trong học chế tín chỉ. Đảm bảo cho mỗi cán bộ, chuyên viên có được hiểu biết và nhận thức sâu sắc về những nội dung này.
Khảo sát mô hình, đánh giá đầy đủ và chính xác năng lực hiện có để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo cho hoạt động tự học đạt được hiệu quả: Thực hiện nội dung này, đòi hỏi Nhà trường phải tiến hành hàng loạt công việc như: lựa chọn, xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ; tiến hành khảo sát, tham quan thực tế; rà soát, đánh giá các nguồn lực vật chất hiện có (kể cả nguồn lực
con người), điều chỉnh, bù đắp những vấn đề, nội dung chưa đáp ứng
được yêu cầu đảm bảo cho nhiệm vụ quản lý, điều phối xử lý các tình huống phát sinh phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên; xây dựng, ban hành các quy định liên quan đến từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể; bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ; xác định nội dung cụ thể của từng công việc, nhóm công việc, phân công công việc,
xây dựng cơ
chế
hoạt động và phối hợp hoạt động trong công tác đến
từng cán bộ, chuyên viên.
Ban hành các văn bản quản lý, điều hành tương thích với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên: Bên cạnh việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân công hợp lý trong nội bộ phòng Đào tạo và các bộ phận phục vụ, vấn đề tiếp theo
cần phải được thực hiện việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn
bản quản lý điều hành. Các quy định về trách nhiệm và quyền hạn các
cấp trong quản lý đào tạo, quy chế học vụ, quy chế giảng dạy, quy định công tác sinh viên và cố vấn học tập. Đó là những điều kiện cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Cũng với tư cách là người phục vụ cho hoạt động tự học
của sinh viên, Nhà trường còn cần xây dựng văn bản quy định và hướng hướng dẫn giảng viên cập nhật nội dung môn học, đảm bảo thống nhất
nội dung, định hướng cho sinh viên tự học; tăng cường hướng dẫn và
đánh giá quá trình học tập, đặc biệt là nhiệm vụ tự học; tập trung xây
dựng bộ học liệu môn học với các hoạt động chính như rà soát học liệu của môn học được ghi trong đề cương môn học, tập trung xây dựng bộ học liệu của môn học kèm danh mục địa chỉ khai thác học liệu, số hoá các học liệu,… triển khai tốt việc hướng dẫn sinh viên tiếp cận nguồn học liệu điện tử. Công tác kiểm tra, thanh tra cần phải được tăng cường để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong thực tiễn tổ chức hoạt động.
Có thể nói, hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan phục vụ cho mục tiêu nâng cao hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ là biện pháp giữ vai trò then chốt, đảm bảo cho quá trình quản lý, phục vụ được tiến hành đồng bộ, đúng trật tự xác định, dựa
trên các quy phạm đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, nhịp nhàng
thuận lợi trong phối hợp, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên nhưng cũng đồng thời đảm bảo thực hiện các quy tắc, các chuẩn mực quản lý.
3.4. Thăm dò sự nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Nhận thức sâu sắc về các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt
động tự
học và sự
cần thiết về
tính đồng bộ
của các biện pháp đã đề
xuất, để có thể có được thành công như mong muốn, chúng ta không thể tiến hành bằng bất cứ biện pháp đơn độc nào. Đây là vấn đề có liên quan nhiều mặt từ ý thức của sinh viên, phương pháp dạy học của giảng viên,
đến môi trường giáo dục trong nhà trường, cơ sở vật chất. Muốn có kết quả, nhất thiết phải có một biện pháp tổng hợp và đồng bộ. Do không có đủ điều kiện về thời gian để tiến hành thực nghiệm sự hợp lý và tính khả thi của các nhóm biện pháp, tác giả đã tiến hành kiểm chứng thông qua phương pháp trưng cầu ý kiến 200 sinh viên năm thứ II, III, IV Khoa Sư phạm và 40/40 phiếu của giảng viên và cán bộ quản lý của Trường.
Tác giả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp mà tác giả đã đề xuất để quản lý hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Đối với mỗi biện pháp, tác giả xin ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo những cấp độ khác nhau, kết quả cụ thể:
Bảng 3.l. Tổng hợp tính cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên
Nhóm biện pháp | Mức độ cần thiết (%) | |||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | ||
1 | Biện pháp 1: Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học cho sinh viên | 77,5 | 22,5 | 0 |
2 | Biện pháp 2. Tăng cường giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học bám sát vào sự đổi mới quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ | 70,0 | 30,0 | 0 |
3 | Biện pháp 3: Tổ chức cho giảng viên có điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ và hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học theo học chế tín chỉ | 82,5 | 17,5 | 0 |
4 | Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa, phòng ban chức năng, Thư viện trong Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học | 47,5 | 52,5 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 1. Giáo Dục Động Cơ, Thái Độ Học Tập Đúng Đắn Và Ý Chí Tự Học Cho Sinh Viên
- Biện Pháp 3. Tổ Chức Cho Giảng Viên Có Điều Kiện Thuận Lợi Thực Hiện Hoạt Động Giảng Dạy Theo Học Chế Tín Chỉ Và Hướng Dẫn Có Hiệu Quả Cho
- Biện Pháp 5. Kịp Thời Kiểm Tra, Đánh Giá Thúc Đẩy Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Để Thực Hiện Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Tài Liệu Giới Thiệu Hệ Thống Tín Chỉ, Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Đại Học Và Cao Đẳng.
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 16
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ | ||||
5 | Biện pháp 5: Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ | 75,0 | 25,0 | 0 |
6 | Biện pháp 6. Hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan hướng vào việc nâng cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ | 87,5 | 12,5 | 0 |
Về mức độ cần thiết: có đến 87,5% người được hỏi cho rằng biện pháp về việc hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan phục vụ cho mục tiêu nâng cao hoạt động tự học của sinh viên theo
học chế
tín chỉ
là rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng các biện
pháp đã nêu là không cần thiết. Về tăng cường sự phối hợp giữa các
Khoa, phòng ban chức năng, Thư viện trong Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ có đến 47,5% cho là rất cần thiết và 52,5% ý kiến cho rằng là cần thiết.
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả hoạt động tự học của sinh viên
thi của các biện pháp quản lý
Nhóm biện pháp | Tính khả thi (%) | |||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | ||
1 | Biện pháp 1: Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học cho sinh viên | 37,5 | 55,0 | 7,5 |
2 | Biện pháp 2. Tăng cường giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học bám sát vào sự đổi mới quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ | 25,0 | 70,0 | 5,0 |
3 | Biện pháp 3: Tổ chức cho giảng viên có điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ và hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học theo học chế tín chỉ | 32,5 | 60,0 | 7,5 |
4 | Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa, phòng ban chức năng, Thư viện trong Nhà trường hỗ trợ | 62,5 | 37,5 | 0 |
cơ sở vật chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ | ||||
5 | Biện pháp 5: Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ | 55,0 | 45,0 | 0 |
6 | Biện pháp 6. Hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan hướng vào việc nâng cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ | 65 | 35 | 0 |
Về mức độ khả thi: Kết quả trên cho thấy hầu hết đều cho rằng 6 biện pháp mà chúng tôi đưa ra là có tính khả thi, nhưng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến chưa tin tưởng rằng vấn đề này sẽ ít khả thi được như 7,5% ở biện pháp 1, 3 và 5% ở biện pháp 2.
Qua khảo sát về
mức độ
cần thiết và tính khả
thi của các biện
pháp, mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng đại đa số người được
khảo sát cho rằng nhóm các biện pháp được nêu trong đề tài là cần thiết và khả thi (Phụ lục – Bảng so sánh 3.3, tr.110).
3.5. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách
thể
quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nó là một hệ
thống các
biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý.
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ cũng là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện biện pháp quản lý này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp quản lý khác. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ theo từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà thực hiện các biện pháp hoặc lựa chọn
kết hợp các biện pháp cho phù hợp. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong đề tài cần được tiến hành đồng bộ. Nếu chỉ thực hiện đơn lẻ một biện pháp sẽ không mang tới hiệu quả như nhà quản lý mong muốn.
Biện pháp (4) tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa, phòng ban
chức năng, Thư viện trong Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ và biện pháp (5) kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học
của sinh viên để
thực hiện đào tạo theo học chế
tín chỉ có ý nghĩa then
chốt đến thành công của công tác quản lý, trong đó, biện pháp (6) hoàn
thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan hướng vào
việc nâng cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ là biện pháp làm cơ sở để thực hiện các biện pháp khác. Tuy nhiên, để biện pháp này phát huy tác dụng cần phải có sự hỗ trợ của các biện pháp khác và ngược lại.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ những nội dung đã đề cập ở các chương trên, luận văn đã hoàn
thành được mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu. Tác giả
luận văn rút ra
một số kết luận và khuyến nghị như sau:
1. Kết luận
Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến
vấn đề
quản lý hoạt động tự
học của sinh viên ở
Trường Đại học An
Giang. Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định việc nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường là một vấn đề cần thiết và cấp bách, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề tài đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề hoạt động tự học nhằm làm rõ sự tác động của quản lý đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của Trường.
Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Trường Đại học An Giang hiện nay, từ mục tiêu, cấp độ và cơ chế quản lý hoạt động tự học. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra 6 biện pháp mang tính khả thi nhằm quản lý hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, các biện pháp đó là:
Biện pháp 1. Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học cho sinh viên.
Biện pháp 2. Tăng cường giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học bám sát vào sự đổi mới quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Biện pháp 3. Tổ chức cho giảng viên có điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ và hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học theo học chế tín chỉ.
Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa, phòng ban
chức năng, Thư viện trong Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học đáp ứng đào tạo theo học chế tín chỉ.
Biện pháp 5. Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
Biện pháp 6. Hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan hướng vào việc nâng cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ.
Theo tác giả, các biện pháp trên cần phải được thực hiện đồng bộ,
thống nhất với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp
khác. Do đó, khi thực hiện cần phải thực hiện đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả quản lý.
2. Khuyến nghị
Với mong muốn các biện pháp đề xuất nhanh chóng được áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tạo điều kiện cho các trường triển khai áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ được thuận lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho
phép các cơ sở
đào tạo tăng cường tính tự
chủ
và tự
chịu trách nhiệm
trong các công tác về tài chính, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Tạo điều kiện cho các trường đại học được tự chủ trong các hoạt
động tác nghiệp. Tuy nhiên, về
phía Bộ
Giáo dục và Đào tạo cần phải
tăng cường trách nhiệm "thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục" như Luật Giáo dục 2005 quy định.
Tạo điều kiện cho các trường được chủ động trong công tác
tuyển sinh. Cần có những văn bản pháp quy, các hướng dẫn về tổ chức và quản lý đào tạo sao cho phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
* Đối với Trường Đại học An Giang