Phân Tích Đánh Giá Kết Quả Định Tính Vòng 2

Phương sai thể hiện mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát. Trong kiểm định Independent-samples T-test, dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể, bằng kiểm định “Levene's Test for Equality of Variances”.

Kết quả kiểm định “Levene's Test for Equality of Variances” cho thấy, giá trị “Sig. = 0.373 > 0.05” nên giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là không có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể. Do đó, sử dụng kết quả của “t-test for Equality of Means” ở dòng “Equal variances assumed”. Kết quả của “Equal variances assumed”, giá trị “Sig. = 0.002 < 0.05” cho thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình của hai tổng thể mẫu.

Điểm số trung bình của lớp TN (6.8431 điểm) cao hơn lớp ĐC (5.9792 điểm), như vậy có sự gia tăng về điểm số của nhóm lớp TN so với nhóm lớp ĐC. Từ kết quả kiểm định trên có thể khẳng định khi áp dụng ba biện pháp đã đề xuất có hiệu quả trong quá trình dạy học môn Tin học thể hiện ở kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc được nâng lên.

3.2.7.4. Phân tích đánh giá kết quả định tính vòng 2

Bên cạnh việc đánh giá của giáo viên thông qua bài kiểm tra, sử dụng phương pháp quan sát, phân tích bằng cách ghi nhật ký đối với từng tiết TN, cho kết quả như sau:

- Đối với các lớp TN:

+ Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học, học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, thể hiện bản thân, biểu hiện năng lực sử dụng CNTT&TT rõ ràng hơn. Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, thì học sinh lớp TN đã có nhiều tiến bộ, thông qua kết quả bài kiểm tra nhận thấy năng lực sử dụng CNTT&TT theo khung năng lực đã được nâng lên.

+ Cũng như kết quả TN lần một, với việc triển khai các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT đa số học sinh trong lớp TN có những biểu

hiện như: Học tập sôi nổi, chủ động, mạnh dạn hơn trong quá trình học tập, tích cực làm việc nhóm, hợp tác, thảo luận giúp nâng cao chất lượng giờ học.

- Đối với lớp ĐC: Học sinh học tập theo cách giảng dạy bình thường, không sử dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.

+ Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, lớp học ít sôi nổi, số lượng học sinh tham gia phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi xây dựng bài không nhiều.

Việc thực nghiệm sư phạm 3 biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc đã rút ra được kết luận rất khả quan như sau:

- Việc sử dụng các bài dạy phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT; Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn và tổ chức dạy học Tin học theo dự án học tập sẽ giúp học sinh DBĐH dân tộc nâng cao được năng lực sử dụng CNTT&TT.

- Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, đồng thời phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, giáo viên môn Tin học cần phải linh hoạt để áp dụng đồng bộ cả 3 biện pháp trên.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất qua thực tiễn dạy học Tin học ở trường DBĐH, phù hợp với yêu cầu của môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH đồng thời phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, tiến hành xây dựng 3 biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc dựa trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính khả thi, tính kế thừa, phát triển và tính hiện đại.

Việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đã chú ý đến các yếu tố về môi trường học tập, kết quả đầu ra, bối cảnh thực hiện.

Biện pháp 1: Thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT;

Biện pháp 2: Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn; Biện pháp 3: Tổ chức dạy học Tin học theo dự án học tập.

Luận án đã tiến hành kiểm nghiệm, thông qua ý kiến chuyên gia là đội ngũ giáo viên tin học tại các trường DBĐH, đều cho thấy các biện pháp là rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào dạy học môn Tin học để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Luận án tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. Kết quả đều được đánh giá tốt, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Kết quả thực nghiệm một lần nữa khẳng định các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phù hợp với kết quả nghiên cứu về năng lực, phát triển năng lực, phù hợp với mô hình, mục đích chương trình bồi dưỡng DBĐH, có tính hệ thống cao, tác động toàn diện đến việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

KẾT LUẬN


Luận án được hoàn thành với mong muốn phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học môn Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc, tác giả đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đặt ra và rút ra kết luận như sau:

1. Hệ thống hoá làm rõ cơ sở lí luận về năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học, cũng như nghiên cứu về thực trạng. Tác giả thấy rằng năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực chung, năng lực cốt lõi, năng lực quan trọng cần thiết phải trang bị cho học sinh DBĐH dân tộc. Việc phát triển năng lực này cho học sinh DBĐH dân tộc là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại và định hướng của giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng DBĐH.

2. Đặc thù môn Tin học là nền tảng quan trọng để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, giúp học sinh DBĐH dân tộc hoà nhập với xã hội hiện đại, thích ứng với môi trường CNTT&TT trong giáo dục đại học.

3. Khung năng lực sử dụng CNTT&TT với 5 năng lực thành phần và 18 tiêu chí được xây dựng một cách khoa học, dựa trên nghiên cứu của thế giới và trong nước, phù hợp với chương trình bồi dưỡng DBĐH, có định hướng tiếp cận với môi trường CNTT&TT tại các trường đại học và thực tiễn cuộc sống.

4. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc. Đồng thời cũng cho thấy chương trình môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH hiện nay cần phải có những thay đổi để theo kịp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

5. Từ việc nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc và trên cơ sở khung năng lực đã xây

dựng, từ các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, luận án đã đề xuất 03 biện pháp triển năng lực sử dụng CNTT&TT. Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của 3 biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc có sự thay đổi theo hướng tích cực, từng bước đạt được mức độ cao trong các tiêu chí của năng lực thành phần đã xác định. Đồng thời kết quả thực nghiệm cũng có ý nghĩa về mặt thống kê, khẳng định độ tin cậy, giá trị của thực nghiệm. Như vậy 3 biện pháp đã đề xuất có giá trị trong thực tiễn trong dạy học Tin học để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Với các kết quả nghiên cứu trên cho thấy các nhiệm vụ đặt ra đã được giải quyết, giả thuyết khoa học đã được chứng minh và mục đích nghiên cứu cũng đã đạt được theo yêu cầu đề ra.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Văn Sơn (2009), “Sử dụng phần mềm Violet soạn bải giảng điện tử hỗ trợ hoạt động giảng dạy ở các trường dự bị đại học”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr 53-54.

2. Lê Văn Sơn (2016), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr 125-128.

3. Lê Văn Sơn (2020), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh trường dự bị đại học”, Tạp chí Giáo dục số 472, tr 55-59.

4. Lê Văn Sơn, Lê Huy Hoàng (2021), “Xây dựng khung năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của học sinh dự bị đại học dân tộc”, Tạp chí Giáo dục, số 501 (kì 1-5/2021), tr 18-22.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


[1].

Phạm Thị Kim Anh (2020), “Dạy học phát triển năng lực học sinh-bản chất, đặc điểm và những dấu hiệu đặc trưng”, Journal of science of HNUE, Educational Sci Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 1,

pp. 14-22

[2].

Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày

04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

[3].

Phạm Văn Bản - Nguyễn Phương Thảo (2018), Phát triển năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm Toán tại trường Đại học An Giang qua phần “Tin học chuyên ngành”,

Tạp chí Giáo dục số 433 (Kì 1-7/2018, tr 50-55; 64.

[4].

Hoàng Hòa Bình (2015)“Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí

khoa học ĐHSP TPHCM , số 6 tr. 21-31.

[5].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Tin học lớp 10. Nxb Giáo dục Việt Nam.

[6].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 48/2012/TT-BGDĐT ngày

11/12/2012 về việc ban hành đề cương chi tiết 11 môn học dự bị đại học

[7].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 14/VBHN-BGDĐT ngày 06/5/2014 về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị

đại học.

[8].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT Ban hành quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; trình độ cao đẳng, ngành giáo dục mầm non đối với học sinh

dự bị đại học.

[9].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn

Tin học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 18

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông chương

trình tổng thể.

[11].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra

đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

[12].

Bộ Thông tin truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày

11/03/2014 về quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

[13].

Đặng Xuân Cảnh (2017), “Quản lý hoạt động học tập của học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán

bộ cho miền núi”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội

[14].

Phạm Kim Chung (2017), “Thiết kế chương trình giáo dục môn Tin học ở trường trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực công nghệ

thông tin cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 414, kì 2 tháng 9

[15].

NguyễnVăn Cường – Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Berlin/Hanoi

2010.

[16].

Nguyễn Kim Dung (2015), “Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông Việt Nam sau năm 2015”, Journal of science of HNUE, Educational Sci, 2015, Vol.60, No.8, pp. 3-

9

[17].

Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa,

Viện Tâm lý học.

[18].

Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành (2017), “Đề xuất khung năng lực ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên ngành sư phạm tin học”, Tạp chí giáo dục số 404, kì 2-4/2017, trang 54-57.

[19].

Nguyễn Tấn Đại, Pascal Marquet (2019), Năng lực công nghệ số của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội: Nghiên cứu mô hình ứng dụng sơ khởi tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 249 (5),

tr24-38.

[10].

Trần Khánh Đức (2020), Lý luận và phương pháp dạy học phát triển năng

lực và tư duy sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21].

Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Chí Trung, Trần Thiên Thành (2019), Hướng dẫn dạy học môn Tin học Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục

phổ thông mới, NXB Đại học sư phạm.

[22].

Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Thế Lộc, Lê Viết Chung, Vũ Thái Giang, Trần

Thiên Thành (2020), “Hướng dẫn dạy học môn Tin học Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, NXB Đại học Sư phạm

[23].

Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơ, Trần Trung Ninh (2016), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Trường dự bị đại hộc trung ương thông qua dạy học tích hợp”, Journal of science of HNUE, Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp.

151-162

[24].

Nguyễn Thu Hà (2019), “Sự chuẩn bị của Trường Đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0”, Journal of science of HNUE,

Educational Sci., 2019, Vol. 64, Issue. 2A, pp. 50-62

[25].

Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

[26].

Nguyễn Văn Hiền (2009) “Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy sinh học”, Luận án tiến sĩ, Trường

Đại học sư phạm Hà Nội

[27].

Lê Thị Thu Hiền (2012), “Đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả

học tập môn Vật lý của học sinh Dự bị Đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Vinh.

[28].

Lê Huy Hoàng, Đồng Huy Giới, Nhữ Thị Việt Hoa, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Mai Lan, Đặng Văn Nghĩa, Vũ Thị Ngọc Thuý (2018), Dạy học phát triển năng lực

công nghệ trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023