nguồn thu ngân sách chưa cao, việc phát triển khu công nghiệp tương đối chậm và chưa được đầu tư đúng mức. Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường về nước thải trong các KCN chưa được quan tâm.
Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong KCN nói chung, quản lý và xử lý nước thải công nghiệp nói riêng cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về nước thải KCN, chương 2 trình bày thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với các nội dung chính sau:
Nội dung chương 2 đã mô tả khái quát về Khu Công Nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk, các ngành nghề hoạt động trong Khu công nghiệp Hòa Phú. Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú, đặc điểm nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú.Từ các cơ sở kết quả phân tích nước thải của các Doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú tác giả đã Phân tích thực trạng QLNN về nước thải trong Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk: Thực trạng tuân thủ và thực hiện công tác BVMT đối với nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng tổ chức, phổ biến các VBQPPL trong công tác QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng QLNN về nước thải KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tác giả đã đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế đó là: Hạn chế trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý môi trường KCN, hạn chế của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trong KCN, hạn chế trong nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường KCN, hạn chế trong các chế tài xử phạt vi phạm môi trường, từ các hạn chế này tác giả đã nêu ra các nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về nước thải khu công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đó là các nguyên nhân: Nguyên nhân trong việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL, nguyên nhân về hệ thống tổ chức QLNN về nước thải các KCN, nguyên nhân từ nguồn lực thực hiện công tác BVMT trong KCN.
Những nguyên nhân và hạn chế trên cần được khắc phục thông qua đề xuất các giải pháp. Đây sẽ là nội dung được đề cập trong chương 3 của luận văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Thể Hiện Nồng Độ Cod Nước Thải Của Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Tổ Chức, Phổ Biến Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp
- Thực Trạng Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Các Khu Công Nghiệp
- Tăng Các Chế Tài Xử Lý Vi Phạm Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
- Bảng Giá Trị Các Thông Số Nước Thải Công Nghiệp Theo Qcvn40:2011/btnmt.
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP, HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮKLẮK
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển các Khu công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Quan điểm của Đảng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang giành được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển kinh tế là nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và sức khỏe nhân dân. Bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng đề ra. Hệ thống quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, các hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, các KCN hiện đóng vai trò lớn trong sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp. Phát triển các KCN đã thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động của các KCN cũng gây ra những bức xúc về mặt môi trường cần được giải quyết. Cùng với sự phát triển của các KCN, lượng nước thải và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nguồn gây ô nhiễm từ các KCN ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý từ các KCN xả thải trực tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, canh tác nuôi trồng thủy hải sản, gia tăng gánh nặng bệnh tật.
- Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh
công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác BVMT trong toàn Đảng và toàn xã hội. Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Đảng ban hành Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đây là lần đầu tiên Đảng ban hành chỉ thị về bảo vệ môi trường, đã đề ra 4 quan điểm cơ bản:
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững[1].
- Sau 6 năm ban hành và thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và chỉ đạo của Đảng trong Đại hội IX, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường đã được hạn chế. Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn bị xuống cấp nhanh, có nơi có lúc đã đến mức báo động. Trước thực trạng đó, Đảng ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/ 2004 của Bộ chính trị (khóa IX) về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước". Nghị quyết 41-NQ/TW đã nêu 5 quan điểm[2]:
+ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
+ Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững;
+ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta;
+ Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống;
+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Ngày 3/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 24- NQ/TW "Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý nguyên và bảo vệ môi trường" khẳng định, bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững, đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường thời gian qua. Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu tổng quát trong công tác bảo vệ môi trường thời gian tới trong đó thể hiện quan điểm:
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư
cho phát triển bền vững[3].
- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Bộ Chính trị chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện và ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 về "Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường"; đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và định hướng phát triển giai đoạn tới trình Đai hội XIII của Đảng đã thể hiện định hướng chủ yếu về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới như sau: Tiếp tục quán triệt quan điểm: "Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững" và "không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"[4].
Như vậy, Đảng đã có định hướng chỉ đạo QLNN về công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác QLNN về nước thải các KCN nói riêng để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không những sớm mà còn kịp thời và phù hợp với xu thế, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đồng bộ tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới về bảo vệ BVMT đối với nước thải các KCN đã được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý như:
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 35/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về bảo vệ môi trường KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Quan điểm của Đảng trong quản lý nước thải KCN được thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị nêu trên với các nội dung quan trọng như: Chú trọng
đến việc phòng ngừa các tác động xấu có thể xảy ra đối với nước thải phát sinh từ các KCN; Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức nâng cao hiểu biết để huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc kiểm soát nước thải từ các KCN hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với nhiệm vụ BVMT.
3.1.2. Chủ trương chính sách của tỉnh Đắk Lắk
Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, Đắk Lắk trong tương lai sẽ ngày càng có có nhiều KCN, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cũng sẽ tăng cao, chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói chung, quản lý nước thải tại các khu công nghiệp nói riêng cần được chú trọng, quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo. Mục tiêu của tỉnh Đắk Lắk là phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững và không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và kết thúc đúng kế hoạch đề ra. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời có văn bản yêu cầu các đơn vị khắc phục các hành vi vi phạm, các tồn tại đã phát hiện trong các đợt thanh tra, kiểm tra.
Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17 ngày 4 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó quan điểm của tỉnh ủy ĐắkLắk xác định:
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt và phải là động lực trong quá trình phát triển bền vững, là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân. Bảo vệ môi trường lấy phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, lấy bảo
vệ sức khỏe của Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, kiên quyết lại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Xác định đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững[25].
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã triển khai xây dựng kế hoạch BVMT tỉnh với các nội dung có liên quan về BVMT trong các KCN tập trung vào các vấn đề cơ bản như sau:
- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống mạng lưới các điểm quan trắc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk môi trường toàn tỉnh, hoàn thiện và duy trì hoạt động quan trắc môi trường thường xuyên của trạm quan trắc nước tự động di động đặc biệt là tại các Khu công nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các Khu công nghiệp và trên địa bàn toàn tỉnh, xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN, triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải, nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra môi trường xung quanh.
- Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh về BVMT trong Khu công nghiệp tập trung.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT cho các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp.
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng QLNN về nước thải KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tác giả đã đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, nêu ra các nguyên nhân của những hạn chế này, luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp trong thời gian tới như sau:
3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện tốt công tác xây dựng, quy hoạch quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã đưa ra nhiều chính sách,