Giai Đoạn Từ Năm 1950 Đến Năm 1989

37


hiện rõ ở các vấn đề: người Mông vốn duy tình, Công giáo duy lý; người Mông trọng tình, Công giáo dùng giáo lý, giáo luật buộc tín đồ phải thực hiện; người Mông thờ đa thần, Công giáo thờ một thần; việc thờ cúng tổ tiên đối người Mông rất hệ trọng, nhưng Công giáo khi ấy cấm đoán, cho đó là mê tín; người Mông cảm thấy xấu hổ và thường giữ kín lỗi lầm của mình, nhưng theo Công giáo thì tín đồ phải xưng tội; người theo đạo phải gọi linh mục bằng cha mà với người Mông, người cha là chủ hộ và là trụ cột của gia đình; linh mục Công giáo là người Pháp, không phải người Mông,v.v... Ngoài ra, F.M. Savina còn phải đối mặt với những khó khăn khác, đó là người Mông sống ở các bản làng xa xôi hẻo lánh, đời sống kinh tế thiếu thốn, dân trí thấp kém, tập tục lạc hậu và nhất là sự bất đồng ngôn ngữ. Vì vậy, ông phải đi bộ xuyên rừng, lội suối đến tận các bản vùng sâu, vùng xa lập các giáo điểm vừa trực tiếp giảng đạo vừa sử dụng những người Mông tại chỗ am hiểu Kinh thánh trợ giúp trong quá trình truyền giáo, phát triển đạo. Để hỗ trợ cho công việc giảng đạo, F.M. Savina còn mời hai đoàn giáo sĩ người Mông từ Vân Nam thuộc Hội Truyền giáo Lục địa Trung Quốc (Chinese Inland Missions) sang trợ giúp. Những giáo sĩ người Mông từ Vân Nam sang đã hỗ trợ đắc lực cho ông trong truyền giáo, góp phần tích cực trong phát triển đạo. Bởi họ là những người đồng tộc, cùng tiếng nói, cùng văn hóa, cùng nếp nghĩ với người Mông ở Sa Pa nên đến với nhau tự nhiên hơn, gần gũi hơn, thân mật hơn. Nhờ “sự hợp tác của hai toán thừa sai người Mông từ Vân Nam sang, trong hai năm 1924-1925, đã có thêm 20 gia đình tòng giáo” [80, tr.453].

Hiểu rõ vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông, F.M Savina tìm cách thuyết phục được trưởng họ Mã A Thông (thôn Hang Đá, xã Hầu Thào) và Binh thầu Lồ A Tính (con rể của ông Mã A Thông ở Lao Chải) theo Công giáo. Với những biện pháp và cách thức nêu trên, công cuộc truyền giáo của ông đạt được những kết quả thiết thực. Đến năm 1927, hai giáo họ Hầu Thào và Lao Chải được thành lập gồm 33 gia đình ở 11 bản làng. Con số ấy dù chưa nhiều, nhưng với dân số lúc bấy giờ chứng tỏ một bộ phận người Mông ở Sa Pa đã chấp nhận từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo. Khi những “hạt giống” Công giáo đã cắm rễ ở Sa Pa, F.M. Savina tiếp tục phát triển Công giáo sang vùng người Mông ở Trạm Tấu (Yên Bái). Kết quả các họ đạo được thành lập tại Tà Ghênh (xã Bản Mù) và tại xã Phình Hồ thuộc huyện Trạm Tấu (thuộc tỉnh Yên Bái ngày nay).

38


Được sự ủng hộ của Công sứ Pháp, F.M. Savina thực hiện chính sách thu hút đồng bào đến với Công giáo, cụ thể: “các giáo dân hưởng một số quyền lợi như được cấp một số ruộng nương cho những người theo đạo đầu tiên, giáo dân không phải đi phu, được giảm hoặc miễn thuế; được cha cố bênh vực che chở cho thắng kiện... theo đạo sẽ được người Pháp, người Kinh giúp đỡ, có cuộc sống ấm no” [134, tr.180]. F.M Savina còn đưa người Mông đi thăm Hà Nội và Hải Phòng để họ biết đến văn minh đô thị. Ông dạy người Mông trồng rau quanh nhà để cải thiện bữa ăn, hướng dẫn cách ăn ở hợp vệ sinh; cho thuốc chữa bệnh khi ốm đau, hỗ trợ lương thực khi thiếu đói… Điều này đem lại lợi ích thiết thực trước mắt cho đồng bào Mông, có tác dụng lớn trong việc truyền bá Công giáo. Để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo, phát triển đạo, F.M. Savina sáng tạo ra bộ chữ Mông La tinh bằng cách dùng ký tự La tinh ghi lại những âm tiết của tiếng Mông để ghép vần. Nhà văn Mã A Lềnh nhận xét: “Savina xây dựng bộ chữ Hmông và lấy âm Hmông Đu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) làm âm tiêu chuẩn (...) tuy nhiên bộ chữ này không phổ biến vào đời sống, chỉ tồn tại trong một số nhà thờ Ki tô giáo một thời gian ngắn” [99, tr.453-454]. Dưới góc độ ngôn ngữ học, bộ chữ Mông La tinh của F.M. Savina còn nhiều hạn chế cả về từ vựng lẫn về phát âm, nhưng nó góp phần không nhỏ trong việc giảng đạo của ông. Sau khi có chữ viết, F.M Savina còn hứa xây dựng trường học và dạy chữ viết cho người Mông. Những việc làm nêu trên thực sự hấp dẫn đồng bào, nên một bộ phận người Mông chấp nhận cải đạo. Bởi với những tín đồ người Mông coi Công giáo “là phương tiện nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của đời sống hiện thực chứ không quan tâm nhiều về triết lý, về hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia” [134, tr.187]. Vì thế, công cuộc truyền giáo vào người Mông ở Sa Pa của F.M Savina đem lại được những kết quả ban đầu.

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc truyền giáo của các thừa sai, nhưng số người Mông theo đạo vẫn rất ít ỏi do “hầu hết những dòng họ lớn và thủ lĩnh trong vùng đều không muốn tiếp nhận Công giáo vì tư tưởng “khép kín” muốn bảo vệ văn hóa truyền thống, ngại sự xâm nhập của cái mới” [124, tr.229]. Vì thế, việc phát triển tín đồ trong vùng người Mông tiến triển rất chậm, mỗi năm chỉ có thêm được vài gia đình theo đạo, bởi tâm lý dè dặt trước một tôn giáo phương Tây, họ vừa muốn theo đạo vừa không muốn từ bỏ tín ngưỡng truyền thống. Yếu tố dòng họ cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mông còn rất sâu đậm làm cho sự

39


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

thâm nhập của Công giáo gặp không ít trở ngại, đôi khi xảy ra “xung đột văn hóa” giữa người theo đạo với người không theo đạo trên một địa bàn. Điều đó cho thấy, “cái mới” thay thế “cái cũ” không phải dễ dàng, đặc biệt là về tôn giáo.

Theo đề nghị của chính phủ Trung Hoa, năm 1925, F.M. Savina đến đảo Hải Nam làm phiên dịch và nghiên cứu một số dân tộc ở đó. Tháng 4-1929, giáo sỹ F.M Savina trở lại giáo phận và được Giám mục Ramond cử đến vùng Sa Pa tỉnh Lào Cai coi sóc giáo dân người Mông đã được ông truyền đạo trước đây. Thời điểm đó, giáo xứ Sa Pa đã có một nhà nguyện nhỏ để phục vụ các binh lính và công chức người Pháp đang làm việc tại đây. Theo Biên niên sử của Hội Thừa sai Paris, năm 1928: “Cho đến nay, Giáo hội chưa có gì ở Sapa, giáo sỹ từ Lào Cai đến cử hành các Thánh lễ trong mùa nghỉ dưỡng hè. Năm nay, ngài giám mục quản nhiệm phụ trách phần việc này. Ngài nghỉ tại tầng một của nhà xứ trong một căn phòng vừa là nơi để cầu nguyện, phòng ăn, phòng tiếp khách. Mỗi chủ nhật, ngôi nhà nguyện bé nhỏ này với chiều dài 8m, rộng 4m và cao 2m40 nơi tụ họp của các giáo dân người Pháp, người Việt” [dẫn theo 122, tr. 524 ].

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 6

Giáo sỹ F.M. Savina đến sống tại thung lũng Mường Bo (thuộc xã Hầu Thào ngày nay), cách Sa Pa khoảng chừng 8 km. Tại đây, ông cho xây dựng một nhà nguyện đồng thời cũng là trường học bằng gỗ. Ông làm việc miệt mài, nỗ lực cho công cuộc truyền bá đức tin nơi người Mông vùng núi này. Ông sống cùng với người dân để hiểu họ, mà cũng chỉ có ông là giáo sỹ duy nhất có thể hiểu và nói được ngôn ngữ của họ nên đã nhanh chóng thu hút người Mông đến với mình [dẫn theo 122, tr.524]. Năm 1930, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thụ phong chức linh mục của mình, giám mục Ramond đã tổ chức buổi lễ lớn tại Sapa. Tham dự buổi lễ có khoảng hơn 150 người Mông tân tòng do giáo sỹ F.M. Savina truyền dạy. Sau Thánh lễ, giám mục tổ chức đã tổ chức một bữa tiệc thiết đãi linh đình nhằm gây cảm tình đối với người Mông [dẫn theo 122, tr.525].

Trong thời gian này, Hội Thừa sai Paris ở Vân Nam (Trung Quốc) đã cử một số thầy giảng người Mông đến giúp F.M. Savina nên công cuộc truyền giáo có tiến triển khá hơn. Thừa sai Doussoux - người thay F.M. Savina coi sóc xứ người Mông ở Lào Cai và Yên Bái, cho biết: “khoảng năm 1930, trong thời kỳ cha Savina là giáo sỹ vùng Sa Pa, gần Lào Cai, có một linh mục người Mèo đến từ Vân Nam, chính ông ta là người đặt nền móng cho Ki tô giáo xứ người Mèo vùng Sa Pa. Ông ta đem

40


theo một số gia đình người Mèo Ki tô hữu, các gia đình này lưu lại đó vài tháng để hướng dẫn những người đồng tộc của mình tìm hiểu về đạo Chúa. Chính nhờ có sự giúp đỡ và khuyến khích của vị linh mục đó, người Mèo đã đề nghị với giáo sỹ được cải đạo” [dẫn theo 122, tr. 521]. Còn báo cáo của Tòa giám mục Hưng Hóa năm 1930 viết: “Với sự giúp đỡ của một số thày giảng người Mèo đến từ Vân Nam, người đồng đạo của chúng ta không bận tâm về sự tiện nghi hay thực phẩm, đang nỗ lực truyền giảng Tin mừng và dạy dỗ người Mèo trong vùng. Nhiều người đồng hương của chúng ta rất hài lòng khi đến thăm trường học và thật sự ngưỡng mộ sự tận tâm của giáo sỹ, chính họ đã giúp đỡ ngài nguồn tài chính cho việc thực hiện công trình. Cũng với lòng hảo tâm này, chúng tôi hy vọng nhận được sự hỗ trợ vào năm sau để hoàn thành việc xây dựng nhà thờ Sa Pa” [dẫn theo 122, tr.526].

Ngôi nhà nguyện đã trở nên khá chật hẹp mỗi khi tổ chức dịp Thánh lễ vào chủ nhật, Tòa giám mục Hưng Hóa quyết định xây dựng nhà thờ tại trung tâm huyện Sa Pa. Thực hiện chủ trương ấy, ngày 15 tháng 8 năm 1931, nhà thứ xứ Sa Pa với tước hiệu Nhà thờ Đức Bà Sa Pa (Notre Dame de Sa Pa ) được khởi công xây dựng. Nhà thờ trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo, giáo dân người Mông quanh vùng Sa Pa thường xuyên đến cầu nguyện tại nhà nguyện mỗi Thánh lễ chủ nhật và những ngày phiên chợ [dẫn theo 122, tr.526].

Tháng 9-1931, trong khi công việc truyền giảng “Tin mừng” vùng người Mông đang phát tiển, giáo sỹ F.M. Savina bị bệnh dạ dày phải về Pháp chữa trị một thời gian khá dài. Năm 1939, F.M. Savina quay lại truyền giáo ở Việt Nam. Giám mục Ramond cử FM Savina đến Hà Giang, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống để truyền giảng đức tin Ki tô. Đầu năm 1941, ông mắc bệnh nặng, được đưa về Bệnh viện Sant Paul ở Hà Nội chữa trị. Ông qua đời ngày 22-7-1941.

Những khi thừa sai F.M. Savina vắng mặt ở Sa Pa (đi chữa bệnh, hoặc nhận nhiệm vụ khác), mặc dù không có linh mục giảng đạo, song những người Mông theo Công giáo ở Sa Pa vẫn duy trì sinh hoạt tôn giáo. Chủ nhật hàng tuần hoặc ngày phiên chợ, họ vẫn đến nhà thờ Sa Pa tham gia Thánh lễ hoặc đọc thuộc lòng các bài kinh một cách nhiệt tâm. Để ổn định tình hình, Tòa giám mục Hưng Hóa cử linh mục Paul Marcel Doussoux (có tên Việt là Hiền), đến Sa Pa thay F.M Savina. Năm 1934, thừa sai P.M. Doussoux đến nhận giáo xứ Sa Pa, ông ở lại đây khoảng ba tuần để giảng đạo và đến thăm các gia đình tín đồ. Sau đó, ông trở lại hoạt động ở

41


Phình Hồ (thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái ngày nay). Mỗi năm hai lần, thừa sai P.M. Doussoux đến làm mục vụ cho người Mông ở Sa Pa.

Tại Phình Hồ, học theo phương pháp truyền giáo của thừa sai F.M. Savina, dùng chính người Mông để truyền giáo cho người Mông, P.M. Doussoux đã sử dụng những giáo dân người Mông ở Sa Pa để hướng dẫn cho người Mông ở Phình Hồ học đạo. Bằng phương pháp ấy, ông đã thiết lập được cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Phình Hồ, Nghĩa Lộ - cộng đồng Mông Công giáo thứ hai ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo kinh nghiệm của người tiền nhiệm, thừa sai P.M. Doussoux rất coi trọng đến việc biên soạn một cuốn giáo lý bằng tiếng Mông để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo, phát triển đạo. Năm 1935, thừa sai Doussoux đi Vân Nam (Trung Quốc) để học thêm chữ Mông. Năm 1936, ông được được hai linh mục người Mông có tên là Ly và Tao từ Vân Nam đến Sa Pa giúp đỡ hướng dẫn việc đạo cho người Mông. Hai linh mục này đã tổ chức giảng dạy giáo lý cho các tân tòng và làm lễ rửa tội cho 38 người lớn. Với nhóm Kitô hữu mới này, ở Sa Pa có khoảng 70 - 80 người Hmông đã được rửa tội. Họ rất kiên đạo, thường xuyên tham dự các Thánh lễ chủ nhật cho dù đường xá xa xôi, cách trở [dẫn theo 122, tr. 530].

Đồng thời, hai linh mục người Mông ở Vân Nam cũng được thừa sai Doussoux mới đến Phình Hồ giúp ông hoàn thiện cuốn sách giáo lý bằng tiếng Mông và truyền giáo. Tại đây, còn có sự trợ giúp của một số tân tòng người Mông nên công cuộc truyền giáo có nhiều tiến triển. Đánh giá về vai trò của thừa sai Doussoux, bản tường trình của Hội thừa sai Paris viết: “Ngài Doussoux với một lòng nhiệt thành truyền bá Tin mừng nơi người Mèo. Ngài ngày càng hoàn thiện những kiến thức về ngôn ngữ. Ngài cũng cần có một sức khỏe tốt để có thể vượt qua những mệt mỏi, vất vả; đặc biệt là thời điểm này, những người dân miền thượng du dường như muốn cải đạo. Ngài khao khát một ngày nào đó có thể biên soạn một cuốn Kinh cầu nguyện và một cuốn sách giáo lý nhỏ bằng tiếng Mèo” [dẫn theo 122, tr. 530].

Năm 1937, linh mục Jean Pierre Idiart Alhor-thư ký Tòa Giám mục Hưng Hóa được cử lên quản xứ Sa Pa thay cho linh mục P.M. Doussoux. Tại đây, Idiart Alhor tích cực học tiếng Mông, chỉ một thời gian ngắn ông đã có thể nói được tiếng Mông, đủ cho việc giao tiếp và giảng đạo. Do số người Công giáo ở Sa Pa ngày càng đông nên Idiart Alhor cho mở rộng diện tích nhà thờ xứ và làm thêm tháp chuông. Giáo sỹ Idiart Alhor đã đến sống cùng một vài gia đình người Mông cách

42


Sa Pa khoảng 5 km, để tiếp tục học tiếng và tìm hiểu phong tục, tập quán của người Mông. Đồng thời, ông cũng chăm sóc cho các tân tín đồ người Mông trong khu vực. Chính họ là người có ảnh hưởng sâu rộng đến cư dân các làng khác trong vùng. Nhờ vậy, công cuộc truyền giáo trong vùng người Mông ở Sa Pa có sự phát triển. Idiart Alhor cho xây dựng thêm hai ngôi nhà nguyện mới làm nơi sinh hoạt cho các nhóm tân tín đồ. Biên niên sử Hội Thừa sai năm 1938 đã viết: "Sự truyền bá Phúc âm nơi người Mèo tiếp tục thành công. Trong hai năm qua, một trăm tân tòng của giáo sỹ Idiart-Alhor đã được rửa tội" [dẫn theo 122, tr.533].

Trong thời gian 8 năm (1937-1945), làm quản xứ Sa Pa, Iliart Alhor tiếp tục những công việc mà những giáo sỹ tiền nhiệm đã làm, ông thường xuyên đến với người dân tộc Mông ở các xã Lao Chải, Hầu Thào vừa giảng đạo vừa hướng dẫn thực hành nghi lễ; khuyên người dân ăn ở hợp vệ sinh, trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn. Sự nỗ lực của ông đã đem lại một kết quả nhất định, số tân tòng dần tăng lên. Đến năm 1945, số người Mông theo Công giáo lên tới 240 hộ gia đình ở huyện Sa Pa (Lào Cai) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái).

Từ sau Việt Minh tiếp quản Sa Pa, giáo sỹ Idiart Alhor được phép cử hành Thánh lễ một, hai lần tại nhà thờ xứ sau đó ông về Hà Nội và làm việc tại giáo xứ Martyrs. Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 11-1947, với tư cách là linh mục tuyên úy cho đội quân Tây Bắc, thừa sai Idiart Alhor trở lại Lào Cai. Ông đi nhiều nơi vùng đồng bào dân tộc thiểu số để truyền đạo. Ngày 18-5-1948, ông qua đời tại Sa Pa, “thi thể ông được an táng ngay trong khuôn viên nhà thờ xứ Sa Pa bên cạnh Giám mục Ramond, đồng thời cũng là cậu ruột của ông” [122, tr.536].

Sau khi thừa sai thừa sai Idiart Alhor qua đời, Tòa giám mục Hưng Hóa cử giáo sĩ Antoine Schmidt (có tên Việt là Báu) làm quản xứ Sa Pa. Thừa sai Antoine Schmidt sinh ngày 14-11-1914 tại Butten, Giáo phận Strasbourg, tỉnh Bas Rhin. Ông vào chủng viện Hội Thừa sai Paris (24-11-1940); thụ phong linh mục (3-6- 1944), được cử đến giáo phận Hưng Hoá (1946), dạy tiếng Đức tại Viện Nghiên cứu Thánh Marie đồng thời học tiếng Việt. Ngày 29-10-1947, ông được cử đến coi sóc giáo xứ Tuyên Quang, nhưng do chiến tranh, năm 1948 ông được cử đến coi sóc giáo xứ Sa Pa. Ngay khi đến Sa Pa, giáo sỹ Schmidt đã bắt tay vào học tiếng Mông.

Đầu năm 1949, mặc dù chiến tranh diễn ra ác liệt, nhưng Giám mục giáo phận Hưng Hóa Jean Maria Mazé (có tên Việt là Kim) vẫn thực hiện những chuyến

43


kinh lược mục vụ toàn giáo phận, nhất là trong vùng người Mông Công giáo. Ngày 15-1-1949, ông đến Nghĩa Lộ, đến thăm giáo sỹ P.M. Doussoux và vùng người Mông Công giáo ở Phình Hồ. Chuyến công du của vị giám mục này đã gây được cảm tình lớn đối với người Mông trong vùng. Thời kỳ này, P.M. Doussoux trở thành thầy thuốc của tất cả người Mông trong vùng nên đã gây được cảm tình tốt trong người Mông. Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo vẫn gặp nhiều khó khăn do sự phản ứng của các già làng trưởng bản người Mông. Thừa sai này cho biết: “Một hôm, có 124 gia đình người Hmông đề nghị được cải đạo nhưng việc này đã bị vị thủ lĩnh của họ ngăn cản” [dẫn theo 122, tr. 537].

Tiếp sau đó, từ ngày 26-1 đến ngày 3-2-1949, Giám mục Jean Maria Mazé đi Lào Cai, đến Sa Pa và tu viện Tả Phìn. Sau Thánh lễ tại nhà thờ xứ Sa Pa, Giám mục Mazé đi thăm cộng đồng người Mông Công giáo Mường Bo (Hầu Thào),-nơi đầu tiên mà giáo sỹ Savina truyền đạo. Ông gặp vị giáo trưởng của người Mông và ba gia đình cư trú xung quanh ngôi nhà nguyện. Sau đó, ông đến thăm giáo dân ở Lao Chải-nhóm Công giáo Mông thứ hai ở Sa Pa. Chuyến kinh lý của giám mục giáo phận đã gây được cảm tình đối với người Mông [dẫn theo 122, tr.538].

Do chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt nên từ sau chuyến kinh lý của giám mục, giáo sỹ Antine Schmidt không thể dời xa nơi cư trú, ông tập trung học tiếng Mông. Với sự giúp đỡ của một số thầy giảng người Mông, ông biên soạn Kinh Thánh sang tiếng Mông. Đồng thời, ông tổ chức một lớp học giáo lý tại nơi ở. Sau khi Lào Cai được giải phóng, quân đội Pháp rút lui (11-1950), giáo sỹ Antone Schmidt phải dời khỏi Sa Pa. Ông là giáo sỹ cuối cùng với người Mông ở Sa Pa. Tại Yên Bái, tháng 10 năm 1952 giáo sỹ Doussoux cũng rời vùng Công giáo người Mông ở Phình Hồ về Bệnh viện Thánh Paul ở Hà Nội chữa bệnh, chấm dứt thời kỳ hoạt động truyền giáo của các thừa sai nước ngoài trong vùng đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc Việt Nam.

Như vậy, kể từ khi Công giáo được truyền nhập vào cộng đồng người Mông ở Sa Pa, Lào Cai (1921), cho đến khi vị thừa sai cuối cùng phải rời bỏ xứ sở này (1950), liên tiếp có 4 vị thừa sai thay nhau cai quản cộng đồng này. Các nhà truyền giáo có điểm chung là đều nhiệt huyết việc đạo, có phương thức truyền giáo năng động, chủ động hội nhập với nền văn hóa bản địa; am hiểu (và yêu mến nữa) văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Mông. Chính vì vậy, họ đã để lại một cộng

44


đồng Công giáo Mông tuy không nhiều, nhưng có lòng kiên đạo, xác tín một niềm tin nơi Chúa Giêsu Ki tô.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1989

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tác động mạnh mẽ đến Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Tín đồ suy giảm về số lượng. Theo Trần Hữu Sơn: “Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, số người theo đạo Thiên Chúa ở Sa Pa giảm sút nhanh chóng. Số người nhạt đạo và bỏ đạo là 26 hộ, chỉ còn 07 hộ người Hmông (cha con, họ hàng nhà ông Mã A Thông theo đạo)” [134, tr.181].

Hoạt động truyền bá Công giáo trong người Mông ở Lào Cai thời gian này hầu như không có kết quả. Nhà thờ bị hư hại, không có linh mục chủ chăn. Mọi sinh hoạt tôn giáo chủ yếu do các gia đình giáo dân tự thực hiện. Họ cơ bản giữ đạo bằng cách hằng ngày cầu nguyện và đọc Kinh thánh theo trí nhớ. Việc cưới xin, ma chay vẫn theo nghi thức Công giáo nhưng rất mờ nhạt. Tín đồ không được lĩnh nhận các bí tích theo đúng nghĩa. Số người bỏ đạo gấp 5 lần số người theo đạo. “Nguyên nhân chủ yếu khiến cho đạo Thiên Chúa không phát triển được ở vùng người Hmông trong thời kỳ này là do người Hmông luôn khát khao độc lập, tự do, thoát khỏi ách cai trị của thực dân phong kiến nên họ không thể chấp nhận đạo Thiên Chúa do sĩ quan Pháp đem vào vùng người Hmông. Người Hmông quan niệm Thiên Chúa giáo là đạo của người Tây, Tây bị đánh đổ thì đạo cũng hết” [134, tr.182]. Một nguyên nhân nữa là, nếu như trước đây, người Mông theo Công giáo để giải quyết một số quyền lợi trước mắt, thì từ năm 1950, Lào Cai được giải phóng, chính quyền cách mạng được thiết lập, người dân được tự do, những quyền lợi về kinh tế và chính trị được chế độ mới đảm bảo, nên nhiều gia đình không theo đạo nữa. Vì thế, số người Mông theo Công giáo ngày một ít dần, chỉ còn một số gia đình trong vùng, tồn tại như những “ốc đảo” rải rác trong thôn bản. Họ không tránh khỏi bị phân biệt đối xử, trở nên lạc lõng trong cộng đồng. Đây là lý do nhiều gia đình Mông Công giáo dần nhạt đạo, bỏ đạo. Thêm vào đó, một số giáo dân bị kẻ xấu lợi dụng chống đối chính quyền nên không được sự ủng hộ của cộng đồng [xem thêm 32, tr.117-118].

Sau ngày hòa bình lập lại (tháng 7-1954), tình hình an ninh chính trị vùng Công giáo ở Lào Cai có diễn biến mới. Thực dân Pháp rút quân nhưng để lại hậu quả chiến tranh nặng nề. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế - xã hội miền núi rất khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023