Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 15

Vân Đồn như: Nhận thức của cán bộ QLGD và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh; Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên; Ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh; Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương; Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường; Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, trong đó Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên là hai yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất.

Một số biện pháp quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, bao gồm: Nâng cao nhận thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh; Giám sát chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh.

Kết quả khảo nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất và vai trò tích cực của hoạt động này trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS huyện Vân Đồn. Các biện pháp này sẽ áp dụng được cho các trường THCS khác song cần lựa chọn biện pháp cho từng

hoạt động và phối kết hợp các biện pháp phù hợp với đặc thù của từng nhà trường, từng địa phương.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với cơ quan giáo dục các cấp

- Sở giáo dục cần nhanh chóng tham mưu với Bộ giáo dục về việc cải tiến cách đánh giá chất lượng nhà trường để các nhà trường ngoài việc quan tâm đến chất lượng văn hoá, còn phải quan tâm đến chất lượng các HĐTN môn học, góp phần phát triển giáo dục toàn diện HS. Đồng thời cần ban hành bộ chuẩn quy trình tổ chức HĐTN môn học cho học sinh để định hướng chung, chứ không nên mỗi trường thực hiện một kiểu.

- Hiện nay tài liệu hướng dẫn về HĐTN môn học là rất thiếu. Chính vì vậy cần bổ sung tài liệu về hoạt động này cho các trường .

- Tham mưu cho các ban ngành liên quan để có một khoản mục tài chính cho HĐTN môn học trong một năm học.

- Sở giáo dục và Đào tạo cần có bộ phận chỉ đạo HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh với cấp THCS để thống nhất chỉ đạo các hoạt động trên toàn tỉnh. Đây chính là bộ phận soạn thảo chương trình hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện của các nhà trường.

- Hàng năm, các Phòng, Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị báo cáo điển hình các đơn vị làm tốt công tác này, có biểu dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân; có tổ chức rút kinh nghiệm quản lý đối với nhà trường.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận căn cứ vào chương trình, nội dung của Sở Giáo dục & Đào tạo quy định để xây dựng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện.

- Công tác thanh tra toàn diện một nhà trường của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo bên cạnh việc đi sâu thanh tra hoạt động dạy học, cần đi sâu thanh tra quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh của các nhà trường.

2.2. Đối với các trường THCS

- Cán bộ quản lý nhà trường cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh đối với giáo dục toàn diện HS hiện nay để từ đó đầu tư thời gian, công sức cho công tác quản lý hoạt động này. Thực hiện các công tác quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Cần đưa nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho giáo viên một cách thường xuyên để họ có kiến thức chuyên sâu về HĐTN tránh tình trạng ngẫu hứng trong giáo dục.

- Cần dành kinh phí thích đáng cho việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh.

- Trong công tác quản lý của mình, cán bộ quản lý cần phải tăng cường học hỏi, giao lưu với các trường bạn, có thể học tập nhiều kinh nghiệm quản lý để công tác quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

2.3. Đối với giáo viên và học sinh

- Tăng cường tự học, tự đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức HĐTN để tổ chức tốt HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh.

- Hướng dẫn cho cán bộ lớp, cán bộ đội về nội dung, các hình thức tổ chức HĐTN để tăng thêm lòng tự tin cho đội ngũ này. Tạo điều kiện để các em phát huy khả năng của mình khi tổ chức hoạt động này cho cả lớp.

- Giáo viên phải ý thức được rằng mình chỉ là người cố vấn chứ không làm thay nhiệm vụ của học sinh.

- HS tự giác, tích cực tham gia vào HĐTN theo chủ đề môn KHTN.

2.4. Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường

- Cần có cái nhìn, nhận thức đúng đắn đối với HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh để trên cơ sở đó tạo điều kiện cho con em mình tham gia hoạt động.

- Ủng hộ nhà trường về tinh thần cũng như vật chất để đáp ứng tốt cho công tác HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2012), Giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông.

2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, HĐGD ngoài giờ lên lớp.

3. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 40/2008/CT-GDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013".

4. Bộ GD&ĐT, Thông tư 12/2011/TT - BGDĐT ngày ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Bộ GD&ĐT, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ GD&ĐT, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018.

7. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2012 về Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 – 2020.

9. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tháng 02/2015, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

11. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

12.Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Đỗ Nguyên Hạnh (1996), “Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2.

14. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dục.

15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Luân (2013), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

18. Võ Trung Minh (2014), “Vận dụng mô hình học tập thông qua hoạt động trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục, Số 32.

19. Phạm Sỹ Nam (2012), “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh, Khâu then chốt trong tiến trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 78.

20. Nhiều tác giả (2008), Học mà chơi - Chơi mà học, Dự án Giáo dục Môi trường Hà Nội, Nxb Giáo dục Hà Nội.

21. Phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn, Báo cáo tổng kết năm học và Kế hoạch thực hiện năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019.

22. Nguyễn Đức Quang (1999), “Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 6.

23.Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.

24. Roegiers. X (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25.Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Giáo dục.

27. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

28. Phạm Toàn (2012), John Dewey về giáo dục, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

29. Ngô Thị Tuyên (2015), Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Diễn đàn Công nghệ giáo dục online ngày 20/5/2015.

30. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb Giáo dục.

31.Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung hoc phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

32. Nguyễn Thị Xuân (2014), Quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)

Quý thầy cô kính mến!

Nhằm đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp hoàn thiện hơn trong việc quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, chúng tôi rất mong được quý thầy cô cho ý kiến của mình về vấn đề sau đây

(Xin quý thầy cô đánh dấu “X” vào các ô phù hợp )

------------------------------------------------------------------

Câu 1 : Xin thầy/cô cho biết mức độ quan trọng của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trong trường THCS.

a. Rất quan trọng b. Quan trọng

c. Ít quan trọng d. Bình thường đ. Không quan trọng

Câu 2 : Xin thầy/cô cho biết mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh trong trường THCS.


TT

Mục đích và yêu cầu cần đạt khi tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên

Tác dụng

Yêu cầu

Rất tác dụng

Ít tác dụng

Không

có tác dụng

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

1

Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức KHTN cho học sinh







2

Phát hiện năng khiếu KHTN của

học sinh







3

Tạo sự hứng thú cho HS học tập

các môn KHTN







4

Tạo sự gắn kết với tập thể







5

Phát triển nhân cách học sinh







6

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành các môn KHTN







7

Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho

HS







8

Chỉ để giải trí







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 15

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí