Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn học sinh xây dựng kịch bản các vấn đề cần giải quyết khi tham gia hoạt động qua đó phát triển các kỹ năng cần thiết của người công dân tương lai.

Hiệu trưởng chỉ đạo Bí thư Đoàn trường, phối hợp với Tổng phụ trách Đội cùng các tổ chủ nhiệm xây dựng và tổ chức hoạt động chung cho học sinh toàn trường và hoạt động cho học sinh từng khối.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trên quy môn lớp học theo các hình thức khác nhau: Sinh hoạt đầu tuần; sinh hoạt cuối tuần; các hoạt động tại gia đình; hoạt động xây dựng cộng đồng và bảo vệ môi trường vv…

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội thảo chuyên đề về HĐTN ở trường THCS, tổ chức hoạt động thí điểm rồi cùng nhau rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo vv…

Chỉ đạo điều chỉnh nội dung, kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục khi cần thiết.

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Hiệu trưởng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dung và các hình thức tổ chức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho phù hợp.

1.4.4. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý HĐTN ở

trường THCS. Thông qua đánh giá mà người Hiệu trưởng kịp thời phát hiện những mặt yếu để điều chỉnh, những mặt mạnh để khuyến khích phát huy.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường trung học cơ sở là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của việc triển khai thực hiện kế hoạch từ khâu lập kế hoạch hoạt động đến khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện cuối cùng là khâu giám sát, kiểm tra, trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn mà kế hoạch đã đề ra chỉ rõ những mục tiêu đã đạt được, những nội dung, nhiệm vụ đã hoàn thành và một số mục tiêu, nội dung nhiệm vụ chưa thực hiện tốt, mức độ hạn chế của các đối tượng khi tham gia để đề xuất kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường THCS.

Để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cần tiến hành như sau:

Nội dung đánh giá cần tập trung:

Về kế hoạch HĐTN: Tính mục tiêu, nội dung và tính thực tiễn, khả thi của kế hoạch HĐTN theo từng quy mô; tính rõ ràng của kế hoạch và tính thiết thực của nội dung, hình thức tổ chức; mức độ xác định sản phẩm cần đạt của kế hoạch hoạt động.

Về công tác tổ chức: Việc phân công phân nhiệm có rõ rang không? Cơ chế phối hợp để thực hiện như thế nào: Quy mô tổ chức cho từng đối tượng có phú hợp không? Cách thức tổ chức và lực lượng tham gia như thế nào? Cơ chế giám sát và tạo động lực cho hoạt động?

Về công tác chỉ đạo hoạt động: Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có bám sát hoạt động của học sinh không? Chủ đề hoạt động, mục tiêu, nội dung hoạt động đã tổ chức có phù hợp với mạch nội dung trong chương trình không? Có góp phần hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất cơ bản cho học sinh không? vv...

CBQL thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập.

CBQL lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra.

Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Phát phiếu điều tra, trao đổi với HS, GV, chuyên gia, quan sát trực tiếp.

Đánh giá các nguồn lực phục vụ thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tài chính… để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của năm tiếp theo.

Hiệu trưởng đánh giá về mức độ tham gia và mức độ kiến thức, kỹ năng mà HS lĩnh hội được trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực của Hiệu trưởng: Để quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở có hiệu quả, người Hiệu trưởng phải có năng lực lập kế hoạch thực hiện quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, huy động mọi nguồn lực để quản lý và tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở. Năng lực của Hiệu trưởng còn tác động đến khâu chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở. Sự quan tâm của Hiệu trưởng đến kế hoạch trải nghiệm theo

chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở khiến cho hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch, giải quyết kịp thời những khó khăn của GV.

- Năng lực của GV gồm các năng lực như năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục; Năng lực đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS…Đáp ứng được những năng lực này, người GV sẽ lập kế hoạch và tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS.

- Tính tích cực học tập của HS THCS: Trong hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, HS là chủ thể quyết định kết quả trải nghiệm của chính mình, những nhân tố của chủ thể HS có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động trải nghiệm bao gồm các yếu tố về thể chất, vốn sống, kinh nghiệm, động cơ, ý chí, thái độ tham gia hoạt động… Vì vậy, để phát huy tính tích cực học tập của HS, GV cần phải đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục để lôi cuốn HS tham gia. GV khuyến khích HS để HS thấy được vị trí và vai trò của cá nhân, của tập thể lớp và xây dựng mối quan hệ đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau; tổ chức, lãnh đạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa cá nhân và tập thể HS để cùng nhau đạt tới mục đích chung.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của nhà trường: Cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo học tập của các trường THCS nếu được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, HS hứng thú để dễ dàng đọc, hiểu và nhớ nội dung tri thức. Song song đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức

HĐTN: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh... Mục đích của công tác này nhằm phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục này, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lí, giáo dục con em mình, hơn nữa tạo ra những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Vì vậy thực hiện việc phối hợp này có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Môi trường văn hóa nhà trường

- Môi trường văn hóa mà nhà trường tạo điều kiện để GV thể hiện năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Các giờ nghỉ được thư giãn, được tranh thủ làm việc tại thư viện, có máy tính kết nối internet, có tài liệu tham khảo và sách về chuyên môn, nghiệp vụ…

Môi trường quản lý: Môi trường quản lý tồn tại hết sức đa dạng và phong phú (môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc tế,…), đó chính là tập hợp những điều kiện ảnh hưởng và tác động đến hoạt động quản lý của tổ chức, để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, CBQL cần chú ý đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc thiết lập mục tiêu và tiến trình quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Tất cả các yếu tố trên thúc đẩy trong công việc, tạo điều kiện, tạo môi trường để GV và HS thoải mái, vui vẻ tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đa dạng, phong phú, hiệu qảu, thiết thực.

Kết luận chương 1


Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS là hoạt động được tổ chức, thiết kế theo chủ đề giáo dục giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm, chủ động và tích cực trong các hoạt động để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất chủ yếu cho học sinh THCS. Nội dung hoạt động trải nghiệm được thực hiện theo 3 mạch nội dung cơ bản: Hướng vào bản thân; Hướng đến xã hội và hướng đến tự nhiên với nhiều nội dung đa dạng phong phú được tiến hành bới các nhóm hoạt động cơ bản: Hình thức có tính khám phá; Hình thức cống hiến; Hình thức nghiên cứu vv... Các lực lượng tham gia hoạt động gồm Cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; Đoàn, Đội; Hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội vv...

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS là những tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới nhằm huy động họ thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, hình thức đề ra. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS gồm: Lập kế hoạch hoạt động; tổ chức và huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch; chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động.

Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở đó là những yếu tố như: Năng lực của Hiệu trưởng, năng lực của GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt, các yếu tố thuộc hành lang pháp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học, môi trường văn hóa nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG


2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Đặc điểm về giáo dục THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

2.1.1.1. Quy mô giáo dục

Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hiện nay có hệ thống giáo dục đầy đủ, bao gồm: 32 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 27 trường THCS, 06 trường THPT và 01 Trung tâm GDCN-GDDN. Huyện Hiệp Hòa đã xây dựng được một mạng lưới trường lớp khá hợp lý, đa dạng, đồng bộ từ mầm non đến phổ thông đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo ủng hộ tích cực, cụ thể, thường xuyên của Huyện ủy, HĐND, UBND, của Đảng, chính quyền các cơ sở, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa, Sở GD&ĐT Bắc Giang, chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng được nâng cao góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục THCS nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌


Năm học


Tổng số trường

Số trường đạt chuẩn

quốc gia


Số lớp


Số học sinh


Tỷ lệ học sinh/lớp

2017-2018

27

21

382

13566

35.5

2018-2019

27

21

384

14267

37.2

2019-2020

27

22

386

14868

38.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 6

(Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

Phân tích các số liệu thống kê về tình hình phát triển trường, lớp, học sinh từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020 cho thấy:

Số lượng trường không thay đổi, số lượng trường chuẩn quốc gia tăng chậm; số lượng lớp và số lượng học sinh đều tăng qua các năm học nhưng chưa tương ứng dẫn tới tỷ lệ học sinh số HS/lớp ngày càng tăng. Đó chính là khó khăn rất lớn để nâng cao chất lượng giáo dục THCS và đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng trường THCS theo hướng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn đang được triển khai rộng rãi trên toàn huyện, nhiều trường xây dựng đã lâu, không đảm bảo về an toàn, diện tích phòng không còn phù hợp đã được phá dỡ và thay vào đó là những dãy nhà cao tầng hiện đại diện tích rộng rãi, với đầy đủ tiện nghi về ánh sáng và quạt mát cùng phương tiện dạy học hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở trường lớp thuộc cấp học THCS có khuôn viên trật hẹp, hạ tầng xuống cấp, chưa được địa phương chú ý đầu tư xứng đáng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của các nhà trường đó. Vì vậy để các nhà trường THCS này có thể giữ vững các thành tích và danh hiệu đã đạt được thì UBND huyện Hiệp Hòa cần quan tâm đầu tư quỹ đất bổ sung xây dựng thêm phòng học cho các nhà trường THCS, tiến tới chuẩn hóa và đảm bảo các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia (theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT).

2.1.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Đội ngũ cán bộ quản lý:

Về số lượng đội ngũ cán bộ quản lí: Tính đến năm học 2018- 2019, toàn huyện Hiệp Hòa có 27 trường THCS, cán bộ quản lí là 54 người. Đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lí, không có trường THCS nào khuyết cán bộ quản lí.

Về giới tính, tuổi đời: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS huyện Hiệp Hòa có tỷ lệ nam/nữ chênh lệch. Trong đó số có tuổi đời dưới 40 là 05 người chiếm 18,5%, từ 41 đến 45 có 25 người chiếm 46,2%; trên 50 có 15 người chiếm 27,7%, từ 46 đến 50 có 10 người chiếm 18,5 %, Như vậy, độ tuổi

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí