Dự Báo Và Định Hướng Phát Triển Cho Ngành Vận Tải Hàng Không Việt Nam Tới Năm 2015:


nghiệp và du lịch được triển khai tại các tỉnh lân cận với Đà Nẵng thì tuyến bay này càng trở nên quan trọng hơn.

- Một số tuyến bay khác: Các tuyến bay thẳng được mở từ Hà nội hoặc Tp. Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh, có thể kể tới như: Hà Nội – Nghệ An (sân bay Vinh), Hà Nội – Huế (sân bay Phú Bài)…các tuyến bay này ngoài phục vụ nhu cầu đi lại vì công việc thì chủ yếu là phục vụ du lịch. Lượng khách đi không ổn định nên VNA đã phải cắt giảm tần suất bay, tuy nhiên một số chuyến tới các vùng miền núi phía Bắc mặc dù không hiệu quả nhưng vì mục đích xây dựng phát triển kinh tế giao lưu văn hóa nên vẫn được duy trì.

Thị trường nội địa VN hiện này đã phát triển lên tới 6 hãng hàng không đó là Hãng hàng không quốc gia VN (Vietnam Airlines) chiếm 70% thị phần giữ vị trí chủ đạo, Jetstar Pacific (được đổi tên từ hãng HK Pacific Airlines khi bán 30% cổ phần cho Quantas của Australia), VietJetair (và sau này sẽ là VietJet AirAsia khi thương vụ mua 30%cổ phần của hãng HK tư nhân này bởi AirAsia được hoàn tất), Indochina Airlines, Mekong Airlines, VASCO. Nhìn chung, thực tế chỉ có sự cạnh tranh được diễn ra giữa hai hãng là VNA và Jetstar Pacific, và cũng chỉ trên một số tuyến quan trọng. Các hãng tư nhân còn lại hoạt động khá cầm chừng do chưa đủ điều kiện tài chính để cất cánh hay hoặc đang gặp khó khăn để duy trì hoạt động. Jetstar Pacific nhờ tận dụng được kinh nghiệm điều hành quản lý của Quantas đã vươn lên trở thành một đối thủ đáng gờm của VNA trên tuyến nội địa, hoạt động theo mô hình hãng hàng không giá rẻ chỉ từ một công ty nhỏ bé với đội bay hạn chế, cho tới nay năng lực vận chuyển đã tăng gấp đôi lên 1,9 triệu lượt khách. Mạng đường bay được mở rộng với giá vé luôn được định thấp hơn so với VNA đem lại nhiều sự chọn lựa cho khách hàng.

Tình hình vận chuyển nội địa trong năm 2009 của VN thực sự có nhiều khởi sắc, đây là năm thành công của VN trong việc thực hiện kế hoạch khai thác và bán trên các đường bay nội địa. Tính tới hết tháng 9/2009, VNA đã vận chuyển hơn 4,4 triệu lượt khách nội địa tăng 12% so với 2008, cả năm 2009 VNA sẽ vận chuyển được 5,9 triệu lượt khách tăng 13% so với 2008. Về doanh số bán, năm 2009 doanh


số bán nội địa của 3 văn phòng khu vực của VNA ước đạt 6,985 tỷ đồng tăng 16% so với 2008 và vượt 3% so với kế hoạch. Thị trường nội địa VN đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với việc Jestar Pacific tăng tải mạnh vào đường bay trục từ 6 chuyến trong năm 2008 lên 10 chuyến trong năm 2009, trong khi đó hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines ráo riết triển khai các hoạt động nhắm vào đối tượng khách hàng truyền thống của VN. Trong quý II và III/2009 khi thị trường nội địa đã có dấu hiệu hồi phục nhờ các gói kích cầu của Chính phủ, nền kinh tế đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, thì tình hình cạnh tranh vẫn không hề suy giảm, Jestar Pacific tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá và luôn định giá thấp hơn VNA khoảng 300.000VND một chặng, đây là lợi thế của hãng hàng không giá rẻ này khi khách hàng Việt nam rất nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, VNA vẫn rất tự tin thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra “ Đứng vững để phát triển”, nhờ đó mà trong năm 2009 trong khi các hãng hàng không lớn thua lỗ thì VNA đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh có lãi, ổn định đời sống cho người lao động, tiếp tục phát triển đội máy bay và mở rộng mạng đường bay. Một loạt các tuyến nội địa mới đã được bổ sung như Hà Nội – Cần Thơ (1/2009), Hà Nội – Quy Nhơn (1/2009), Tp Hồ Chí Minh – Đồng Hới (7/2009), mở thêm 3 đường bay khác trong tháng 10/2009 là Hà Nội – Fukuoka, Hà Nội – Tuy Hòa và Hà Nội – Pleiku phục vụ nhu cầu vận chuyển giă tăng của hàng khách.

b) Vận tải hàng không quốc tế:


Mạng đường bay quốc tế của VN không ngừng mở rộng, chỉ từ những một số đường bay ban đầu đi các nước trong khu vực, giai đoạn từ 1956 tới 1975 mới chỉ có một đường bay quốc tế tới Bắc Kinh (Trung Quốc) thì tới năm 1976 mở đường bay tới Viên Chăn (Lào), sau đó tới Băng Cốc (Thái Lan) năm 1978, năm 1979 đến Phnom-penh (Campuchia), tiếp đó là Singapore, Manila (Philipines), Kuala Lumpur (Malaysia) và Hồng Kông. Cho tới nay VNA đã mở rộng mạng đường bay từ Hà nội và Tp Hồ Chí Minh tới 44 quốc gia trên thế giới ở khắp các Châu lục phục vụ nhu cầu đi lại chuyên chở của hành khách. Có thể chia ra những khu vực sau:


- Khu vực Đông Bắc Á: Quảng Châu, Kôn Ming, Pusan, Hồng Kông, Đài Bắc, Taichung, Kaohsiung, Fukuoka, Osaka, Nagoya, Tokyo, Miyazaki, Seoul, Bắc Kinh, Sapporo

- Khu vực Đông Nam Á: Luang prabang, Viên chăn, Băng cốc, Siemriep, Phnompenh, Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta, Manila.

- Khu vực Thái Bình Dương: Sydney, Melbourne; các thành phố của Hoa Kỳ như San Francisco, Los Angeles, Oklahoma, Dallas, Fort Worth, Houston, Miami, Atlanta, Washington, Denver, New York, Chicago, Boston

- Khu vực Châu Âu: Paris, Frankfurt, Moscow


Để phục vụ việc mở rộng đường bay, trong những năm qua, Việt nam đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng về hàng không tạo cơ sở pháp lý cũng như giúp ngành hàng không non trẻ hội nhập sâu hơn vào thị trường vận tải hàng không quốc tế và tham gia nhiều tổ chức, liên minh về hàng không. Một trong những hiệp định được ký kết là hiệp định song phương với Mỹ, được ký kết vào 5/12/2003, đây được coi là cơ sở pháp lý để thiết lập đường bay thẳng giữa hai nước, quy định một số vấn đề về miễn thuế, hải quan, giá vé và lệ phí. Sắp tới đây, hiệp định này sẽ được ký kết lại với nhiều sự thay đổi và có hiệu lực tới ngày 31/3/2012. Theo đó, sẽ dỡ bỏ rào cản về vận tải hàng hóa giữa hai quốc gia, đối với vận tải hành khách mỗi bên có quyền chỉ định 3 hãng khai thác tạo điều kiện cho các bên khai thác tối đa đường bay.

VNA còn tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và thế giới để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm đến khác nhau trên thế giới.

Các đối tác hợp tác chuyến bay (code-share) của VNA:


- American Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita - Chicago, Narita - Dallas Fort Worth, Narita - New York, Paris - Dallas Fort Worth, Paris

- Chicago, Paris - Boston, Paris - Miami, Paris - New York, Frankfurt - Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort


Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth - Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort Worth - Denver, Dallas Fort Worth - Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta.

- Korean Air: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap

- China Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles, Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei.

- Cathay Pacific: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Hong Kong, Hà Nội - Hong Kong.

- Qantas Airways: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne.

- China Southern Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Canton, Hà Nội – Canton

- Philippines Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Manila.

- Garuda Indonesia: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Singapore, Singapore – Jakarta

- Lao Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Vientiane, Hà Nội – Luang Prabang

- Vasco: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Chu Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Tp. Hồ Chí Minh - Ca Mau

- Cambodia Angkor Air: Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, Phnôm Pênh - Siêm Riệp

- Japan Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà Nội

- Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda, Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya, Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh - Fukuoka.


Nguồn: Vietnamairlines


Mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ và tác động từ môi trường kinh doanh VTHK thế giới không thuận lợi, song thị trường VTHK quốc tế của VNA đã đạt được mức tăng trưởng ổn định nhờ áp dụng những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động như quảng bá hình ảnh, khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ. VNA đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức bán hàng để phục vụ tốt nhất và khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng. Đội ngũ bán hàng được tổ chức chuyên môn hóa theo hai kênh chính là hệ thống đại lý và các khách hàng lớn. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với các hãng lữ hành như Saigon Tourist, Vietravel để phát động thị trường khách du lịch VN đi du lịch tại các địa điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc. VNA còn đưa ra nhiều chính sách tiếp thị nổi bật đặc biệt chương trình khuyến mãi nhân hội chợ Du lịch Quốc tế (ITE) vào tháng 10/2009 đã gây bất ngờ cho các đối thủ và thu hút một lượng lớn khách trên các đường bay Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Kết quả đạt được, tổng lượng khách quốc tế năm 2009 đạt 276 000 khách bằng 109% so với 2008 và 103% so với kế hoạch, doanh thu đạt 96 861 000USD bằng 103% kế hoạch.

Tiềm năng thị trường VTHK quốc tế của VN là rất lớn, nhà nước ta có nhiều chính sách đầu tư xúc tiến du lịch, các tuần lễ văn hóa được tổ chức ở nước ngoài gây được nhiều sự chú ý khi giới thiệu được những nét đẹp truyền thống cũng như những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Nền kinh tế VN đang trên đà phát triển với tỷ lệ tăng GDP luôn ở mức cao đã thúc đẩy làn sóng đầu tư từ nước ngoài, tạo điều kiện gia tăng nhu cầu đi lại vận chuyển quốc tế. Những chính sách khuyến khích kiều bào về nước làm ăn sinh sống cũng phần nào phát huy tác dụng làm tăng vận tải nội địa cũng như quốc tế, đặc biệt trong những dịp cuối năm, lượng kiều bào về nước tăng đột biến lên tới 450.000 tới 500.000 lượt người.


3.1.1.2. Vận tải hàng hóa:


Thống kê vận chuyển hàng hóa bằng vận tải hàng không


Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Khối lượng hàng hóa (nghìn

tấn)

32,0

47,7

50,1

64,6

42,5

45,2

66,8

72,0

89,7

98,2

111,0

120,8

129,6

129,7

Chỉ số phát triển

(%)

152,4

149,1

105

128,9

65,8

106,4

147,8

107,8

124,6

109,5

113

108,8

107,3

100,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 8

Nguồn Tổng cục thống kê


Do đặc thù của ngành vận tải hàng không nên hàng hóa phải có tính chất phù hợp để chuyên chở bằng đường hàng không, các mặt hàng được vận chuyển chủ yếu gồm có:

- Thư từ bưu phẩm: Chiếm khoảng 6 %, hàng hóa này có khối lượng không lớn trong khi đòi hỏi nhanh về mặt thời gian, độ chính xác và an toàn cao

- Hàng chuyển phát nhanh: Chiếm 14%


- Hàng hóa: đây là loại mặt hàng chủ yếu chiếm 80% gồm hàng mau hỏng như hoa quả thực phẩm và hàng giá trị cao như kim loại vàng, bạch kim, tiền….


- Hàng phục vụ cứu trợ hoặc nhu cầu cấp bách như thuốc men, phụ tùng máy móc….cho những khu vực xa xôi mà các phương tiện chuyên chở khác không thể tiếp cận được.

- Hàng nhạy cảm với thị trường như hàng bán theo mùa vụ, hàng dễ lỗi mốt như sách báo tạp chí

- Động vật sống: đối với loại hàng này cần có sự kiểm dịch khắt khe và vận chuyển nhanh chóng để không ảnh hưởng tới chất lượng.

- Hành lý của hành khách: Thường bị giới hạn về khối lượng để đảm bảo khả năng chuyên chở, hạng ghế và cũng tùy đường bay vì sự an toàn cho chuyến bay. Loại hàng này nếu trong giới hạn khối lượng cho phép thì không phải chịu cước riêng biệt.

Tổng khối lượng hàng hóa và bưu kiện vận chuyển được trong năm 2009 đạt

131.221 tấn tăng 2,3 % so với năm 2008 trong đó hàng hóa nội địa đạt 87.061 tấn tăng 12,8% so với năm 2008. Lượng hàng hóa được chuyển chở qua các năm tăng đều đặn nhờ áp dụng máy móc trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng lực chuyên chở, chỉ trong giai đoạn từ 1995 – 2009, khối lượng hàng hóa đã tăng lên hơn 4 lần từ 32.000 tấn khiêm tốn của năm 1995. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, lưu thông hàng hóa giữa các vùng. Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không nước ngoài song vận chuyển hàng hóa của VNA luôn có sự tăng trưởng ổn định chiếm thị phần riêng trên thị trường, mặc dù đây không phải là thế mạnh của hãng. Có nhiều yếu tố tác động tới lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường hàng không, một trong những yếu tố chính đó là tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP, sau khi luôn đạt mức cao nhiều năm liên tiếp thì GDP của VN năm 2008 tụt xuống 6,23%, năm 2009 là 5,32 %, theo dự đoán của BMI năm 2010 sẽ khoảng 4,4%. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong năm 2008 là 62,69 tỷ USD tăng 29,1 so với năm trước trong khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là 80,7 tỷ USD tăng 28,6 so với năm trước. Đây là hệ quả cuộc việc suy giảm thương mại toàn cầu, những thị trường xuất khẩu chính của VN như Mỹ hay Nhật Bản cũng


đang rơi vào khủng hoảng gây bất lợi cho ngành VTHK. Theo dự báo trong năm 2010, khi nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu khả quan, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế được cải thiện, ngành VTHK hàng hóa sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của VN.

3.1.2. Dự báo và định hướng phát triển cho ngành vận tải hàng không Việt Nam tới năm 2015:

3.1.2.1. Định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hàng không Việt nam:

Ngày 13/12/2007, Phó thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tổng công ty hàng không VN (VNA) trong giai đoạn 2007- 2010 và định hướng phát triển tới năm 2015 và 2020. Theo đó, các công ty thuộc Tổng công ty này sẽ thực hiện cổ phần hóa, bên cạnh đó dưới sự chủ trì của Bộ Giao thông Vận tải phối hợp các cơ quan liên quan và VNA chủ trương thành lập Tập đoàn kinh tế lấy kinh doanh hàng không là cơ bản, ngoài ra sẽ đa dạng hóa ngành nghề đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Bốn doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa của Tổng công ty sẽ là: Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không, Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng, Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất. Thành lập Công ty cổ phần Tin học – Viễn thông hàng không trên cơ sở tổ chức lại hạ tầng công nghệ thông tin hiện có với sự tham gia của các đối tác có năng lực về tài chính và công nghệ thông tin nhằm đảm bảo công tác an toàn và an ninh hàng không, đây là mục tiêu luôn được chú trong hướng tới trong tất cả các chuyến bay. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp nhạy bén và chủ động trong hoạt động kinh doanh tuy nhiên nhà nước vẫn nắn tỷ lệ cổ phần nhất định theo quyết định số 38/2007/QD-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính Phủ nhằm giữ thế chủ đạo để hướng tới phục vụ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

a) Quan điểm phát triển:

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí