viên quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình; giúp sinh viên thích ứng tốt nhất với sự thay đổi trong mô hình đào tạo mới của Nhà trường. Như vậy, việc lập kế hoạch học tập có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với kết quả trong học tập cũng như trong nghiên cứu
khoa học của sinh viên. Trong học chế
tín chỉ, mấu chốt để
học tốt
chính là học thực chất, chủ động và tích cực đổi mới theo hướng như sau:
+ Suy nghĩ, hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học đại học. Xác định rõ những kỹ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.
+ Trước khi đăng ký môn học ở mỗi học kỳ, sinh viên cần xác định
rõ sẽ
học gì, chơi gì, hoạt động hội nhóm gì và khả
năng tài chính của
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Trước Xu Thế Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
- Vài Nét Về Mục Tiêu Chiến Lược Phát Triển Trong Bối Cảnh Mới Của Trường
- Biện Pháp 1. Giáo Dục Động Cơ, Thái Độ Học Tập Đúng Đắn Và Ý Chí Tự Học Cho Sinh Viên
- Biện Pháp 5. Kịp Thời Kiểm Tra, Đánh Giá Thúc Đẩy Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Để Thực Hiện Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
- Thăm Dò Sự Nhận Thức Về Tính Cần Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Tài Liệu Giới Thiệu Hệ Thống Tín Chỉ, Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Đại Học Và Cao Đẳng.
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
bản thân trong học kỳ đó để đăng ký môn học cho phù hợp.
+ Tăng cường giờ học ở nhà và thư viện. Cần phải có nhóm học tập để cùng nhau đào sâu nghiên cứu và hỗ trợ nhau trong học tập.
+ Lập kế hoạch tự học có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tự học của sinh viên, nếu không có kế hoạch thì trong suốt cả quá trình học tập của mình, sinh viên sẽ không xác định được mục đích mà hoạt động học tập của mình hướng tới, sẽ không xác định được hướng đi cho mình và càng không biết sẽ phải đi như thế nào. Việc lập kế hoạch có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân nào. Theo dõi, nắm bắt và góp ý điều chỉnh kế hoạch học tập của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng.
Kiểm tra, đánh giá kỹ
năng xây dựng kế
hoạch học tập, đôn
đốc sinh viên thực hiện kế hoạch học tập: Mô hình đào tạo theo học
chế
tín chi vừa giúp sinh viên rèn luyện tính chủ
động trong học tập,
lao động nhưng cũng đòi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập
của mình. Tuy nhiên, chúng ta thấy một vấn đề đáng lưu tâm là tính
chủ
động của sinh viên rất thấp. Họ
không quen làm việc độc lập,
vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của Nhà trường. Từ ưu thế chủ động sắp xếp chương trình đào tạo cho chính bản thân, nhiều sinh viên tỏ ra bị động và không hiểu rõ đường hướng học tập rèn luyện trong những
năm học đại học. Cứ đến đợt đăng ký môn học, nhiều sinh viên chỉ
biết đăng ký theo bạn bè và cũng có nhiều sinh viên phàn nàn là họ không biết Trường sẽ tổ chức những môn học nào, kế hoạch học tập
ra sao? Kiểm tra, đánh giá kỹ
năng xây dựng kế
hoạch học tập, đôn
đốc sinh viên thực hiện kế hoạch học tập phải được xác định như là
một nội dung hoạt động quan trọng của Nhà trường vừa nhằm khắc
phục những hạn chế của sinh viên nhằm đảm bảo cho hoạt động tự
học được diễn ra theo đúng yêu cầu, góp phần hạn chế hiện tiêu cực trong học tập.
những biểu
Nhà kinh doanh Del Vecchino người Ý, khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông nói: “Tôi chẳng có bí quyết nào cả. Lúc nào tôi cũng làm việc và làm việc. Để có được thành tựu như ngày nay, bao giờ tôi cũng vạch ra mục tiêu, lập kế hoạch và thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc một cách cẩn thận” (David Niven: Bí quyết của thành công. Nxb Trẻ TP.HCM, 2007).
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập, đôn đốc sinh viên thực hiện kế hoạch học tập vừa là một biện pháp quản lý, vừa là một phương thức hỗ trợ sinh viên trong hoạt động tự học.
3.3.3. Biện pháp 3. Tổ chức cho giảng viên có điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ và hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học theo học chế tín chỉ
3.3.3.1. Mục đích ý nghĩa
Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của giảng viên không những không bị giảm sút mà lại càng có vị trí quan trọng hơn
bao giờ
hết. Có thể
ví giảng viên vừa là người thuyền trưởng, vừa là
người hoa tiêu dẫn dắt con tàu cùng với thủy thủ đoàn sinh viên đi trên
đại dương mênh mông với muôn vàn luồng lạch, đá ngầm, vực xoáy. Hướng dẫn có hiệu quả cho sinh viên trong hoạt động tự học là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt của giảng viên. Một mặt, vừa giúp sinh viên biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; mặt khác, đảm bảo cho sinh viên không đi lệch mục tiêu nhận thức. Chỉ đạo giảng viên thực hiện tốt công việc này là điều kiện đảm bảo cho Nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, sứ mạng của mình đồng thời đảm bảo cho sinh viên có được sự hướng dẫn đúng đắn và kịp thời trong hoạt động để đạt được mục tiêu tự học.
3.3.3.2. Nội dung công việc và cách thức thực hiện
Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên có hiệu quả trong hoạt động tự học theo học chế tín chỉ:
Mô hình đào tạo theo học chế
tín chỉ
đòi hỏi sinh viên phải tự
học, tự
nghiên cứu, nghĩa là tính tự giác học tập rất cao. Khi áp dụng mô hình này, có rất nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá, trong phương pháp dạy và học. Vì thế, để có hiệu quả học tốt, sinh viên cần có phương pháp học tập hợp lý để thích ứng với thay đổi đó, đặc biệt là phải có kế hoạch học tập khoa học, hợp lý, hiệu quả. Việc tự học, tự nghiên cứu là công
việc mới mẻ và phức tạp đối với họ. Thực tế, nhiều sinh viên chưa có thói quen lập kế hoạch học tập cho bản thân, chưa có phương pháp lập kế hoạch học tốt. Một số đã lập kế hoạch nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Vì nếu không có kế hoạch học tập thì sinh viên sẽ khó có thể tiến hành việc học tập một cách thường xuyên theo các mục tiêu đã đề ra.
Thực tế, phần lớn sinh viên thường chỉ bắt đầu học khi sắp có lịch thi. Cách học này khiến sinh viên thường căng thẳng, mệt mỏi, bị áp lực nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự học, vì nhiều lý do khác nhau sinh viên chưa thể tích lũy đầy đủ những kinh nghiệm học tập phù hợp, do vậy sự hỗ trợ về phương pháp tự học cho sinh viên của giảng viên và những người làm công tác quản lý có vai trò rất quan trọng, giúp sinh viên có được kỹ năng tự học, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Để sinh viên có thể nắm được các kỹ năng tự học rất cần có sự hướng dẫn, làm mẫu của giảng viên, bạn bè trong lớp, nhóm học tập,...
Việc đổi mới phương pháp học tập được xem là một trọng tâm
tương ứng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương
pháp học tập phải chú trọng việc tự học. Mấu chốt của tự học là tư duy
độc lập để
sáng tạo. Tự học ban đầu là dưới sự
hướng dẫn của giảng
viên. Các dạng của tự học bao gồm: Tự học trên lớp như ghi bài giảng và phát biểu ý kiến, tự học ngoài lớp như đọc tài liệu tham khảo và làm bài
tập
ở nhà, thực hiện đồ
án, đề
tài, khoá luận, tham gia câu lạc bộ
học
thuật, học nhóm,...
Nhà triết học Fansis Beikon người Anh đã chứng minh "Phương pháp như ngọn đèn pha soi đường cho người đi trong đêm, người thọt mà
đi đúng đường sẽ tới đích nhanh hơn người lành không biết đường". Như vậy, phương pháp có một vai trò quan trọng giúp sinh viên thực hiện hoạt động tự học thành công.
Để làm tốt việc hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, giảng
viên phải bồi dưỡng cho sinh viên một số kỹ năng tự học như sau:
+ Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần
thiết về cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thông qua nhiều con đường như: tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng và có hệ thống; thông qua việc giảng dạy của giảng viên trên lớp. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học; tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong sinh viên; hướng dẫn sinh viên tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu,…
+ Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập. Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra giảng viên đòi hỏi sinh viên phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của
môn học và yêu cầu sinh viên lập kế hoạch đọc, viết thu hoạch, vận
dụng để giải quyết các nhiệm vụ tự học; tăng cường các hình thức học tập có tính chất nghiên cứu: soạn đề cương xêmina, làm bài tập lớn, tổ chức cho sinh viên làm tiểu luận môn học.
+ Hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học của bản thân kết hợp với sự kiểm tra của giảng viên giúp sinh viên điều chỉnh kỹ năng tự học của bản thân. Sự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kỹ năng tự học đang rèn luyện.
Về nội dung hoạt động tự học, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên theo những nội dung như:
+ Các bước chuẩn bị cho hoạt động tự học: xác định yêu cầu, xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập; làm rõ mục đích và nhiệm vụ của việc tự học. Để làm tốt việc này cần giúp sinh viên phải nắm nội dung học cái gì? và học để làm gì? Xác định nội dung trọng tâm của kiến thức cần phải học để có thể xây dựng kế hoạch học tập mang tính khả thi và có hiệu quả.
+ Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức: Đây là công
việc hết sức quan trọng đòi hỏi giảng viên phải thể hiện rõ trong kế
hoạch thực hiện chương trình chi tiết, những nội dung giảng viên trình bày, những nội dung sinh viên phải nghiên cứu, thảo luận và tổ chức xê mina, đồng thời giới thiệu cho sinh viên nắm và tìm hiểu các tài liệu, giáo trình có liên quan.
+ Trình bày, thể hiện kết quả của việc tự học, tự nghiên cứu: Việc trình bày kết quả tự học, tự nghiên cứu giúp sinh viên có cách nhìn khái quát về những nội dung, kiến thức đã nghiên cứu đồng thời rèn luyện khả năng trình bày khoa học, chặt chẽ.
Để thực hiện đầy đủ các vấn đề
như
đã nêu, Nhà trường, với tư
cách là đơn vị quản lý giảng viên, cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đảm bảo cho giảng viên thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn. Đây cần phải được xem như là một nội dung hoạt động chính của Nhà trường, là nội dung đánh giá mức độ hoàn thành chức trách của giảng viên.
Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên phương pháp, nội dung tự học
theo học chế tín chỉ: Việc xác định rõ chức trách nhiệm vụ của giảng viên trong việc hướng dẫn phương pháp, nội dung tự học cho sinh viên là vấn
đề có tính trọng tâm trong hoạt động quản lý giảng viên. Mức độ hoàn
thành nhiệm vụ
của người giảng viên được phản ánh chủ
yếu qua kết
quả học tập của sinh viên (loại trừ những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người học và các điều kiện khách quan). Cơ chế kiểm tra đánh giá hoạt động này của giảng viên nhằm đảm bảo cho sinh viên đã được hướng dẫn đầy đủ công bằng và đúng đắn nhất. Việc kiểm tra đánh giá
có thể được thông qua hoạt động của Phòng Thanh tra Pháp chế, sinh
hoạt tổ Bộ môn, Khoa, và phản hồi từ phía người học. Hiện nay, tại một số đơn vị đã bước đầu thí điểm thực hiện việc sinh viên nhận xét về tình hình thực hiện chức trách, mức độ giảng dạy và tay nghề của giảng viên như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Đồng Tháp, Đại học Huế và Đại học
Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh (Bao Thanh niên, số
271 (5028) ra ngày
28/9/2009). Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ chế và làm rõ các nội dung nào giảng viên cần phải thực hiện trong việc hướng dẫn kế hoạch nội dung học tập cho sinh viên. Trên cơ sở đó, việc kiểm tra đánh
giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của giảng viên mới phát huy được
yếu tố
tích cực của nó. Song song đó, việc áp dụng biện pháp chế
tài,
hình thức thi đua, khen thưởng phải được tiến hành kịp thời, nghiêm túc để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra đúng như mục tiêu đã xác định.
3.3.4. Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa,
phòng ban chức năng, Thư
viện trong Nhà trường hỗ
trợ
cơ sở
vật
chất cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
3.3.4.1. Mục đích ý nghĩa
Hoạt động tự học của sinh viên không thể tách rời khỏi những điều
kiện đảm bảo cần thiết khác như: cơ sở vật chất, nguồn học liệu, các
thiết bị hỗ
trợ, đến cả
thái độ
của người phục vụ. Đảm bảo các điều
kiện vật chất cần thiết là sự bảo đảm mang tính quyết định khách quan. Sẽ không thể có kết quả học tập tốt nếu không có những đảm bảo vật chất cần thiết. Đây là vấn đề thể hiện năng lực và phẩm chất của Nhà trường. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, thế giới tri thức mở ra là vô cùng rộng lớn, sinh viên có thể tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể phục vụ, Nhà trường luôn cần và phải tạo ra một hệ
thống nguồn học liệu chuẩn mực đủ về
số lượng, phong phú về
nội
dung. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động tự học. Đó là chưa kể tới sự nhiễu loạn
thông tin trong xã hội truyền thông tự
do như
hiện nay sẽ
khiến người
học dễ rơi vào trạng thái lúng túng khi tiếp cận, thậm chí lựa chọn và sử đụng thông tin sai lệch.
Với ý nghĩa quan trọng như đã nêu trên, tăng cường các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên, phải được xem như là một đòi hỏi có tính khách quan, là yêu cầu mà Nhà trường cần phải thực hiện nếu muốn thực hiện được chức năng, sứ mệnh của mình.
3.3.4.2. Nội dung công việc và cách thức thực hiện
Rà soát, đánh giá thực trạng, mức độ đáp ứng nhu cầu của cơ sở vật chất hiện có, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, bổ sung các điều kiện vật chất đảm bảo đủ cho việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ nói chung và hoạt động tự học của sinh viên nói riêng: Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học là một thành tố quan trọng của