùng với khả năng biết đọc, biết viết, biết tính toán) như là những thành tố cơ bản của giáo dục. Vì

vậy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ dừng lại ở mức độ xem CNTT như một công cụ hỗ trợ một quá trình cụ thể (dạy học hay quản lý) mà CNTT phải được tích hợp xuyên suốt mọi thành tố của hệ thống giáo dục: từ chiến lược, chính sách, kế hoạch cho đến việc triển khai trong từng hoạt động cụ thể trên lớp đến việc đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) các cấp.

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đã trở thành khá phổ biến trong quản lý và giảng dạy ở các trường phổ thông, bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt. CNTT với ưu thế đặc biệt làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ứng dụng CNTT giúp công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT đã và đang làm thay đổi phương pháp học, cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực nhanh nhạy hơn. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đã trở thành hiện thực. Việc thường xuyên sử dụng CNTT sẽ trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Việc truy cập Internet cũng tạo cho CBQL, giáo viên (GV) niềm say mê, hứng thú trong công việc, học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, việc ứng dụng CNTT còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tại các trường đạt chuẩn quốc gia tại huyện Điện Biên Đông mặc dù đã được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, trang thiết bị dạy học nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn về CNTT còn thiếu, tay nghề còn hạn chế. Vẫn còn một bộ phận cán bộ giáo viên lâu năm ít tiếp cận với công nghệ thông tin ngại đổi mới, tìm tòi sáng tạo nên việc tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ dạy dọc, khai thác thông tin trên hệ thống mạng còn hạn chế do đó chất lượng giáo dục chưa được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp bách không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở các trường tiểu học. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên định hướng cho các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công hơn.

Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu. Tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gợi ý những giải pháp ý nghĩa và thiết thực nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại địa phương.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở các trường tiểu học nói chung, đặc biệt là các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên bao gồm 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại 7 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, gồm: trường Tiểu học Thị trấn Điện Biên Đông, trường Tiểu học Nậm Ngám, trường Tiểu học Nong U, trường PTDTBT Tiểu học Na Phát, trường PTDTBT Tiểu học Keo Lôm, trường PTDTBT Tiểu học Suối Lư, trường PTDTBT Tiểu học Luân Giói.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa, các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, quản lý giáo dục, CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học; Chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên về việc quản lý ứng dụng CNTT nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận văn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên để có cái nhìn chung nhất (thuận lợi và khó khăn về hiện trạng tại địa bàn nghiên cứu), từ đó đưa kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

7.2.2. Nhóm phương pháp điều tra

Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập ý kiến về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Các phiếu điều tra, phiếu hỏi dành cho cán bộ phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Điện Biên Đông,

tỉnh Điện Biên về thực trạng công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học và cả về các giải pháp được đề xuất.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập thông tin, cách đánh giá đa chiều từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu có được từ phương pháp điều tra.

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp và bằng phiếu đối với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học cũng như đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp được thực hiện nhằm tham khảo ý kiến của chuyên gia về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhằm nắm bắt thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học

Kết quả điều tra và số liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê nhằm tính Giá trị trung bình, giá trị phần trăm.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Tại một số nước phát triển trên thế giới, người ta đã sớm chú trọng tới việc ứng dụng CNTT bằng việc xây dựng những chương trình quốc gia về CNTT nhằm ứng dụng nó vào mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo. Những thành tựu phát triển kinh tế đạt được hiện nay có phần đóng góp hết sức to lớn của chương trình quốc gia này. Có thể thấy ở một số quốc gia điển hình như sau:

- Tại Mỹ và các nước châu Âu, những nghiên cứu quản lí ứng dụng CNTT trong giáo dục không còn là vấn đề mới mẻ. Chính vì vậy, ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục đã được sự ủng hộ của Chính phủ thông qua các chính sách trợ giúp ngay từ cuối những thập niên 90 của thế kỷ XX.

Eamon Stack Chief Inspector cho rằng: Công nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại những thay đổi sâu sắc cho hầu hết các khía cạnh của cuộc sống con người trong những năm gần đây. Những người trẻ tuổi sẽ sống cuộc sống đầy đủ trong một thế giới được biến đổi bởi CNTT, họ cần có cơ hội tiếp thu và phát triển và được đào tạo về kỹ năng CNTT từ khi còn nhỏ. Từ cuối những năm 1990, CNTT cần được đầu tư đáng kể trong trường học, và trong đào tạo cho giáo viên và các chuyên gia khác. Tác giả cho rằng, cho đến nay, không có nhiều nghiên cứu quốc gia đã được công bố về tác động của các công nghệ mới đối với dạy và học. Công trình của tác giả Eamon Stack Chief Inspector xem xét mức độ mà CNTT-TT đã được sử dụng trong các trường học ở cả cấp tiểu học và sau tiểu học và quan trọng hơn là đánh giá tác động của CNTT đối với việc dạy và học, bao gồm cả cách thức sử dụng CNTT hỗ trợ việc học tập của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Đánh giá cho thấy rằng trong khi đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc triển khai CNTT trong trường học, những thách thức đáng kể vẫn còn. Báo cáo trình bày những phát hiện và khuyến nghị sẽ là của quan tâm đến giáo viên, hiệu trưởng, dịch vụ hỗ trợ trường học, nhà phát triển chương trình giảng dạy và các nhà hoạch định chính sách để thế hệ trẻ có

các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để hưởng lợi từ các cơ hội do điều này mang lại công nghệ mạnh mẽ trong những năm tới [11].

- Tại Hàn Quốc: Xác định mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa là xây dựng một xã hội thông tin phát triển vào năm 2000.

- Tại Singapore: Năm 1981, Chính phủ Singapore thông qua đạo luật về tin học quốc gia, quy định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và hoạt động của Chính phủ; Hai là, phối hợp giáo dục và đào tạo tin học; Ba là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapo. Một ủy ban máy tính quốc gia được thành lập để quản lí công tác đó.

- Tại Australia: Khi nghiên cứu vấn đề thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, Giáo sư David Mousund, bộ phận quản lí và chính sách Trường Đại học Oregon Australia đã đưa ra các luận điểm:

+ Lĩnh vực ICT (Information Communication Technology) đang thay đổi nhanh chóng đến mức nó vượt quá khả năng cập nhật của đa số các nhà lãnh đạo khiến họ lo ngại.

+ Những tư tưởng chủ đạo cơ bản về sử dụng ICT trong giáo dục tuy đã thay đổi nhưng thay đổi rất chậm.

Trong luận điểm của mình, Giáo sư David Mousund, bộ phận quản lí và chính sách Trường Đại học Oregon Australia đã chỉ ra vấn đề là cần phải thay đổi tư tưởng của nhà quản lí. Ông chỉ ra mâu thuẫn giữa ICT và tư tưởng của nhà quản lí.

Janelle Cox, Benefits of Technology in the Classroom, cho rằng: đi qua thế kỷ 21, công nghệ trong lớp học ngày càng chiếm ưu thế. Máy tính bảng đang thay thế sách giáo khoa của và con người có thể nghiên cứu bất cứ thứ gì họ muốn trên điện thoại thông minh của mình. Phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên phổ biến và cách con người sử dụng công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách sống hoặc sống [21].

Các nhà giáo dục cũng đã thấy tận mắt những lợi ích của công nghệ trong lớp học. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại CNTT CompTIA vừa công bố trong tháng này, khoảng 75 phần trăm các nhà giáo dục nghĩ rằng công nghệ có tác động tích cực trong quá trình giáo dục. Tác động mà công nghệ đã có đối với các trường học ngày nay là khá quan trọng. Việc áp dụng rộng rãi công nghệ này đã thay

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí