Nhận Xét Về Tính Đồng Đều Của Trình Độ Tiếng Anh Trong Sinh Viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh


tiếng Anh ở trường ta hiện nay là

Nên 20-

30 sinh viên

185

45,00

4

66,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Theo số liệu của bảng trên, 74,00% sinh viên cho rằng, số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh như hiện nay là cản trở và rất cản trở đến hoạt động dạy và học; 77,25% sinh viên cho rằng với số lượng sinh viên đông như thế trong một lớp học thì giảng viên không thể luyện tập được các kĩ năng tiếng đặc biệt là kĩ năng nghe và nói cho từng sinh viên; 28,25% sinh viên cho rằng số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh là quá đông. Hiện nay phần lớn các lớp của trường có sĩ số 70, 80, 90 sinh viên và không ít lớp học tiếng Anh có sĩ số 100 hoặc hơn 100 sinh viên, cá biệt có những lớp lên đến 140 sinh viên; 45% sinh viên cho rằng sĩ số của một lớp học tiếng Anh chỉ nên khoảng 20-30 sinh viên là phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Khi phát biểu về số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh, 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh đã nhận xét rằng số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh hiện nay là cản trở và rất cản trở đến việc dạy và học. Với một số lượng sinh viên nhiều như vậy trong một lớp học, giảng viên hoàn toàn không thể luyện tập các kỹ năng tiếng đặc biệt là kỹ năng nghe - nói cho từng sinh viên; 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh cho rằng số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh hiện nay là quá đông. Ở một số quốc gia, số lượng sinh viên trong một lớp học ngoại ngữ bình thường chỉ là dưới 10 người học.

Số lượng sinh viên quá đông trong một lớp học, bên cạnh những ưu điểm như tiết kiệm thời gian, chi phí... đã bộc lộ những nhược điểm của nó: chất lượng học tập không đảm bảo, kết quả kiểm tra, đánh giá không phản ánh chính xác trình độ của sinh viên.

Khi lớp học tiếng Anh có sĩ số phù hợp, giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá sinh viên bằng phương pháp kiểm tra, đánh giá liên tục. Phương pháp kiểm tra, đánh giá nhiều lần nếu được áp dụng sẽ khắc phục được phần lớn các nhược điểm của phương pháp kiểm tra, đánh giá một lần tập trung cuối kỳ. Để nâng cao hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học môn tiếng Anh ở trường Đại học Ngân hàng, nhà trường


nên bố trí số lượng sinh viên phù hợp với môn học tiếng Anh để giảng viên có thể áp dụng được phương pháp kiểm tra đánh giá nhiều lần.

Bảng 2.6: Nhận xét về tính đồng đều của trình độ tiếng Anh trong sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh



Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Rất đồng đều

Khá đồng đều

Hoàn toàn không đồng đều

Rất đồng đều

Khá đồng đều

Hoàn toàn không đồng đều

Số lượng

1

190

209

0

2

4

Tỷ lệ (%)

0,25

47,50

52,25

0,00

33,33

66,67

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên, có đến 52,25% sinh viên cho rằng trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn không đồng đều ; 47,50 % sinh viên cho là khá đồng đều ; 0,25 % sinh viên tức là hầu như không có sinh viên nào cho là rất đồng đều. Đánh giá của giảng viên cũng cho thấy rò điều này - Gần 66,67 % giảng viên cho biết trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học là hoàn toàn không đồng đều, chỉ có hơn 33,33% giảng viên cho là khá đồng đều

Bảng 2.7 : Nhận xét về tính hợp lý của chương trình và kế hoạch đào tạo của trường Đại học Ngân hàng


Nội dung

Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Việc học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành quá lâu như hiện nay có gây ra khó khăn trong việc học tập và giảng dạy không ?


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Quá khó

khăn

92

23,00

2

33,33

Khó khăn

272

68,00

4

66,67

Không khó

khăn

36

9,00

0

0

Tiếng Anh chuyên ngành

Cần thiết

173

43,25

2

33,33


có cần được học song song hoác sau các môn chuyên ngành không ?

Rất cần thiết

211

52,75

4

66,67

Không cần thiết

16

4,00

0

0

Số liệu của bảng 2.7 cho ta thấy có đến 91% sinh viên và giảng viên của bộ môn tiếng Anh cho rằng việc học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành quá lâu như hiện nay là khó khăn và quá khó khăn trong học tập và giảng dạy; 96% sinh viên và 100% giảng viên cho rằng việc học tiếng Anh chuyên ngành song song hoặc sau các môn chuyên ngành là cần thiết và rất cần thiết.

Các môn học trong một chương trình đào tạo luôn được thiết kế với tính logic và liên thông nhằm đạt mục đích hỗ trợ, tác động tích cực lẫn nhau. Thêm vào đó, sự bùng nổ thông tin hiện nay dẫn đến việc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành phong phú, đa dạng. Nếu sinh viên được học các môn chuyên ngành song song với môn tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp họ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực học của mình, từ đó đạt kết quả học tập tốt hơn .

2.2.3. Thực trạng việc quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy môn tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng‌

Bảng 2.8: Đánh giá về phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy môn tiếng Anh



Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Đủ

Chưa Đủ

Quá thiếu thốn

Đủ

Chưa đủ

Quá thiếu thốn

Số lượng

22

199

179

0

6

0

Tỷ lệ (%)

5,50

49,75

44,75

0,00

100,00

0,00

Số liệu của bảng 2.7 cho ta thấy có 49,75% sinh viên cho rằng phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Ngân hàng là chưa đủ và 44,75% sinh viên cho rằng là quá thiếu thốn và 100% giảng


viên cho rằng phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh ở trường là chưa đủ .

Hiện nay, các phương tiện giảng dạy và học tập của trường Đại học Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy và học mới. Điều kiện học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn quá nghèo nàn. Phần lớn vẫn là dạy chay, nhiều thầy cô vẫn độc thoại và độc diễn. Thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của sinh viên và giảng viên. Số lượng máy tính hiện có để phục vụ hoạt động dạy và học còn quá ít. Ngay cả phòng học cũng còn thiếu và nhiều phòng học chưa đạt chuẩn. Muốn hoạt động dạy và học được tốt thì điều kiện dạy và học phải được cải thiện và thư viện phải có nguồn thông tin dồi dào để phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

2.2.4. Thực trạng việc quản lý nội dung, chương trình giảng dạy tiếng Anh‌


Bảng 2.9: Nhận xét về giáo trình môn tiếng Anh hiện đang sử dụng tại Đại học Ngân hang



Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Rất phù

Khá phù

Hoàn toàn

Rất phù

Khá phù

Hoàn toàn

hợp

hợp

không

phù hợp

hợp

hợp

không phù

hợp

Số lượng

9

340

51

1

5

0

Tỷ lệ (%)

2,25

85,00

12,75

16,70

83,30

0,00

Số liệu của bảng 2.9 cho ta thấy, chỉ có 2,25% sinh viên cho rằng giáo trình môn tiếng Anh hiện đang sử dụng tại Đại học Ngân hàng là rất phù hợp, có tới 85 % sinh viên cho rằng giáo trình môn tiếng Anh khá phù hợp, bên cạnh đó còn 12,75% sinh viên cho rằng hoàn toàn không phù hợp. Đánh giá của giảng viên thì tương đối đồng đều hơn 16,7% giảng viên cho rằng giáo trình là rất phù hợp còn lại 83,3% giảng viên cho rằng là khá phù hợp.

Chuẩn hóa chương trình và giáo trình là xương sống của giáo dục đại học tại tất cả các nuớc trên thế giới. Điểm mấu chốt ở đây là chương trình và giáo trình phải được xây dựng theo định hướng mà ngành đại học nước ta hướng tới, đó là đào tạo chủ yếu


phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ dậy cái gì mà sản xuất và dịch vụ yêu cầu mà cần phải xây dựng chương trình với tỷ lệ thích hợp giữa kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế và kiến thức hiện đại, nhằm tạo cho sinh viên sau khi ra trường, không những chỉ có khả năng tiếp thu tốt sự chuyển giao công nghệ và tiến tới sáng tạo công nghệ mới.

Đối với việc học ngoại ngữ, ngoài các giáo trình lý thuyết vừa trình bày ở trên còn có các giáo trình rất quan trọng khác là giáo trình thực hành tiếng. Với bản chất là một công cụ giao tiếp ngôn ngữ và văn hóa chứa đựng trong nó được thay đổi hàng ngày để thích ứng với những biến động bên ngoài. Trên cơ sở đó, các giáo trình thực hành tiếng được xây dựng thành các "hồ sơ động". Cùng với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ Multimedia, các "hồ sơ động" đã thổi một luồng sinh khí mới vào việc thay đổi phương pháp học ngoại ngữ hiện nay .

Hầu hết sinh viên và giảng viên đều đánh giá giáo trình môn tiếng Anh hiện đang sử dụng tại Đại học Ngân hàng là khá phù hợp, việc chuẩn hóa chương trình và giáo trình dạy tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng cho phù hợp là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Các nhà quản lý của trường cần đầu tư đầy đủ hơn nữa vào lĩnh vực này vì đây là công cụ chủ yếu để đào tạo sinh viên và cũng để sinh viên tự đào tạo mình ngay trong khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp.

2.2.5. Thực trạng việc quản lý thi và kiểm tra tiếng Anh của sinh viên tại‌

Trường Đại học Ngân hàng


Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới


TT

Xếp loại kết quả thi

Số lượng

Tỷ l ệ ( %)

1

XUẤT SẮC

điểm 9 đến 10

1

0,39

2

GIỎI

điểm 8 đến cận 9

27

10,55

3

KHÁ

điểm 7 đến cận 8

70

27,34

4

TRUNG BÌNH KHÁ

điểm 6 đến cận 7

50

19,53

5

TRUNG BÌNH

điểm 5 đến cận 6

39

15,23

6

YẾU

điểm 4 đến cận 5

28

10,94

7

KÉM

điểm dưới 4

41

16,01



Tổng sô sinh viên

256

100,00


Số liệu của bảng 2 10 và biểu đồ cho ta thấy hầu như không có sinh viên 1


Số liệu của bảng 2.10 và biểu đồ cho ta thấy hầu như không có sinh viên đạt loại xuất sắc, tức là chỉ có 1 (0,39%) sinh viên có kết quả khảo sát đầu vào thuộc loại này trong khi đó lại có gần 27% sinh viên có trình độ yếu và kém, trong đó có hơn 16% sinh viên thuộc loại kém về tiếng Anh khi vào học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Những nguyên nhân nào dẫn đến kết quả ở trên ?


Như chúng ta đã biết, thời gian là một điều kiện vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Để đạt được mục đích cuối cùng hoặc mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn đều phải có một quỹ thời gian tương ứng dùng vào việc luyện tập hình thành các kỹ năng giao tiếp theo yêu cầu mục tiêu. Những tài liệu khoa học và thực nghiệm về tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng để có được khả năng đọc hiểu sách báo khoa học thường thức trong hoàn cảnh học tập ở trường phổ thông bình thường thì phải đảm bảo cho mỗi học sinh được tới lớp học khoảng 700 tiết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Như vậy, nếu có 7 năm học thì phải phân bố số tiết như sau:


700 tiết / 33 tuần =3 tiết / tuần trong một năm học


Chương trình cải cách giáo dục hiện nay đã quy định cách phân bố thời gian trên

đây cho môn ngoại ngữ ở các trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12


Như thế có nghĩa là muốn đạt được mục tiêu môn học thì bắt buộc phải dạy ngoại ngữ từ lớp 6 đến lớp 12 để có đủ thời gian cần thiết cho việc hình thành những kỹ năng theo yêu cầu. Nếu chỉ tiến hành dạy - học ngoại ngữ trong 3 4 năm ở phổ thông cơ sở hoặc trong vòng 3 năm ở phổ thông trung học rồi bỏ dở không được tiếp tục học cho đủ 700 tiết, thì những kết quả của những năm học đó sẽ không được củng cố và phát huy, do đó sẽ nhanh chóng rơi rụng mất, vì những kỹ năng ban đầu ấy chưa đủ để sử dụng vào hoạt động giao tiếp (dù chỉ để đọc sách).

Hiện nay, ở nước ta, việc dạy ngoại ngữ cho học sinh ở các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học chưa được đồng đều và rộng khắp. Ở một số vùng, học sinh còn chưa được học môn ngoại ngữ mà trong các kỳ thi tốt nghiệp lại có môn thi ngoại ngữ, do đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã cho phép những học sinh này được thi một môn học khác để thay thế cho môn ngoại ngữ. Ở một số vùng khác, học sinh có được học môn ngoại ngữ nhưng không được học đủ quỹ thời gian đã phân bố cho chương trình của trường phổ thông cơ sở và phổ thông trang học mà học sinh ở những vùng này lại chỉ được học trong 3 năm học với quỹ thời gian bằng khoảng 1/2 quỹ thời gian theo quy định. Do vậy, đến khi những học sinh này thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông trung học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ra đề thi tốt nghiệp riêng cho những học sinh này. Điều này đã gây ra sự bất hợp lý trong việc kiểm tra và đánh giá quá trình dạy -học ngoại ngữ.

Như vậy sự cắt xén tới một nửa thời gian cần thiết kể trên tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy -học ngoại ngữ. Thực tế cách tổ chức dạy -học ngoại ngữ nửa vời hiện nay ở một số trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở đã không thể mang lại kết quả có ích và thiết thực, vì người học không dùng được ngoại ngữ vào hoạt động thực tiễn. Đó cũng là một lý do khiến cho chương trình ngoại ngữ của cải cách giáo dục phải thực hiện từ lớp 6 liên tục đến hết lớp 12 với tổng số giờ học quy định là 700 tiết. Ngoài ra, việc bắt đầu dạy ngoại ngữ từ lớp 6 còn có một ưu điểm khác nữa là tận dụng được những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 11-12 thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.


Vì những lý do trên, có thể nói trình độ ban đầu về tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng là không đồng đều. Những sinh viên đến từ các trung tâm văn hóa và các vùng lân cận có trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) tốt hơn các sinh viên đến từ các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Đây là một vấn đề không nhỏ về quản lý mà nhà trường cần giải quyết.

Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra đầu ra môn tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng


TT

Xếp loại kết quả thi

Số lượng

Tỷ l ệ ( %)

1

XUẤT SẮC

điểm 9 đến 10

22

9,87

2

GIỎI

điểm 8 đến cận 9

35

15,70

3

KHÁ

điểm 7 đến cận 8

47

21,07

4

TRUNG BÌNH KHÁ

điểm 6 đến cận 7

36

16,14

5

TRUNG BÌNH

điểm 5 đến cận 6

33

14.80

6

YẾU

điểm 4 đến cận 5

27

12,11

7

KÉM

điểm dưới 4

23

10,31


Tổng số sinh viên

223



Số liệu ở bảng 2 11 cho ta thấy số sinh viên đạt kết quả học tập môn 2


Số liệu ở bảng 2.11 cho ta thấy, số sinh viên đạt kết quả học tập môn tiếng Anh loại xuất sắc, giỏi và khá đã tăng lên 46,64 % so với kết quả kiểm tra đầu vào 38,284 % ; số sinh viên có kết quả loại trung bình khá và trung bình là 30,94 %, so với kết quả đầu vào 34,76 % là không biến động bao nhiêu ; sinh viên xếp loại yếu, kém

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022