- Nhận thức đúng vai trò của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên đối với quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trong trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh có hiệu quả.
Thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành những công việc cụ thể sau:
a. Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường:
+ Tổ chức học tập đầy đủ, quán triệt việc thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường THCS, nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT đến toàn thể cán bộ, giáo viên để họ hiểu trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh.
+ Tuyên truyền về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐTN nói chung, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên nói riêng đối với việc giáo dục toàn diện học sinh thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn.
+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghe báo cáo về tình hình thời sự trong nước và thế giới, tình hình địa phương, trong đó có các vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục, phát triển năng lực người học..., từ đó thấy rõ mình cần phải làm gì để đáp ứng sự đổi mới đó.
+ Tổ chức cho CBGV tham quan học tập, học hỏi kinh nghiệm ở các trường tiêu biểu, các địa phương khác để giúp họ có thêm kiến thức khác ngoài xã hội và kinh nghiệm tổ chức hoạt động.
+ Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khtn Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Cho Học Sinh Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Thực Hiện Các Quan Điểm Chỉ Đạo Của Đảng Về Giáo Dục Và Đào Tạo
- Đảm Bảo Cơ Sở Vật Chất, Tài Chính Để Thực Hiện Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Môn Khoa Học Tự Nhiên Cho Học Sinh
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 15
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
+ Chỉ đạo TPT đội kết hợp với chuyên trách xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ HĐTN cho cán bộ GV.
+ Tổ chức tập huấn theo định kỳ 4 lần/năm vào đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học và trong hè.
+ Tổ chức tập huấn đột xuất cho cán bộ GV khi có hoạt động lớn quan trọng
b. Đối với cha mẹ học sinh
+ Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua hệ thống loa phát thanh của xã, qua hệ thống bảng tin của nhà trường để tuyên truyền tới phụ huynh HS về vai trò của HĐTN nói chung, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên nói riêng đối với việc giáo dục toàn diện học sinh.
+ Mời phụ huynh học sinh tham gia dự hoặc cùng tổ chức các HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh như: Hội diễn văn nghệ, hội thi, Hội trại, Festival các môn khoa học tự nhiên... qua các hoạt động này cha mẹ các em nắm được tâm tư nguyện vọng của con mình; thấy các em chững chạc, mạnh dạn hơn trong giao tiếp; ứng xử, nói năng mạch lạc, tự tin và có khả năng tổ chức, từ đó họ sẽ thấy rõ hơn vai trò của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên đối với việc phát triển nhân cách HS và ủng hộ nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có HĐTN môn học.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của HĐTN nói chung, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên nói riêng cho học sinh ở trường THCS cần một số điều kiện sau:
- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của HĐTN nói chung, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên nói riêng cho học sinh. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội – giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các tiêu chí thi đua cho HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh một cách cụ thể từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đến các em học sinh toàn trường.
- Giáo viên phải nhận thức đúng về HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.
- Phụ huynh học sinh có trách nhiệm cao trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con
3.2.2. Giám sát chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Để đảm bảo xây dựng được kế hoạch HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên một cách khoa học, cụ thể, tránh được sự chồng chéo các hoạt động, đảm bảo kế hoạch được xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh và thông suốt tới người thực hiện.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng tiến hành những công việc sau:
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, TPT Đội xây dựng toàn bộ kế hoạch HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho từng khối, từng lớp trong nhà trường, trong đó giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng giáo viên bộ môn sẽ là người xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp mình phụ trách và chịu trách nhiệm việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn khoa học tự nhiên cho học sinh. Cần có yêu cầu cụ thể cho kế hoạch do giáo viên xây dựng: xác định rõ mục tiêu, nội dung thực hiện theo từng chủ đề môn khoa học tự nhiên; các phương pháp và hình thức triển khai hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá...;
- Chỉ đạo việc duyệt và đưa kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào thực hiện;
- Chỉ đạo theo dõi việc thực hiện và báo cáo thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới; cử cán bộ quản lý, giáo viên tham dự các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết
- Căn cứ vào kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên đã xây dựng để đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường coi trọng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường; xây dựng được kỷ cương, nề nếp hoạt động của nhà trường; có uy tín và là tấm gương mẫu mực trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động của nhà trường, của bản thân; hiểu rõ khả năng của giáo viên và các lực lượng giáo dục, đặc điểm học sinh, các cơ sở vật chất phục vụ HĐTN môn học... từ đó có biện pháp phù hợp trong việc quản lý kế hoạch hoạt động của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
- Giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch một cách khoa học và có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động để đạt được mục tiêu đã xác định
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm nâng cao năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên nói chung, giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên nói riêng, giúp giáo viên biết cách thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học một cách hiệu quả.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thực hiện biện pháp này, hiệu trưởng tiến hành các công việc sau:
- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra được bầu không khí lành mạnh để GV tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn. Mọi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện có lôgic chặt chẽ.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho giáo viên. Việc bồi dưỡng có thể tiến hành thông qua các hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc bồi dưỡng thường xuyên
- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nói chung, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho giáo viên nói riêng. Việc bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên ở tổ chuyên môn có thể tiến hành thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nói chung, năng lực dạy học trải nghiệm theo chủ đề nói riêng
Những nội dung bồi dưỡng cho giáo viên năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học bao gồm: kỹ năng xác định chủ đề, tên hoạt động, kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh, kỹ năng xây dựng kịch bản hoạt động, kỹ năng thiết kế các dự án trải nghiệm của học sinh, kỹ năng điều phối hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động...; Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên tạo sự hứng thú cho HS. Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong HĐTN, mỗi GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức HĐTN. Cách truyền đạt của GV đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp. Người tổ chức phải ý thức được hứng thú học tập của HS trong HĐTN là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Do đó, cần bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng sau:
+ Gia tăng mức độ tập trung của HS trong quá trình tổ chức: Khi HS ít chú ý thì các em không thể nào tiếp thu được nhưng tập trung quá cao thì sẽ bị căng thẳng. GV cần lưu ý 4 yếu tố để có thể tăng hoặc giảm mức độ tập trung của HS là: Mức độ gần gũi, thời gian, hiểu rõ vấn đề, nghệ thuật dẫn dắt. Khi thấy HS tích cực trong các hoạt động thì GV sẽ ít can thiệp.
+ Nhận biết sắc thái tình cảm của HS: Thông qua các biểu hiện của HS ở từng tình huống cụ thể người tổ chức có thể biết được HS có phải đang sẵn sàng học hỏi hay không. Các em luôn có khuynh hướng nỗ lực nếu bản thân thấy thích, tin rằng tham gia mình sẽ thành công. GV nhận biết cảm xúc của HS qua các biểu hiện thích thú hay chán nản và khéo léo điều chỉnh. Đó là kỹ năng của người tổ chức, điều này quan trọng hơn là đơn thuần bổ sung các thiếu sót của HS.
+ Tạo sự thích thú với buổi trải nghiệm: Nhân tố này không tự có mà nó phát sinh trong quá trình tổ chức. Người tổ chức tạo sự thích thú cho HS bằng cách làm cho HS thích thú với chính mình. GV đưa ra những lời bình thu hút sự chú ý của HS, liên hệ nội dung của buổi HĐTN với thực tế, khen ngợi HS về những gì các em đã trình bày…Ngoài ra GV tăng cường tính thiết thực của HĐTN bằng việc gắn việc học tập của các em với thực tế cuộc sống.
+ Khả năng nhận biết kết quả: GV cho HS thấy các em đã làm tốt ở điểm nào, điểm nào cần phải cải thiện và cần phải làm gì để cải thiện điều đó. Có như vậy các em mới thấy có khả năng, khi làm được các em sẽ cố gắng hơn. Muốn vậy GV cần tập trung vào sự phản hồi, phải đưa ra nhận xét một cách hiệu quả, khuyến khích khả năng tư duy.
+ Tạo động lực cho HS: Động lực chủ quan tồn tại ngay trong mỗi HS khi các em thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình phát hiện được qua buổi HĐTN. Động lực khách quan có được khi các em tham gia thấy thích thú khi lĩnh hội được kiến thức qua buổi hoạt động này. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan khi HS hài lòng với HĐTN đã và đang diễn ra. Các em từ chỗ cần phải tham gia đến thích tham gia.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường cần:
- Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng, tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng
- Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.
- Coi trọng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và giám sát chặt chẽ hoạt động này để đảm bảo đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra
3.2.4. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện quan điểm dân chủ hóa quá trình giáo dục để phát huy tối đa yếu tố cá nhân như: năng lực, sở trường, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh trong việc tổ chức HĐTN môn học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đảm bảo đúng bản chất của quá trình giáo dục: HĐTN là hoạt động của người học và do người học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thực hiện biện pháp này, lãnh đạo các trường THCS huyện Vân Đồn cần tiến hành những công việc sau:
- Tuyên truyền, tác động để nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh đối với hoạt động trải nghiệm nói chung, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên nói riêng. Cần giúp cho giáo viên hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là sự phát triển tự ý thức và khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể thiết kế HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên với nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh nói chung, đặc điểm của học sinh trong từng lớp, từng khối nói riêng để khơi dậy tiềm năng sáng tạo, sự tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người học, trong việc thiết kế và tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo
chương trình giáo dục phổ thông mới hấp dẫn người học một cách thiết thực. Chẳng hạn, tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của giáo viên; linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động phong trào của nhà trường cho học sinh tham gia với vai trò là chủ thể của hoạt động: tin tưởng, cổ vũ và mạnh dạn giao việc cho học sinh phù hợp với năng lực, sở trường của các em, đồng thời yêu cầu cao hơn một chút so với khả năng của học sinh; luôn lắng nghe và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, cố gắng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các em; động viên, khích lệ các em trong quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá học sinh theo quan điểm vì sự tiến bộ của người học. Tận dụng tối đa các cơ hội để giao việc cho học sinh, để các em chủ động giải quyết tình huống nảy sinh dưới sự cố vấn giúp đỡ của giáo viên. Ban đầu thầy cô giáo giúp các em định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành hoạt động, trên cơ sở ấy học sinh thiết kế chương trình hoạt động, tổ chức và điều khiển hoạt động, tự đánh giá và rút kinh nghiệm để thấy được điểm tồn tại cần khắc phục và mặt mạnh cần phát huy.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- GV phải luôn gần gũi, quan tâm đến học sinh và có niềm tin ở các em, tôn trọng các em, giúp các em phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động. Trong các hoạt động giáo viên phải biết tổ chức, khơi gợi động viên để học sinh thực hiện vai trò của người quản lý, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của tập thể, ngoài ra giáo viên phải tạo điều kiện giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong mọi khâu của quá trình hoạt động.
- Nhà trường và giáo viên thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn học sinh rèn luyện thói quen tự quản, làm việc chủ động, tự lực giải quyết vấn đề, xử lý những tình huống xảy ra trong học tập và cuộc sống hàng ngày theo hướng tích cực.
- Nhà trường cần đánh thức được tiềm năng, nguồn lực từ xã hội và gia đình học sinh, tạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức hoạt động.