giảng dạy kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức nhà nước. Qua đó chứng minh được hiệu quả của dạy học dựa vào trải nghiệm.
Trong bài viết “Vận dụng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học ở tiểu học” (Võ Trung Minh, 2014), tác giả Võ Trung Minh vận dụng quy trình 4 bước của học tập dựa vào trải nghiệm để tiến hành dạy học các môn khoa học lớp 4 và 5 ở bậc tiểu học. Qua đó cho thấy, khả năng ứng dụng lý thuyết dạy học dựa vào trải nghiệm đã được nghiên cứu trên thế giới vào chương trình giảng dạy một số môn ở nước ta [18].
Tác giả Phạm Sỹ Nam đã trình bày việc tổ chức cho học sinh phổ thông nước ta học tập trải nghiệm trên cơ sở vận dụng lý thuyết kiến tạo trong bài viết “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh - Khâu then chốt trong tiến trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông”. Tác giả rút ra các kết luận về trải nghiệm như một khâu quan trọng trong việc kiến tạo tri thức cho học sinh [19]. Gần đây nhất, dự án Giáo dục Môi trường Hà Nội phối hợp với trung tâm Con người và Thiên Nhiên đã biên soạn cuốn “Học mà chơi - Chơi mà học” hướng dẫn các hoạt động môi trường trải nghiệm. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra các bước tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm và một số hoạt động trải nghiệm cụ thể [19].
Theo hướng nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung có các bài viết: “Thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường tiểu học tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” (Hoàng Thị Hiền, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 39-42); “Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” (Cao Thị Hồng Nhung Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 2-4); “Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” (Hoàng Thị Ngọc, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr. 37-42). Bài viết này trình bày
thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó, một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy các bài học cụ thể của từng môn học. Bài báo “Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học cơ thể người để phát triển năng lực thể chất cho học sinh” (Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí Giáo dục, Số 453 (Kì 1 - 5/2019), tr 33-39) đề cập tới quy trình xây dựng các hoạt động trải nghiệm để giáo dục năng lực thể chất cho học sinh cấp trung học cơ sở với 5 nguyên tắc làm cơ sở đề xuất quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm gồm 5 bước và đưa ra ví dụ minh họa về xây dựng các hoạt động trải nghiệm để giáo dục năng lực thể chất cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể người cấp trung học cơ sở. Các tác giả Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm trong bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” (Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr.185-190) đã trình bày cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tập đọc; nhằm giúp học sinh lớp 5 nhanh chóng nắm được nội dung văn bản và phát huy hiệu quả năng lực của các em. Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Thu Uyên đề cập hướng thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 nhằm giúp các em phát huy được năng lực sáng tạo, gắn kiến thức môn học với trải nghiệm thực tiễn (Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4, Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr. 28-32; 52);…
Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực quản lý giáo dục, hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cũng được quan tâm nghiên cứu. Có thể đề cập đến một số đề tài như: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” của tác giả Hoàng Văn Định; “Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các
trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” (Đặng Thị An); “Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTNT tỉnh Yên Bái theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới” (Đồng Thị Anh Ngọc); “Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (Nguyễn Thế Trung). Từ các nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc để giáo dục các phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống cho người học, các công trình này đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm và biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trường THCS. Vì thế, hướng nghiên cứu này cần được quan tâm thực hiện để đạt mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 1
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 3
- Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới, Môn Khoa Học Tự Nhiên
- Các Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khtn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong lao động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [30].
Theo K.Marx: “Quản lý là lao động điều khiển lao động”. K.Marx đã viết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân... Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [7].
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là nhà thực hành quản lý khoa học về lao động đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất’’ [12, trang 28].
Henry Fayol (1841-1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và sau này được kết hợp lại thành 4 chức năng cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Những cống hiến của ông về lý luận quản lý đã mang tính phổ quát cao và nhiều luận điểm đến nay vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn [12, trang 29].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [23].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [16].
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm
Тлегенова Т. Е cho rằng trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng trải nghiệm là quá trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự
tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [26, trang 42].
Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể khái quát về trải nghiệm như sau:
Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa.
Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm – nhận thức.
Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).
Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K. nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục, A. N. Leontiev đã giải quyết được vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, con người đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”. Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên cứu.
Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau:
Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy, cụ thể: Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục, thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo, không được giảng dạy trong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn…
Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể. Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo được giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quá trình làm việc thực tế của mình.
Một số nhà nghiên cứu sư phạm (Ю.К. Бабанский, В.И. Бондаревский, А.Н. Кузибецкий, М.Р. Львов, Э.И. Моносзон, М.Н. Скаткин...) xem xét thuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành” (practice), có nghĩa là, xem xét nó trong việc tiến hành quá trình đào tạo, cũng như kết quả của nó. Chính vì vậy, M.N. Skatkin đã kết luận rằng: “theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục”. Việc phân định giữa trải nghiệm và thực hành, theo ý kiến của Тлегенова Т. Е., trải nghiệm mang hàm nghĩa rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trò là nền tảng của tri thức và là tiêu chí để nhận biết sự thật. Nói chung, các tác giả đều công nhận trải nghiệm là mối quan hệ thực tế giữa chủ thể và đối tượng. Ý nghĩa của điều này là chúng ta cố gắng để có các trải nghiệm một cách chủ động, có tính cách mạng và có ý thức [26].
Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó. Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở. Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại.
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng:
Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences): Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi. Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Nó là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí “trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm vật chất.
Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences): Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng. Nó bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức. Theo chúng tôi, trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên) hoặc việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bài toán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải những bài toán này). Có thể nói, Trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.
Trải nghiệm tình cảm (Emotional Experiences): Trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm.
Trải nghiệm xã hội (Social Experiences): Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ. Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách. Hoạt động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm trù người. Lúc này,
hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định.
Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences): Sử dụng máy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm , trải nghiệm có tính chất mô phỏng cuộc sống thực. Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung trải nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sống thực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra.
Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences): Trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người nào đó về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với môi trường. Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
Qua các khái niệm của các tác giả và các loại trải nghiệm, theo chúng tôi: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo.
1.2.3. Chủ đề môn học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học
1.2.3.1. Chủ đề môn học
Chủ đề môn học là những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau trong một môn học hoặc liên môn, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế