2.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Dệt May Việt Nam gồm:
- Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam, có tối đa 09 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
- Ban kiểm soát Tập đoàn Dệt May Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là ủy viên Hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có văn phòng và các ban chức năng tham mưu.
Tập đoàn hiện nay bao gồm 33 doanh nghiệp trong lĩnh vực sợi, dệt, 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực may, 03 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, 03 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng bông và tài chính, 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cung ứng vật tư, 09 đơn vị làm công tác nghiên cứu, đào tạo, khám chữa bệnh, 20 đơn vị kinh doanh các ngành nghề khác.
Các công ty được trình bày trong phụ lục 1
2.2.2.3. Đánh giá mô hình
Từ năm 2001, Chính phủ đã cho phép Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tiếp nhận dự án“ Thí điểm tái cơ cấu 3 tổng công ty: Dệt may, Cà phê và Thuỷ sản” do Bộ Phát triển và hợp tác quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới (WB) quản lý. Cả 3 tổng công ty VINATEX, Vinacafe và Seaprodex và các công ty thành viên sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tiến trình tái cơ cấu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005.
Công ty mẹ có pháp nhân đầy đủ được hình thành trên cơ sở Tổng công ty Dệt May Việt Nam và được gọi là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Chuyển đổi mô hình tập đoàn với mục tiêu trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu kể cả về quy mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh sản phẩm trong khu vực với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là dệt may. Theo đó, tập đoàn thực hiện các chức năng vừa là một công ty đầu tư vốn, vừa thực hiện kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên. Hiện tại, tập đoàn có một số công ty có quy mô lớn đã được chuyển đổi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, vừa hoạt động, vừa hỗ trợ nhau trên các lĩnh vực dệt, may và thời trang. Bên cạnh đó, tập đoàn bao gồm cả các thành viên có các quan hệ lợi ích khác ngoài vốn, là các đối tác kinh doanh, có quan hệ ràng buộc với nhau bằng hợp đồng sử dụng thương hiệu, uy tín và Điều lệ tổ chức hoạt động của VINATEX.
Việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn đã khắc phục được những nhược điểm được đánh giá ở mô hình Tổng công ty 91 trên. Cụ thể như sau:
Một là, với mô hình tập đoàn, quan hệ giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được cải thiện. Khác với mô hình Tổng công ty 91, mô hình tập đoàn hình thành bởi quan hệ sở hữu giữa tập đoàn và các công ty con là quan hệ chủ sở hữu đầu tư. Các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh với mức
vốn đầu tư khác nhau của Tập đoàn. Như vậy, giữa công ty con và công ty mẹ
- Tập đoàn đã hình thành ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi.
Hai là, khi chuyển sang mô hình tập đoàn đã có sự sắp xếp lại hoạt động tổ chức quản trị cũng như sản xuất kinh doanh. Mô hình mới với sự phân nhóm sản phẩm thành 8 nhóm: nguyên liệu, dệt kim, dệt thoi, may và phụ liệu, bán lẻ, dịch vụ thương mại, kinh doanh hạ tầng và hoạt động liên kết. Trong từng nhóm có sự sắp xếp của công ty nòng cốt và các công ty vệ tinh cùng nhóm hình thành những nhóm sản phẩm. Để giám sát và quản lý các nhóm sản phẩm, tập đoàn cử lãnh đạo tập đoàn vào vị trí chủ chốt các công ty này. Như vậy, trong hoạt động sản xuất, mô hình mới đã kết hợp chuyên môn hóa và hợp tác theo nhóm một cách tương đối quy củ. Điều này đã khắc phục những khó khăn về tổ chức chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất kinh doanh trong mô hình tổng công ty 91 trước đây.
Ba là, nhược điểm Tổng công ty không thể làm đại diện chủ sở hữu thực sự đã được khắc phục bằng cách Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho tập đoàn mà không đầu tư trực tiếp vào các công ty con. Thay vào đó, Tập đoàn sẽ đầu tư vốn vào các công ty con, và việc tăng, giảm vốn, đầu tư vốn sẽ do tập đoàn quyết định. Như vậy, mối quan hệ tài chính giữa Công ty mẹ tập đoàn với các công ty con là mối quan hệ đầu tư tài chính. Công ty mẹ tập trung được lợi nhuận từ chia cổ tức và có thể dùng nguồn này để tập trung đầu tư vào các mũi nhọn theo chiến lược của Tập đoàn. Đổi mới này quy trách nhiệm và quản lý về một mối là công ty mẹ - Tập đoàn, tạo sự thống nhất trong Tập đoàn.
Bốn là, mô hình tập đoàn đã xác định rõ vai trò của các đối tượng khác trong trong hoạt động của tập đoàn. Theo đó, Chính phủ là đại diện Chủ sở hữu, Bộ Công nghiệp là cơ quan được Đại diện Chủ sở hữu uỷ quyền trên một số lĩnh vực và là cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển và an toàn công
nghiệp. Các bộ khác là cơ quan quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực liên quan. Hội đồng quản trị của Công ty mẹ là đại diện trực tiếp Chủ sở hữu của tập đoàn. Điều này đã khắc phục được sự không rõ ràng, minh bạch về quan hệ sở hữu của mô hình Tổng công ty 91.
Năm là, mô hình tập đoàn đã tạo điều kiện cho các công ty con thực hiện tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch theo nhu cầu thị trường. Các công ty nghiên cứu nhu cầu thị trường và thực hiện sản xuất theo nhu cầu thị trường trong mối liên hệ sản xuất với các đơn vị khác trong tập đoàn. Đây là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh, tập đoàn chỉ tạo điều kiện và định hướng trong các hoạt động.
Tuy nhiên, việc hình thành tập đoàn là trên cơ sở chuyển đổi từ tổng công ty 91 nên chưa có cơ chế, chính sách và mô hình cụ thể nên trong hoạt động của tập đoàn, vẫn có tính độc quyền, chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, việc đa dạng hóa nhiều lĩnh vực đã làm giảm năng lực và sự tập trung nguồn lực vào lĩnh vực chính. Mặc dù các công ty thành viên trong tập đoàn đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên nhưng vẫn còn tình trạng ỉ lại vào sự điều hành, phân công thị trường, bảo hộ thị trường của tập đoàn. Tư duy quản lý vẫn còn tình trạng quản lý, điều hành các công ty con theo mô hình tổng công ty trước đây.
Những đánh giá trên có thể tóm tắt qua bảng so sánh sau:
Bảng 2.8: So sánh mô hình tổ chức của VINATEX trước và sau khi tái cơ cấu
Mô hình trước khi tái cơ cấu | Mô hình sau khi tái cơ cấu | |
Kiểu mô hình | Tổng công ty 90,91 | Tập đoàn |
Quan hệ với các đơn vị thành viên | Quan hệ hành chính | Quan hệ chủ sở hữu đầu tư |
Tổ chức sản xuất và kinh doanh | Tổ chức chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh | Phân nhóm sản phẩm và thực hiện theo quá trình kinh doanh |
Vốn | Nhà nước đầu tư cho các công ty thành viên, TCT không làm đại diện chủ sở hữu | Nhà nước đầu tư vốn cho tập đoàn, tập đoàn chủ động đầu tư cho các công ty con |
Quan hệ sở hữu | Chưa minh bạch, rõ ràng | Rõ ràng minh bạch do hội đồng QT Tập đoàn là đại diện chủ sở hữu |
Hoạt động quản trị | Truyền thống, hoàn thành kế hoạch trên cơ sở được giao | Chủ động xây dựng kế hoạch và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tối đa hóa lợi nhuận |
Có thể bạn quan tâm!
- Về Đặc Điểm Của Phương Thức Kinh Doanh Sản Phẩm
- Về Thương Hiệu Của Các Sản Phẩm May
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Bộ Phận
- Mối Quan Hệ Giữa Các Công Ty Con Thành Viên Trong Tập Đoàn
- Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty May 10
- Nghiên Cứu Trường Hợp Tổng Công Ty Cổ Phần Đức Giang
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả xây dựng
2.2.3. Các mối quan hệ trong mô hình cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
2.2.3.1. Mối quan hệ giữa công ty mẹ - tập đoàn với các công ty con thành viên
Dệt may là một ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, có những năm cao hơn cả dầu khí. Tập đoàn Dệt may Việt Nam có quy mô lớn với nhiều công ty con thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ hiện nay giữa tập đoàn với các công ty thành viên chủ yếu trên quan hệ đầu tư vốn, tập đoàn không trực tiếp sản xuất mà đầu tư cho các công ty con để trực tiếp sản xuất và xuất khẩu. Việc kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp hoàn toàn được thực hiện theo đúng luật doanh nghiệp. Ban kiểm soát ở doanh nghiệp sẽ kiểm tra,
giám sát hoạt động của công ty, còn tập đoàn kiểm tra thông qua người đại diện phần vốn của mình ở công ty đó.
Tập đoàn có vai trò định hướng và tạo điều kiện cho các công ty thành viên chủ động trong các hoạt động của mình. Có thể đánh giá mối quan hệ của tập đoàn và các công ty thành viên trong việc ra quyết định, trong vấn đề nhân sự, tài chính, đầu tư, và trong hoạt động sản xuất. Mối quan hệ giữa tập đoàn và các đơn vị phụ thuộc, sự nghiệp, các công ty con và công ty liên kết được quy định tại điều 35 đến 39, chương V, Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINATEX.
2.2.3.1.1. Mối quan hệ trong việc ra quyết định
Tập đoàn tạo điều kiện cho các công ty thành viên chủ động trong việc ra quyết định, không can thiệp sâu vào hoạt động của các công ty thành viên. Tập đoàn dệt may có chức năng định hướng còn các công ty tự quyết định cách thức thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đặt ra. Cơ chế này đã tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn bị động như trong thời kỳ trước. Các doanh nghiệp trong tập đoàn hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm đơn hàng, nhận đơn hàng và đàm phán.
Do đặc trưng các công ty con của VINATEX đều là công ty cổ phần cho nên việc đưa ra các quyết định phải tuân thủ luật doanh nghiệp. Các quyết định thông thường trong sản xuất kinh doanh do công ty con trực tiếp quyết. Chẳng hạn, các công ty con như Việt Tiến, May 10, Phong Phú, Nhà Bè... được toàn quyền chủ động trong nhận đơn hàng, đàm phán xuất khẩu. Tập đoàn chỉ quản lý thông qua điều lệ và thông qua người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty. Những vấn đề ra quyết định trong việc đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chia lợi nhuận hay bổ nhiệm cán bộ cấp cao thì người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó (là ủy viên HĐQT) phải làm văn
bản xin ý kiến HĐQT tập đoàn trước khi ra quyết định. Đây là những vấn đề trong điều lệ đã quy định thuộc về phạm vi của HĐQT công ty con.
2.2.3.1.2. Mối quan hệ trong vấn đề nhân sự
Tập đoàn quản lý các công ty con thông qua người đại diện, chủ yếu về vấn đề sở hữu vốn của tập đoàn. Tập đoàn cử người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp, căn cứ theo tỷ lệ vốn để quyết định có giới thiệu tham gia HĐQT, chủ tịch, hoặc TGĐ không, để đại hội đồng cổ đông và HĐQT công ty cổ phần bầu. Trong quá trình làm việc, khi công ty cổ phần cần bổ nhiệm các nhân sự trong HĐQT của công ty con như Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trường thì người đại diện phần vốn phải xin ý kiến tập đoàn trước khi bỏ phiếu trong HĐQT. Ngoài ra, tập đoàn được quyền rút cán bộ đại diện phần vốn của mình, hoặc thay thế nếu không hoàn thành nhiệm vụ quy định trong quy chế người đại diện phần vốn. Quy định đối với người trực tiếp quản lý vốn góp của tập đoàn ở công ty con, công ty liên kết được quy định tại điều 40, Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINATEX.
2.2.3.1.3. Mối quan hệ trong vấn đề tài chính
Quan hệ tài chính là quan hệ với chủ sở hữu vốn nhà nước (cổ đông nhà nước) trong công ty cổ phần. Quan hệ này chi phối theo tỷ lệ % vốn góp của nhà nước mà đại diện là tập đoàn và tuân thủ theo luật doanh nghiệp. Tập đoàn thu từ các công ty cổ phần mình góp vốn cổ tức hàng năm.
Quan hệ tài chính của Tập đoàn Dệt may với các công ty con theo đúng Luật doanh nghiệp. Nghĩa là tập đoàn đầu tư vào công ty con với tỉ lệ vốn nào thì khi công ty con làm ăn có lãi, nộp ngân sách, trích quỹ xong, tập đoàn sẽ được chia lãi theo tỉ lệ vốn góp. Tập đoàn không thể muốn chia bao nhiêu thì chia hay dùng tiền của công ty con theo ý muốn của tập đoàn. Thực tế cho thấy, tập đoàn đầu tư vốn vào khoảng 120 công ty trong số khoảng 3.000
doanh nghiệp dệt may và giữ cổ phần chi phối ở 17 doanh nghiệp, còn lại chỉ đầu tư 20% trở xuống.
2.2.3.1.4. Mối quan hệ trong vấn đề đầu tư
Các doanh nghiệp có sự chủ động trong việc tìm kiếm các dự án đầu tư. Sau khi có dự án, bộ phần điều hành chuẩn bị và trình HĐQT công ty cổ phần. Trong thành phần HĐQT có người đại diện phần vốn của nhà nước do tập đoàn cử. Người đó có trách nhiệm trình toàn bộ hồ sơ dự án cho tập đoàn xem xét, đánh giá và có ý kiến trả lời về việc có chấp thuận dự án không. Nếu chấp thuận thì người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần mới được bỏ phiếu thuận trong cuôc họp phê duyệt dự án của HĐQT công ty cổ phần.
Riêng với những công ty con (tập đoàn sở hữu trên 51%) do tính chất đa số của vốn, nên thực chất việc xem xét, đánh giá của tập đoàn có giá trị như một phê duyệt của cấp thẩm quyền.
2.2.3.1.5. Mối quan hệ trong hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất của các công ty con trong tập đoàn là hoàn toàn chủ động với sự đầu tư của tập đoàn. Cơ chế tác động là hỗ trợ chứ không can thiệp trực tiếp sản xuất. Cơ chế này phù hợp với đặc thù ngành dệt may. Việc mua nguyên liệu các công ty chủ động trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, Tập đoàn Dệt may giới thiệu các thông tin để các công ty con có thể chọn được nguyên liệu tốt, cạnh tranh nhất. Nó không giống các đơn vị khác là họ tập trung mua hay bán ngay tại tập đoàn, còn việc sản xuất là của công ty con.
Trong sản xuất ngành bông, hay xơ sợi tổng hợp, đây là những ngành mà các công ty tư nhân không làm vì lợi nhuận thấp nhưng lại là nguyên liệu quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của ngành may mặc, nên tập đoàn