Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 6


Dần không chịu mặc áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính là bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sùi khóc đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…” [3, 295].

Một đám cưới bất đắc dĩ, cưới vội vàng, bỏ hết mọi nghi lễ tối thiểu, đám cưới mà như đám xẩm, cưới để bớt một miệng ăn, cưới để trừ nợ, cưới để lấy dăm đồng bạc làm vốn lên rừng. Thật là chua chát vô cùng.

Có thể nói, qua ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở chương Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) gia đình thượng lưu danh giá nọ đã biến đám tang cụ cố thành đám hội, đám cưới thì ở truyện ngắnMột đám cưới, qua ngòi bút hiện thực

- trữ tình của Nam Cao, đám cưới Dần lại mang màu sắc của một đám tang, nó không dẫn đến hạnh phúc mà dẫn đến sự chia lìa. Gia đình tan tác vì nghèo đói. Câu chuyện kết thúc một cách lạnh lùng, buồn tủi. Nó làm xúc động đến những phần sâu kín nhất của tâm hồn.

Cứ thế cái đói bám riết lấy con người. Biết bao kiếp người sống vật vờ trong cái đói như vậy làm sao mà Nam Cao có thể ngoảnh mặt không viết về cái đói. Có lúc nhà văn miêu tả nó một cách gián tiếp. Trong truyện ngắn Lão Hạc ông không trực tiếp nói đến cái đói và miếng ăn. Tuy nhiên, qua cái chết của lão có thể thấy rằng cái đói đang đe dọa, rình rập con người.

Tác phẩm là một câu chuyện xúc động viết về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói. Nhân vật chính - Lão Hạc là một ông lão nghèo, sống thui thủi một mình, vợ lão chết rồi, con lão vì nghèo không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ còn biết làm bạn với con chó “cậu Vàng” - là hình ảnh kỉ niệm duy nhất của đứa con, là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão xem “cậu Vàng như con cái”. Lão cho cậu ăn trong bát, chia sẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như một con người. Nhưng


rồi nạn đói kém đến, lão phải bán cậu. Cậu Vàng bị bán có lẽ là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà ngày một lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ, tự dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” [3, 252]. Nhưng không chỉ có vậy lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát, tủi cực của một kiếp người. Do hậu quả của cái đói mà lão phải sống không khác gì một con vật: ăn củ khoai, củ ráy, ăn rau má để tồn tại. Ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn” [3, 253].

Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Nhưng hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Sau khi bị cái đói dồn đến chân tường không còn gì có thể ăn, lão quyết định ăn bả chó. Cái chết đau đớn, vật vã của lão Hạc đã phản ánh được cuộc sống lay lắt của con người trong những ngày đói kém. Nó mang một giá trị tố cáo sâu sắc: mạng sống của con người trong xã hội cũ, trước cái đói và miếng ăn cũng không khác gì mấy con vật. Kết thúc tác phẩm để lại bao suy nghĩ về số phận những con người nghèo khổ, lương thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nếu như truyện Lão Hạc để lại cho người đọc niềm xót thương và căm giận thì truyện ngắn Một bữa no lại gợi lên một cái gì thật chua xót, mỉa mai.


Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 6

Bà cái Tí là một con người bị rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn đến thê thảm: già yếu, bệnh tật, không người nuôi dưỡng, không còn chút sức để kiếm ra cái ăn, cũng không thể tiếp tục xin xỏ người khác nên bà bị đói ăn đã lâu ngày. Miếng ăn, miếng uống bao giờ cũng là một điều cần phải dè dặt. Dân gian ta có câu “Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp”. Nếu như cả cuộc đời chỉ nhằm vào một mục đích đó thì cuộc đời thật là đáng buồn. Nhưng ở đây bà lão đói đã lâu ngày, sự ám ảnh của cái đói khiến bà không thể cưỡng lại những ham muốn vật chất của mình. Bà đã nghĩ ra một diệu kế để tiếp tục kéo lê cái kiếp người đầy tủi cực của bà: Bà đã lê lết tấm thân gần đất xa trời đến nhà bà Phó Thụ, người mà bà đã cho đứa cháu làm con nuôi, thực chất là làm con ở, để ăn chực một bữa, lấy cớ là đi thăm cháu. Bà vẫn ý thức được rằng: “ăn chực nghĩa là mất hết danh giá”, tuy nhiên không thể cưỡng lại cơn đói bà đã lên đường. Chỉ riêng con đường đi ăn chực thôi đã cực đến ghê người: “Cứ đi được một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghỉ. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt lùng bùng, mắt bà bớt tối tăm, người tàm tạm thôi quay quắt. Bà nghỉ tất cả năm sáu quãng” [3, 228].

Nhưng nhờ sự thôi thúc hấp dẫn của cái ăn, bà đã đến được nơi bà định đến. Vào được nhà bà Phó Thụ, gặp bữa ăn đang dọn ra, bà đã gạt ngoài tai mọi lời chì chiết, đay nghiến, quát nạt thậm tệ của chủ nhà, để cắm cúi ăn cho thỏa cơn đói đã hành hạ bà mấy ngày qua. Ăn cho đã một bữa! Khi mọi người đã đứng lên, chỉ còn bà Phó Thụ ngồi lại để lườm nguýt, “Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết, chỉ còn lại một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt” [3, 234]. Cái bữa ăn chực đã đói, quá no ấy làm cho bà bị bội thực, hết thổ rồi tả, rồi chuyển sang kiết lị, không thể ăn gì vào được. Bà chết sau nửa tháng bị bệnh tật hành hạ, giày vò. Có thể thấy được cái tài của Nam Cao ở đây đó là miêu tả “một bữa no” nhưng qua đó làm nổi bật lên cái đói của con người.

Cái chết – và là chết đói đó là một thực trạng Nam Cao đau đớn cho ta chứng kiến. Đói không hẳn lúc nào cũng đi đến cái chết. Nhưng có lúc cái chết như là hậu


quả tự nhiên của cái đói, khi cái đói đã thành một thực trạng thường xuyên, dai dẳng và lan rộng.

Người bạn của nhà văn Phúc trong Điếu văn chết vì bệnh nhưng sâu xa vẫn là cái đói. Cuộc đời anh, một cuộc đời đi làm thuê để chống với cái đói, là phải thường xuyên chịu sự hành hạ của cái đói: “Sáng ngày ra, anh uống nước lã cầm hơi. Bữa trưa anh được lùm lùm bát cơm ngô hoặc cơm khoai. Buổi tối, người ta lại cho anh vài nắm ngô rang hoặc vài củ khoai, củ ráy. Kể ra thì bữa nào cũng thòm thèm cả. Chỉ có công việc và những lời chửi rủa thì bao giờ cũng thừa bứa, tứa tát. Xơi không kịp” [3, 219]. Cái đói luôn ám ảnh anh đến khi sắp chết đến nơi anh vẫn lo sợ chết đói. Vì vậy, trong phút lâm chung anh vẫn thèm được ăn, anh bảo vợ: “Tôi chết mất. Thế nào tôi cũng chết… Tôi chỉ còn thèm một bát chè đỗ đen. Nếu có thì bu em cho tôi một bát để tôi ăn cho mát ruột rồi tôi chết” [3, 224].

Trước màu sắc xám của cái đói đang bao phủ, những người nông dân trong sáng tác của Nam Cao luôn lo sợ cái chết đói. Thậm chí “Ngay trong những căn nhà vững trãi, người ta cũng thức. Người ta thở dài, người ta chép miệng, rên lên như sốt rét. Người ta lo chết đói. Lúa lớp này đang dở. Cây cối mà trận bão trước còn để sót vừa mới hồi lại. Trận này nữa là không còn một giống cây gì còn sống nổi. Rồi đây vườn sẽ chỉ còn đất trắng, củ chuối mà ăn cũng không còn nữa. Nhà nào nhà ấy, lại sắp sửa xem còn có thể đi nơi nào được, thì vợ chồng con cái bồng bế nhau mà đi đi…” [3, 168]. Quả là cái đói có sức ám ảnh ghê gớm.

Nhưng không bị cái đói và cái chết uy hiếp trực tiếp, mà vì phải gánh chịu nhiều đắng cay, khổ sở quá mà con người trở nên đố kị, ghen ghét trước hạnh phúc của người khác. Đó là trường hợp của bà ngoại của Ngạn trong Nhìn người ta sung sướng.

Bà là người khổ từ trong trứng khổ ra” [3, 93]. Còn nằm trong bụng mẹ thì đã mồ côi cha. Bà được năm tuổi thì mẹ bước đi bước nữa, phải sống nhờ vào lòng thương hại của những ông chú, bà bác. Nhưng lòng thương hại của người ta cũng có hạn, nên người ta bán đứa cháu côi cút cho một nhà giàu làm con nuôi. Bị đánh chửi, bị hành hạ cho đến năm mười bảy tuổi, bà bị truyền tay cho bà mẹ chồng để


tiếp tục bị hành hạ, đánh chửi, đến nỗi năm lần bà toan nhảy xuống sông. Năm hăm mốt tuổi, bà sinh được một đứa con nhưng do bận con, không làm lụng được nữa, bà được mẹ chồng buông tha, cho ra ở riêng với chồng, để tiếp tục bị thằng chồng vũ phu hành hạ. Sau cùng, anh chồng nghiện ngập rượu chè và máu mê đỏ đen thua một canh bạc lớn, bỏ làng ra đi, để lại cho bà đứa con thơ và bao nhiêu nợ nần. Thế là bà không bị ai hành hạ nữa, nhưng lại trở thành người vợ trẻ góa chồng từ khi anh chồng chưa chết.

Bởi suốt một đời khổ sở nên bà ngoại Ngạn không thấy một người nào thật khổ. Trong nhà bà toàn là những người sướng quá. Từ con bé ở trở lên” [3, 94]. Từ cách suy nghĩ méo mó đó, bà đâm ra đố kị, ghen ghét, tức tối mỗi khi nhìn thấy người khác được hạnh phúc, kể cả Ngạn, cháu ngoại của bà, bà rất thương Ngạn và Duyên, cô gái nết na ở cạnh nhà bà. Bà ra sức vun đắp tình cảm giữa họ, ao ước Duyên trở thành cháu dâu của bà. Thế nhưng, khi nhìn thấy cử chỉ có tình ý của họ, máu ghen ghét, đố kị ở bà sôi lên: “Bà nhớ lại trong một giây cái lúc tình yêu chớm nở trong lòng. Một giây thôi. Rồi khóe miệng bà nghệch xuống thành hình dấu mũ. Chua chát đã tiết ra trong máu” [3, 96]. Nghe những lời lẽ tình tứ trong bức thư Ngạn gửi cho Duyên, bà uất ức đến bốc lửa: “Bà cụ thấy nóng ran lên như lửa đốt. Bà giận cháu bà lắm. Cháu bà thế mà cũng hỏng. Chưa chi đã chiều vợ thế. Sau nó lại xỏ chân lỗ mũi. Anh hứa với em sẽ hết sức làm cho em sung sướng. Quả con Duyên là…! Anh sẽ đem em lên Hà Nội. Ngữ ấy lên Hà Nội…! Hứ! Có đời nhà nào như vậy?” [3, 97].

Không chỉ “dị ứng” trước chuyện hạnh phúc đôi lứa, mà khi chỉ nghe Duyên nói đến chuyện nhà cô ăn độn, bà cũng đem cái quá khứ của bà ra so sánh cho thấy rằng mọi người vẫn sướng hơn bà: “Chà, con ạ, con trẻ ăn cơm ngô càng chắc dạ. Bà thì ngày xưa cơm ngô cũng chẳng có mà ăn đâu. Cứ phải ăn cháo rau má trừ cơm là thường” [3, 97]. Như vậy, chứng bệnh ghen ghét ở bà ngoại Ngạn, mới nhìn tưởng như chỉ liên quan đến nỗi khổ đau mà bà đã gánh chịu, nhưng thật ra cũng có dây mơ dễ má với cái đói, cái đói ăn.


Do áp lực của miếng ăn, của cái đói ăn mà nhiều nhân vật của Nam Cao tư duy chỉ xoáy vào mỗi chuyện ăn. Đó là người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó.

Vốn xuất thân là một nông dân đông con, gia đình anh ta sống hết sức nghèo khổ, cơ cực. Một buổi sáng mát mẻ, sau khi hút xong mấy điếu thuốc lào, hắn thấy thèm thịt chó, thèm đến dại người đi, đầu óc không dứt ra được hình ảnh cái mông chó thui vàng óng và chai Văn Điển xanh nhạt. Nhưng quá nghèo đói, túng quẫn, đào đâu ra tiền để thỏa mãn cơn thèm? Tức mình hắn chửi bọn hàng bưởi, vì đã không đến mua bưởi của hắn. Hắn chửi cả vợ hắn vì cái tội không rước hàng bưởi về để bán.

Nhưng chửi cũng không ra tiền, hắn rời nhà, vừa đi vừa toan tính. Hắn định đến nhà con mẹ Vụ để gạ bán non mươi gốc chuối, nhưng thấy không ổn, bởi hắn đã từng lừa người ta bằng cách bán đi hai lần. Hắn đổi hướng, đi đến hàng thịt chó nhà mụ Tam, vừa bước, vừa do dự nghĩ ngợi, là vì hắn ăn chịu mụ ba bữa liền mà chưa có tiền trả. Nhưng cơn thèm rượu và thịt chó đến rỏ dãi đã kích thích đầu óc hắn hoạt động. Hắn nghĩ: “Thịt chó của mụ Tam là để bán, chứ không phải để cho ôi thối. Còn hắn muốn ăn thì phải mua. Không có tiền thì mua chịu. Trời sinh ra thế. Dầu mụ Tam không ưa bán chịu thì hắn cũng đã chịu luôn được ba bữa. Thêm một bữa nữa thì đã sao?” [3, 123]. Thế là hắn nhanh nhẹn và vui vẻ bước. Nhưng khốn khổ thay cho thân hắn, gần đến nhà mụ, hắn nghe mụ đang the thé chì chiết, chửi rủa kẻ nào đó ăn của mụ mà không muốn trả tiền. Hắn cảm thấy không thể liều, đành thở dài quay trở về.

Hắn về đến sân nhà thì con vện nhảy xổ ra sủa và suýt nữa đã đớp vào chân hắn. Thế là đầu óc hắn linh hoạt hẳn lên. Hắn nghĩ ra hàng loạt lí do cho thấy rằng nuôi con vện là thừa, là dở hơi lắm. Hắn úp được con chó và đem giết thịt. Lúc ấy, chị vợ đi bán hàng về đến nhà. Biết chồng làm thịt con vện trong khi nhà không có giỗ chạp gì, chị giận đến tím mặt, nghẹn cổ. Bởi vì con vện đáng giá ba đồng bạc, đủ đong gạo cho cả nhà ăn hàng nửa tháng. Nhưng vì vướng mấy người bạn của chồng, chị đành cắn răng nín nhịn. Được nước, hắn vừa đe nẹt, vừa dỗ ngọt để chị vợ đi đong chịu cho hắn gạo, rượu, nước mắm. Khi các thứ đã chuẩn bị xong, hắn


bày biện mâm bát ra và cùng với mấy người bạn đánh chén sạch nhẵn, không hề nghĩ đến người vợ khốn khổ và bốn đứa con đói lả đang thèm thuồng chờ miếng ăn thừa của hắn.

Miếng ăn cũng biến anh cu Lộ (Tư cách mõ) thành một thằng mõ chính tông, một thằng mõ với đầy đủ “tư cách mõ”, “cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay” [3, 210].

Anh cu Lộ vốn là một nông dân nghèo, đất vườn ít, nên phải nai lưng cày thuê cuốc mướn để nuôi vợ, nuôi con. Gia cảnh tuy túng bấn luôn nhưng anh là con người bụng dạ trong sáng, “ăn ở phân minh” chưa bao giờ “tắt ma tắt mắt”, chạm đến con gà hay buồng chuối của hàng xóm, láng giềng.

Nhưng từ khi nghe theo lời dỗ ngọt của các cụ quan viên trong họ đạo Lưu An để nhận làm thằng mõ, tức thứ lao công quét dọn nhà thờ và đi mời mọi người khi có hội họp, ăn uống. Dần dần Lộ đã biến thành một con người khác hẳn. Thật ra, trong thời gian đầu làm mõ, Lộ cũng được hưởng lợi lộc không ít: Anh được làm thêm bốn sào vườn mà không phải đóng thuế một đồng trinh, cho nên nhà cửa đỡ túng bấn hơn trước. Nhưng cái hại cũng bắt nguồn từ đây. Thấy anh có khấm khá hơn, mọi người đâm ra ghen ghét ngầm và về hùa với nhau, tìm mọi cách làm nhục anh. Bạn bè tìm cách lảng tránh. Nói đến anh, những kẻ ít tuổi hơn cũng gọi bằng “thằng”. Trong những cuộc hội họp, mỗi khi anh lên tiếng, người ta tỏ ra khinh khi, không thèm bắt chuyện. Có lần, trong một đám khao, Lộ vừa ngồi vào mâm cỗ, thì những người ngồi trước đứng lên, bỏ Lộ ngồi trơ khấc một mình. Lộ thấy nhục, muốn trả lại vườn, bỏ việc, nhưng lại tiếc miếng ăn sắp đến ngày hái quả, tiếc công sức bỏ ra bấy lâu nay. Anh định bụng sẽ không đi ăn cỗ để khỏi bị làm nhục. Nhưng tránh cũng không được bởi chủ nhà có cỗ không thể để cho người đi mời khách ôm bụng đói mà về. Họ nghĩ cách dọn riêng cho Lộ một mâm trong bếp hay ở những chỗ kín đáo. Nhưng người ta cũng không buông tha cho anh. Người này đi qua khịa một câu, người khác đi lại kháy một câu. Căm tức, Lộ đánh liều trở nên trâng tráo, bê mâm cỗ đặt lên phản, tỏ ra ung dung, rung đùi mà chén, tuy rằng không khỏi cảm thấy ngượng. Một lần, hai lần rồi ba lần, Lộ thấy quen, không còn biết ngượng nữa.


Và để khiêu khích, trả thù mọi người, Lộ không chờ chủ nhà dọn cho, anh tự đi chọn và bưng mâm đầy nhất, lại còn xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm. Ăn không hết thì gói đem về nhà cho vợ, con ăn… Tiến xa hơn một bước, Lộ còn tìm đủ mọi cách để ăn, để xoáy người ta mỗi khi có dịp. Trong những ngày lễ Tết, Lộ còn dắt vợ, con đi khắp làng để xin gạo, kiếm cỗ ăn và kiếm tiền “phong bao”.

Cuộc sống làng quê trong văn Nam Cao luôn nặng nề, bức bối vì những cảnh đời đói khổ, tối tăm. Thế giới con người của Nam Cao không có lấy một giây phút bình yên, không có một khoảnh khắc làm họ quên đi cái đói khổ hèn mọn.

Vợ Lúng (Đòn chồng) vì đói đã sinh ra bao chứng tật xấu: “ăn vụng, ăn trộm, ăn cắp, ăn mày, ăn nhặt! (…). Trăm nết mất cả trăm”. Vì đói nên không còn sợ đòn chồng:

- “Khe khẽ… Anh ấy dậy bây giờ thì chết.

- Cho chết! Đói bỏ cha đi ấy, hãy ăn cho sướng đã” [3, 103].

Vì đói mà không bỏ sót một miếng ăn nào “Ôi miếng trai! Còn sót một miếng trai trong góc nồi! Làm nốt đi” [3, 103].

Trong Con mèo nguyên nhân sâu xa dẫn đến vợ chồng cãi cọ cũng là miếng ăn. Giá như chị Cu lại bên mâm cơm, nhắc cái niêu còn nặng một chút có lẽ mặt chị sẽ tươi tỉnh ra. Đằng này: “cái niêu nhẹ nhõm. Chị nghiêng nó ra ánh trăng, nhìn. Còn ba hột cơm ranh! Ăn chẳng bõ dính răng” [3, 82] đã khiến cho cơn giận dữ trong lòng chị càng bùng lên thêm.

Người mẹ trong Bài học quét nhà, vì đời sống quá khó khăn, căn nhà có nguy cơ phải bán, bữa ăn trong ngày cũng phải bớt xén, nên đâm ra trái tính trái nết. Chị đã hành hạ đứa con gái tội nghiệp bằng cách bắt nó quét nhà. Đứa con chưa đầy năm tuổi phải vật lộn ì ạch với cái chổi mà không sao quét được theo lời dạy của mẹ. Thế là chị lồng lộn lên, tát đứa con chúi người đi. Để rồi tối đến, nghĩ lại hành vi tàn nhẫn của mình, chị thú nhận với chồng: chị đã điên, điên vì nghèo đói.

Dưới ngòi bút của Nam Cao tình yêu có lúc cũng bị đem ra thử thách thật là tàn nhẫn bằng miếng ăn. Ấy là Một truyện xú-vơ-nia. Ông viết “Bọn trẻ tưởng rằng người ta có thể sống bằng tình yêu mà chẳng cần ăn (…). Chao ôi! Thì ra những cô

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí