Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới, Môn Khoa Học Tự Nhiên

hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Trong trường phổ thông việc dạy học theo chủ đề môn học giúp cho các em học sinh chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.

1.2.3.2. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học

Dạy học theo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trường giúp các em học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn, được tương tác trực tiếp với đối tượng trải nghiệm trong môn học, học sinh được hòa mình vào đời sống xã hội sẽ có thêm những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện trở thành người có nhân cách. Do vậy có thể hiểu dạy học theo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là một trong những hoạt động của giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng dựa trên sự dẫn dắt của giáo viên thông qua một chủ đề mà giáo viên đã tích hợp từ các bài học hoặc các môn học có sự giao thoa về kiến thức, kỹ năng...

Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “Trải nghiệm theo chủ đề môn học là việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp nối các hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh” [26].

Xuất phát từ vị trí, vai trò của dạy học trải nghiệm thì hiện nay trong chương trình cải cách giáo dục phổ thông, dạy học theo hướng trải nghiệm đã trở thành chương trình bắt buộc và là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh.

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học là quá trình trong đó người dạy (giáo viên) có vai trò tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, định hướng người học tham gia vào các hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề cụ thể của môn học nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của người học, giúp người học chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân đáp ứng được các mục tiêu của hoạt động dạy học.

Do vậy, quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cần phải được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của HS và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc HS tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó.

1.2.4. Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn khoa học tự nhiên

1.2.4.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 bao gồm chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục [6].

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 5

Chương trình giáo dục phổ thông mới có điểm khác so với chương trình trước đây:

Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy không nhằm mục đích tự thân.

Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo về nội dung giáo dục, giảm hợp lí só môn học. Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, HĐ trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Viêc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ độngvà trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

1.2.4.2. Môn khoa học tự nhiên

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới [6], môn khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học trái đất.

Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

1.2.5. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung từ đó hình thành từng chủ đề thích hợp với từng môn học hoặc liên môn đảm bảo có sự giao thoa trong kiến thức giữa các bài học hoặc các môn học.

KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của

học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi việc dạy học trải nghiệm môn KHTN phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lý, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống.

Như vậy có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới là việc giáo viên tổ chức cho học sinh tương tác với đối tượng trải nghiệm trong các chủ đề của môn khoa học tự nhiên nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh, giúp học sinh chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân đáp ứng mục tiêu của môn KHTN, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho

học sinh ở trường trung học cơ sở là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu GD, tiến lên trạng thái mới về chất; là QL việc chấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà QL đến người dạy và người học bằng các giải pháp phát

huy tác dụng của các phương tiện QL như: bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực, vật lực và hệ thống thông tin, môi trường dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh là một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học,... Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh do nhà trường thực hiện nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức GD khác, với gia đình hoặc các cơ quan, tổ chức văn hoá, khoa học, các tổ chức đoàn thể quần chúng ngoài xã hội, nơi HS tham gia học tập, trải nghiệm có tổ chức.

Như vậy có thể hiểu: Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS là tổ hợp những cách thức tác động của người CBQL đến đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, góp phần hình thành ở người học những phẩm chất và năng lực cốt lõi được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Cùng với các môn học khác, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh THCS góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS, giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,

người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Thông qua hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của HS để hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành và kỹ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, trải nghiệm, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động trải nghiệm của môn học này, phát triển ở HS tư duy phản biện; củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác.

1.3.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN ở trường THCS giúp cho học sinh:

- Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên: Trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên; với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật lí, tính toán, Trái Đất và bầu trời; vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên.

- Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên: Bước đầu thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học vào một số tình huống đơn giản, mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

1.3.3. Chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường THCS

a) Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất.

b) Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống, các hoạt động sống, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường, di truyền, biến dị và tiến hoá.

c) Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2023