Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khtn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

d) Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển [6].

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

1.3.4. Các hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Thực tế dạy học nói chung và dạy học môn KHTN cho học sinh nói riêng chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi học sinh được trải nghiệm kiến thức mình đã học trong nhà trường. Do vậy, việc dạy học trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở ở trường THCS thường được tiến hành theo các hình thức tổ chức sau đây:

- Hoạt động câu lạc bộ:

Câu lạc bộ là hình thức hoạt động của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu về môn KHTN,… dưới sự định hướng của giáo viên nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về môn KHTN mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng phân tích, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…Thông qua hoạt động của các CLB, giáo viên hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của HS.

- Tổ chức diễn đàn:

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những

người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực trong day học. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một sự kiện, bài toán nào đó thuộc môn KHTN có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

- Sân khấu tương tác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức của HS về chủ đề đưa ra, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống của các em về đề đưa ra. Thông qua sân khấu tương tác về chủ đề môn KHTN, chẳng hạn như chủ đề Năng lượng và sự biến đổi,… sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống…

- Tham quan:

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

Tham quan, là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các vật chứng, quy trình chế tạo, sản xuất các sản phẩm, nguyên lý hoạt động của các thiết bị máy móc,… ở trong nhà nhà

máy, xí nghiệp hoặc ngoài thực địa, giúp các em được trải nghiệm thực tiễn những kiến thức lý thuyết trên sách vở. Từ các chủ đề của môn khoa học tự nhiên như Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động tham quan phù hợp, giúp cho việc thu nhận kiến thức trở nên dễ dàng và hấp dẫn.

- Hội thi /cuộc thi:

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi trong dạy học các môn KHTN cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình day học môn KHTN thông qua hoạt động trải nghiệm.

- Hoạt động giao lưu:

Giao lưu trong dạy môn KHTN là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật là những nhà sáng chế, các nhà khoa học đã có nhiều công trình khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong thực tiễn. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.

Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau:

- Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những nhà khoa học, những người có các phát minh sáng chế được ứng dụng trong thực tiễn và thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh.

- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng.

- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em.

Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường, của địa phương.

1.3.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho học sinh trung học cơ sở là cách thức, con đường nhanh nhất để đạt được mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Như đã đề cập ở trên, để dạy học môn KHTN đạt hiệu quả cao nhất, chính xác nhất và khách quan nhất là phải thông qua hoạt động trải nghiệm của người học. Do đó phương pháp giảng dạy cũng như giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp, tìm tòi, ứng dụng của học sinh vào thực tiễn. Trên tinh thần đó, để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho học sinh trung học cơ sở có thể thực hiện theo các phương pháp sau:

- Giải quyết vấn đề trong dạy học môn KHTN:

Giải quyết vấn đề trong day học môn KHTN là phương pháp yêu cầu học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, luyện tập, xây dựng và tiến hành giải pháp đối với các hiện tượng, sự kiên, bài toán, các kỹ năng giải quyết vấn đề được thực hiện chủ yếu qua trải nghiệm, gồm các phương pháp cụ thể sau:

+ Khám phá, tìm tòi, điều tra: Đây là phương pháp dễ kích thích hứng thú và sự ham hiểu biết của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý để học sinh tự khám phá, điều tra. Sau khi vấn đề được xác định, học sinh tìm các biện pháp giải quyết.

+ Thực nghiệm và nghiên cứu tổng quan:

Thực nghiệm được sử dụng trong dạy học môn KHTN nhằm minh hoạ những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề, bài toán, sự kiện

đặt ra. Thực nghiệm thường được tiến hành cùng với phương pháp thảo luận để tìm lời giải đáp đúng nhất.

Nghiên cứu tổng quan: là cách tập hợp thông tin về một bài toán, hiện tượng nào đó được tiến hành bằng hình thức phỏng vấn. Phương pháp này dùng để tìm hiểu quan điểm của những người được hỏi đối với các sự kiện, bài toán, hiện tượng, qua đó xác định phương hướng đề xuất các biện pháp giải quyết.

+ Thảo luận nhóm: Vừa là hình thức, vừa là phương pháp trong hệ phương pháp giải quyết vấn đề. Mục đích của thảo luận là luyện tập cho học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng mình. Trong nhiều trường hợp, khi tổ chức cho học sinh phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, có thể nêu ra nhiều ý kiến khác nhau, xuất phát từ những cơ sở khác nhau để học sinh lựa chọn hoặc nêu ra ý kiến riêng của mình. Tổ chức các cuộc hội thảo ở các nhóm học tập hoặc trung cả lớp để trình bày kết quả làm việc của mình với các phát hiện thu thập được, động viên học sinh mạnh dạn bày tỏ và bảo vệ ý kiến riêng, đồng thời lại biết nghe ý kiến người khác, hiểu biết, chia sẻ kết luận và cơ sở lập luận của bạn, biết cách hợp tác công việc với bạn. Phương pháp này còn có thể sử dụng hình thức trò chơi câu hỏi về một sự kiện, thí nghiệm ghi sẵn trong phiếu rồi trình bày thảo luận.

+ Giải quyết các bài tập tình huống: Thông qua các bài tập tình huống, học sinh được nêu ra cảm nhận, tình cảm, thái độ, kỹ năng trình bày kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề nêu ra.

- Trải nghiệm thực tế:

Trải nghiệm thực tế môn KHTN là phương pháp học tập ngoài lớp, nó giúp cho HS hiểu rõ quy trình, cấu tạo của các thiết bị, cơ chế vận hành... của các thiết bị ngoài thực tiễn. Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ, vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về chủ đề trải nghiệm một cách rõ ràng và khách quan và khoa học.

Nói chung, các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở nói trên có nhiều ưu điểm, ưu điểm nổi bật của chúng là khuyến khích sự phát triển năng lực nhận thức các

vấn đề trong thực tiễn của học sinh và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp trên như thế nào thì phải tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh, vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương bao gồm: năng lực của giáo viên, học sinh; phương tiện và thiết bị dạy học; thời gian, kinh phí tổ chức dạy học, các nguồn tư liệu, tài liệu, cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương.

1.3.6. Vai trò của cán bộ, giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho học sinh

Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh, CBGV nhà trường có vai trò là giúp cho HS nắm được nội dung, ý nghĩa, tác dụng của HĐTN, tạo cho các em có cơ hội để bày tỏ những hiểu biết của mình với chính lĩnh vực mà các em được tham gia trải nghiệm.

Giáo viên là người hướng dẫn các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát hiện ra ở các em những khả năng nổi trội, tham mưu cho người phụ trách để có kế hoạch bồi dưỡng, ươm mầm tài năng, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Giáo viên là người chỉ đạo, là trọng tài đánh giá kết quả HĐTN, uốn nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em khả năng tự nghiên cứu, say mê khoa học. Các em không phải mất thời gian mò mẫm trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đúng sai, không phải trả giá cho những gì không cần thiết.

Trên cơ sở kiến thức nội khoá, CBGV phụ trách HĐTN sẽ có dịp mở rộng, cập nhật những kiến thức cần thiết, củng cố, phát triển những kỹ năng thực hành của học sinh. Hệ thống kiến thức của các em nhờ đó sẽ được ghi nhớ theo lô gíc chặt chẽ, được khắc sâu.

Không chỉ thế người giáo viên tổ chức HĐTN cho HS còn giáo dục cho các em phát triển tốt về mặt nhân cách, khơi dậy tình yêu với quê hương đất nước, có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống xung quanh. Các kỹ năng của các em được phát triển toàn diện: Đọc - nghe - nói - viết - thực hành.

Giáo viên là người phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt đông trải nghiệm cho học sinh THCS.

1.3.7. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho học sinh

Giáo dục nói chung và tổ chức các hoạt động trải nghiệm nói riêng, sau mỗi hoạt động đều cần phải đánh giá kết quả hoạt động để làm phương hướng xây dựng kế hoạch cho những hoạt động tiếp theo, trong hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho học sinh, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà trường, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2. Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,…. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề môn KHTN, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động. Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên phụ trách môn học có tổ chức hoạt động trải nghiệm chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

4. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.

5. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh.

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, người hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía người hiệu trưởng.

Muốn vậy nó đòi hỏi trước hết ở người hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, người hiệu trưởng mới thấy được tính cấp thiết của việc cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Người hiệu trưởng phải nắm được và thông suốt một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông mới là: Tổ chức tốt các

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí