Diễn Biến Hàm Lượng Sắt Tầng Qh Trong Mùa Khô

- Hàm lượng Asen, As: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Asen dao động từ 0,001 đến 0,232 mg/l; trung bình 0,05 mg/l. Có tổng số 11/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 28,9 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 4,64 lần tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Mangan, Mn: Hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 7,61 mg/l; trung bình 0,71 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 9/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 23,7 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 15,22 lần tiêu chuẩn.

2. Vấn đề chất lượng nước ngầm tầng chứa nước qp

Theo số liệu chất lượng nước trong tầng chứa nước qp đã xác định các vấn đề trong tầng chứa nước này bao gồm: Vấn đề ô nhiễm Amoni, Sắt, Mangan và Asen, cụ thể như sau:

+ Ô nhiễm Amoni: Mùa khô có 27/38 vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Mùa mưa có 35/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 92,1% tổng số mẫu.

+ Chỉ tiêu Asen: 8/38 mẫu trong mùa khô và 11/38 mẫu mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Asen.

+ Chỉ tiêu Mangan: 12/38 mẫu vượt quá chỉ tiêu vào mùa khô và 9/38 mẫu vào mùa mưa.

+ Chỉ tiêu sắt: 24 mẫu trên tổng số 38 mẫu trong mùa khô và không có mẫu nào mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Fe.

Chất lượng nước tầng chứa nước qp1 nhìn chung khá tốt. Kết quả phân tích mẫu nhiễm bẩn cho thấy chỉ tiêu Amoni vượt quá tiêu chuẩn chiếm số lượng lớn. Kết quả khoanh định sơ bộ cho thấy các vùng ô nhiễm phân bố rải rác trong thành phố. Các chỉ tiêu khác như Asen, Nitrat đều có các mẫu vượt quá tiêu chuẩn nhưng tỷ lệ không lớn do đó chưa khoanh định thành các khu vực ô nhiễm mà vẫn là các điểm ô nhiễm cục bộ.

c. Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Vĩnh Bảo (n2)

Tại các vị trí Q.215 Trung Tự, Đống Đa, Q.214 Tứ Liên, Tây Hồ thuộc mạng quốc gia, P23N và P44N thuộc mạng Hà Nội. Kết quả đánh chất lượng nước trong tầng chứa nước này như sau:

+ Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm chỉ tiêu pH và NO2 trong đó có 2 trên tổng số 4 mẫu

vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở chỉ tiêu NO2 chiếm 50% tổng số mẫu. Trong số 2 mẫu vi lượng có 1 mẫu vượt quá tiêu chuẩn ở chỉ tiêu Asen và 1 mẫu vượt quá tiêu chuẩn ở chỉ tiêu Mangan.

Tầng chứa nước khe nứt có chất lượng tốt về cảm quan cũng như kết quả phân tích. Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề chất lượng nước trong các tầng chứa nước khe nứt là việc ô nhiễm các hợp chất Nito như Nitrit.

3.2.3. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội

3.2.3.1. Biến động mực nước ngầm

a. Biến động mực nước tầng chứa nước Holocen (qh)

Do quá trình khai thác nước mãnh liệt trong tầng chứa nước cuội sỏi nên đã hình thành phễu hạ thấp mực nước của tầng chứa nước khai thác, bên cạnh đó làm ảnh hưởng đến mực nước của tầng chứa nước bên trên.

+ Tại khu vực phường Kim Liên quận Đống Đa, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại công trình Q.64 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 3,38 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -0,88 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 0,74 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1992 đến 2007 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh mẽ, giai đoạn từ năm 2008 đến 2016 mực nước ngầm có xu thế dâng lên rõ rệt.

+ Tại khu vực phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại công trình Q.65 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 5,89 m, cao độ mực nước nhỏ nhất 1,95 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 5,15 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế dâng lên.

Hình 3 8 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Đống Đa Hình 3 9 Biến 1

Hình 3 8 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Đống Đa Hình 3 9 Biến 2

Hình 3.8. Biến động mực nước tầng qh

tại khu vực Đống Đa

Hình 3.9. Biến động mực nước tầng qh

tại khu vực Hoàng Mai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Tại khu vực phường Tứ Liên quận Tây Hồ, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại công trình Q.67 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 8,79 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -2,55 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 2,40 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy khu vực này vừa chịu ảnh hưởng bởi quá trình khai thác nước của các nhà máy nước, vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ thủy văn của sông Hồng nên biên độ dao động khá lớn và từ năm 1990 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế suy giảm.

+ Tại khu vực phường Phú Lãm quận Hà Đông, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại công trình Q.69 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 1,44 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -4,73 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -1,43 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy khu vực này vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình khai thác nước của nhà máy nước Hà Đông nên từ năm 1992 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế suy giảm mạnh mẽ.

Hình 3 10 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Tây Hồ Hình 3 11 Biến 3

Hình 3 10 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Tây Hồ Hình 3 11 Biến 4

Hình 3.10. Biến động mực nước tầng qh

tại khu vực Tây Hồ

Hình 3.11. Biến động mực nước tầng qh

tại khu vực Hà Đông

b. Biến động mực nước tầng chứa nước qp2

- Tại khu vực xã Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, kết quả quan trắc mực nước tầng qp2 tại công trình Q.62 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 6,91 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -5,31 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -0,04 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy do ảnh hưởng bởi quá trình khai thác nước nên từ năm 1990 đến năm 2008 mực nước ngầm có xu thế suy giảm mạnh mẽ, từ năm 2009 đến năm 2016 mực nước có xu thế ổn định.

- Tại khu vực phường Yết Kiêu quận Hà Đông, kết quả quan trắc mực nước tầng qp2 tại công trình Q.68a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất -2,76 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -15,33 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -8,39 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy do ảnh hưởng bởi quá trình khai thác nước của nhà máy nước Hạ Đình và nhà máy nước Hà Đông nên từ năm 1990 đến năm 2009 mực nước ngầm có xu thế suy giảm mạnh mẽ, từ năm 2009 đến năm 2013 mực nước có xu thế ổn định, nhưng từ năm 2014 mực nước lại bắt đầu có xu hướng suy giảm, có thể do ảnh hưởng của việc mở rộng quy mô và công suất khai thác nước của nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2 với 9 giếng khai thác 20.000 m3/ngày từ năm 2011 đến nay.

Hình 3 12 Biến động mực nước tầng qp 2 tại khu vực Bắc Từ Liêm Hình 3 13 5

Hình 3 12 Biến động mực nước tầng qp 2 tại khu vực Bắc Từ Liêm Hình 3 13 6

Hình 3.12. Biến động mực nước tầng qp2

tại khu vực Bắc Từ Liêm

Hình 3.13. Biến động mực nước tầng

qp2 tại khu vực Hà Đông

c. Biến động mực nước tầng chứa nước qp1

Do quá trình khai thác nước mãnh liệt trong tầng chứa nước cuội sỏi nên đã hình thành phễu hạ thấp mực nước của tầng chứa nước khai thác.

- Tại khu vực phường Mai Dịch quận Cầu Giấy, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại công trình Q.63a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất -13,06 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -22,39 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -18,78 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1992 đến 2006 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh mẽ, giai đoạn từ năm 2007 đến 2016 mực nước ngầm có xu thế khá ổn định tuy nhiên mực nước ngầm vẫn ở khá sâu.

- Tại khu vực phường Kim Liên quận Đống Đa, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại công trình Q.64a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất -9,28 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -20,47 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -15,71 m. Theo xu

thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1992 đến 2006 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh mẽ, giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 mực nước ngầm có xu thế khá ổn định và từ năm 2011 đến nay mực nước có xu hướng dâng lên.

Hình 3 14 Biến động mực nước tầng qp 1 tại khu vực Cầu Giấy Hình 3 15 7

Hình 3 14 Biến động mực nước tầng qp 1 tại khu vực Cầu Giấy Hình 3 15 8

Hình 3.14. Biến động mực nước tầng

qp1 tại khu vực Cầu Giấy

Hình 3.15. Biến động mực nước tầng qp1

tại khu vực Đống Đa

- Tại khu vực phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại công trình Q.65b cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất -4,03 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -16,90 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -11,02 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến 2004 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm nhẹ, mực nước dao động từ -10 m đến -5 m, nhưng giai đoạn từ năm 2004 đến nay do việc mở rộng khai thác của một số giếng khoan của nhà máy nước Pháp Vân từ năm 2004 nên mực nước ngầm có xu thế suy giảm, mực nước dao động từ -17 m đến -13,5 m.

- Tại khu vực phường Tứ Liên quận Tây Hồ, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại công trình Q.67a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 8,14 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -5,12 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 0,32 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến 1996 mực nước ngầm có xu hướng khá ổn định do việc khai thác nước của nhà máy nước Yên Phụ với công suất 35.552 m3/ngày đêm, mực nước dao động từ 2 m đến 7,5 m; từ năm 1997 đến 2007 nhà máy nước tăng công suất khai thác (năm 1997 là 81.425 m3/ngày đêm và năm 2007 là 102.834 m3/ngày đêm) nên mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh, dao động mực nước từ -3 m đến 5,5 m; giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhà máy nước giảm công suất khai thác và duy trì công suất 98.000 m3/ngày đêm nên mực nước ngầm có xu hướng ổn định với dao động từ -5 m đến -2 m.


Hình 3 16 Biến động mực nước tầng qp 1 tại khu vực Hoàng Mai Hình 3 17 Biến 9

Hình 3 16 Biến động mực nước tầng qp 1 tại khu vực Hoàng Mai Hình 3 17 Biến 10

Hình 3.16. Biến động mực nước tầng qp1

tại khu vực Hoàng Mai

Hình 3.17. Biến động mực nước tầng

qp1 tại khu vực Tây Hồ

- Tại khu vực phường Phú Lãm quận Hà Đông, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại công trình Q.69a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 0,83 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -17,55 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -4,64 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1992 đến 2010 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm, mực nước sâu nhất là -9,05 m, nhưng bắt đầu từ năm 2010 do mở rộng công suất khai thác của nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2 với lưu lượng khai thác thêm 20.000 m3/ngày đêm nên mực nước ngầm tiếp tục bị suy giảm và từ 2015 đến nay bắt đầu suy giảm mạnh mẽ với cao độ mực nước lớn nhất đến -17,55 m. Do đó cần có kế hoạch và lộ trình giảm lưu lượng khai thác tiến tới dừng khai thác nước tại bãi giếng này để mực nước ngầm được phục hồi, tránh nguy cơ cạn kiệt nước ngầm và gây tác động xấu tới môi trường.

3.2.3.2. Biến động chất lượng nước

a. Biến động chất lượng nước tầng chứa nước Holocen (qh)

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước trong tầng chứa nước Holocen, sử dụng kết quả quan trắc chất lượng nước tại 5 lỗ khoan quan trắc quốc gia trên địa bàn thành phố. Thời gian quan trắc từ năm 1996 đến năm 2019.

Tại các lỗ khoan quan trắc, chất lượng nước ngầm được lấy và phân tích 2 lần trong năm vào mùa mưa và mùa khô để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước theo mùa và theo thời gian. Diễn biến các chỉ tiêu chất lượng nước trong tầng tầng chứa nước Holocen cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu Fe3+: Kết quả phân tích theo thời gian cho thấy, hàm lượng Fe3+ trong các lỗ khoan quan trắc có xu thế giảm theo thời gian. Giai đoạn 1996 – 2002 hàm lượng Fe3+ trong các lỗ khoan quan trắc là rất cao dao động từ 20 mg/l đến hơn 100 mg/l. Giai đoạn từ 2002 đến nay hàm lượng Fe3+ có chiều hướng giảm, dao động trong khoảng 10 mg/l đến 20 mg/l. Mặc dù vậy hàm lượng này vẫn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Đặc biệt có những lỗ khoan quan trắc cho thấy xu thế giảm rõ rệt hàm lượng sắt giai đọan 2006 - 2007 (đảm bảo tiêu chuẩn cho phép) nhưng những năm gần đây biểu hiện xu thế tăng, đặc biệt là vào mùa mưa.

Hình 3 18 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa khô Hình 3 19 Diễn biến 11

Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa khô


Hình 3 19 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa mưa Chỉ tiêu NO 3 Kết 12


Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa mưa

+ Chỉ tiêu NO3: Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitrat trong hầu hết các giếng quan trắc là khá nhỏ, một số thời điểm mẫu nước có hàm lượng NO3 vượt quá tiêu chuẩn cho phép như Q64 năm 2000 (101 mg/l) Q65 năm 2002 (61 mg/l), xu thế những năm gần đây cho thấy hàm lượng Nitrat hầu hết đều giảm và đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023