Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 4


sinh lợi của TTCK hơn là nghiên cứu tác động của nó đến các đặc điểm nội bộ của các tác nhân kinh tế có vai trò quan trọng trong thị trường. Một số nghiên cứu tập trung khai thác vai trò của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường đối với chi tiêu của người tiêu dùng (Campbell, 1996), đầu tư kinh doanh (Hu, 1995) và tăng trưởng trong các hoạt động kinh tế (Arestis và cộng sự, 2001). Fornari và Mele (2013) cho rằng, SMV là một trong những biến số tài chính có thể dự báo được tăng trưởng sản xuất công nghiệp và chu kỳ kinh tế và Campbell và cộng sự (2001) cho rằng SMV có thể dự báo được tăng trưởng kinh tế. Theo đó, vai trò của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro và hiệu quả của ngân hàng có sự thiếu hụt lớn trong các nghiên cứu và công trình khoa học thực nghiệm.

Một số lý thuyết kinh tế đã giải thích cơ chế tác động của SMV lên rủi ro hoạt động và hiệu quả của ngân hàng; cụ thể như sau: Thứ nhất, ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động được giải thích thông qua hàm ý từ quan điểm của lý thuyết triển vọng (prospect theory) (García-Herrero và cộng sự, 2009; Kai Ineman và Tversky, 1979). Thứ hai, ảnh hưởng của SMV lên rủi ro có thể được giải thích bởi lý thuyết bất ổn tài chính (Minsky, 1992) và quan điểm nghịch lý biến động (Adrian và Shin, 2014). Thứ ba, ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro khi xem xét đến vai trò của quy mô có thể được giải thích bởi lý thuyết quy mô tối ưu (Krasa và Villamil, 1992). Như vậy, các lý thuyết kể trên có thể ứng dụng để giải thích ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động và rủi ro và từ đó có thể hàm ý cho vai trò của yếu tố quy mô đến ảnh hưởng này. Như vậy, từ góc độ lý thuyết, yếu tố SMV có thể xem là yếu tố giải thích tiềm năng cho hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

Xem xét ở góc độ thực nghiệm, một vài nghiên cứu thực nghiệm đã đề cập đến ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả của ngân hàng. Các công trình nghiên cứu điển hình và trực tiếp về quan hệ này gồm có Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2010), Tan và Floros (2012b) và Rashid và Ilyas (2018). Các nghiên cứu này đề cập đến vấn đề dịch


chuyển dòng vốn gây ra sự ảnh hưởng của SMV đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng; tuy nhiên, chiều hướng tác động có sự khác biệt với nhau. Ngoài ra, tác giả chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy của ảnh hưởng trực tiếp của SMV lên rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, tồn tại có một số cách giải thích tiềm năng cho tác động gián tiếp của SMV lên rủi ro, dựa trên quan điểm của một số nghiên cứu thực nghiệm như Albertazzi và Gambacorta (2009), Albertazzi và Gambacorta (2010), Danielsson và cộng sự (2018).

Ngoài ra, việc gia tăng quy mô của các ngân hàng là chiến lược sống còn giúp các ngân hàng có khả năng gia tăng sức cạnh tranh và duy trì lợi ích kinh tế theo quy mô (economics of scale). Ngành ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi quy mô đáng kể trong thời gian vừa qua. Ví dụ phải kể đến là các ngân hàng như: SCB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn, VPBank - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, Sacombank - Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín, BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tốt nhất trong nhóm các ngân hàng lớn với các con số lần lượt là 176%, 167%, 152%, 139% và 129% (năm 2020). Các nghiên cứu về yếu tố quy mô thường tập trung xoay quanh tầm quan trọng của quy mô đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức; theo đó, yếu tố quy mô là minh chứng cho tiềm lực tài chính và hàm ý quan trọng của nó trong cải thiện tính hiệu quả của tổ chức và hạn chế rủi ro tiềm tàng. Yếu tố quy mô của các ngân hàng thương mại càng lớn ngân hàng càng hoạt động hiệu quả (Hoàng và Huân, 2016). Rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khác nhau đối với các ngân hàng có quy mô khác nhau. Trong thời kỳ biến động gia tăng trong SMV, khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, tuy nhiên sự sụt giảm này không giống nhau giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau (Rashid và Ilyas, 2018). Thêm nữa, sự gia tăng quy mô của ngân hàng có thể gây ra rủi ro của ngân hàng khi hiện tượng “quá lớn để sụp đổ” có thể xảy ra trong trường hợp của các ngân hàng có tiềm lực quy mô tài sản tương đối lớn (Haq và Heaney, 2012). Như vậy, vai trò của yếu tố quy mô gây ra tác động đến ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả được thảo luận trong công trình khoa học


duy nhất của tác giả Rashid và Ilyas (2018). Theo đó, tác giả chưa phát hiện bài báo hay công trình nghiên cứu nào nhấn mạnh vai trò của yếu tố quy mô ngân hàng đối với ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Đây là khoảng trống nghiên cứu cần khai thác trong các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể (Xem nhánh 3, Hình 1.2).

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.


1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 4


Mục tiêu tổng quát của luận án là (i) nghiên cứu ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NH TMCP niêm yết và (ii) nhấn mạnh vai trò của yếu tố quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể


Trên cơ sở mục tiêu chung và phân tích sơ lược về khoảng trống nghiên cứu, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu tác động của SMV lên hiệu quả của NH TMCP niêm yết.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu tác động của SMV lên rủi ro của NH TMCP niêm yết.

Mục tiêu 3: Nghiên cứu tác động của SMV lên hiệu quả hoạt động của NH TMCP niêm yết trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng.

Mục tiêu 4: Nghiên cứu tác động của SMV lên rủi ro của NH TMCP niêm yết trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu


Từ ý nghĩa thực tiễn và những khoảng trống trong lý thuyết, luận án tập trung khai thác các câu hỏi nghiên cứu chính sau:

SMV có tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng không?

SMV có tác động đến rủi ro ngân hàng không?


Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không?

Ảnh hưởng của SMV lên lên rủi ro có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.5.1. Đối tượng nghiên cứu


Ngân hàng thương mại cổ phần là tổ chức tài chính trung gian với chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt, cụ thể là các hình thức cho vay vốn, tiết kiệm và dịch vụ tài chính thanh toán. Theo đó, NH TMCP thực hiện vai trò tài chính linh hoạt nhất so với bất kỳ loại hình kinh doanh nào khác trong nền kinh tế, từ đó luồng vốn trong nền kinh tế có thể được phân phối một cách hợp lý giữa nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn (Rose, 1996). Từ vai trò quan trọng của NH TMCP, luận án khai thác hai khía cạnh trọng yếu của ngân hàng (hiệu quả và rủi ro) trong bối cảnh biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là biến động tỷ suất sinh lợi thị trường, hiệu quả hoạt động và rủi ro của NH TMCP Việt Nam niêm yết; bên cạnh đó, luận án còn khai thác khía cạnh quy mô của ngân hàng và xem xét ảnh hưởng của nó đến tác động của SMV, hiệu quả và rủi ro của ngân hàng.

1.5.2. Phạm vi nội dung


Luận án nghiên cứu khái niệm SMV, hiệu quả, rủi ro và quy mô của 24 NH TMCP Việt Nam niêm yết. Trong đó, hiệu quả được đo lường bằng các chỉ tiêu truyền thống (hiệu quả sử dụng vốn – ROE, hiệu quả sử dụng vốn vượt mức – EROE, hiệu quả sử dụng tài sản – ROA và tỷ lệ lãi cận biên - NIM) và chỉ tiêu mới (giá trị kinh tế gia tăng

– EVA). Rủi ro của ngân hàng được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng trong luận án chỉ gói gọn một vài chỉ tiêu cơ bản và được sử dụng phổ biến như hệ số ổn định ngân hàng (ZSCORE), độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng vốn cổ phần (DROE) và độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (DROE). Về SMV, luận án sử dụng hai cách đo


lường cơ bản theo thước đo của French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và theo cách tiếp cận nghiên cứu của Lau và cộng sự (2013). Về quy mô, luận án sử dụng cách đo lường truyền thống (logarit tổng tài sản) và biến giả quy mô - để kiểm tra tính vững của kết quả nghiên cứu khi sử dụng một cách tiếp cận khác.

1.5.3. Phạm vi không gian


Luận án nghiên cứu trong phạm vi 24 NH TMCP Việt Nam được niêm yết chính thức trên 03 sàn chứng khoán của Việt Nam (sàn chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

– HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội – HNX và sàn UPCOM). Các ngân hàng niêm yết trên HOSE gồm có ACB, BID, CTG, EIB, HDB, LPB, MBB, MSB, STB, TCB, TPB,

VCB, VIB, VPB. Các ngân hàng niêm yết trên HNX bao gồm BAB, NVB và SHB và các ngân hàng niêm yết trên sàn UPCOM gồm có ABB, BVB, KLB, NAB, PGB, SGB và VBB. Khoản 1 Điều 40 Luật Chứng khoán cho biết: “Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán”; do đó các ngân hàng cổ phần niêm yết thường phải đáp ứng các tiêu chí lành mạnh hóa tài chính tốt hơn do vậy nghiên cứu trên nhóm các ngân hàng này giúp loại bỏ các đặc điểm mang tính chất riêng có và đặc thù của từng ngân hàng, đặc biệt do sự yếu kém nội tại (chưa đủ điều kiện niêm yết) có ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, nghiên cứu ảnh hưởng của SMV lên các ngân hàng cổ phần niêm yết thay vì lên các loại hình ngân hàng khác là phù hợp vì các ngân hàng trực tiếp niêm yết trên sàn chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ số giá thị trường chung.

1.5.4. Phạm vi thời gian


Luận án nghiên cứu trong khung thời gian từ Quý 2/2006 - Quý 1/2021. Giai đoạn này dữ liệu tương đối ổn định và có thể tiếp cận được đầy đủ. Các nghiên cứu về hiệu


quả và rủi ro của các NH TMCP khai thác chủ yếu dữ liệu theo năm; do đó đây cũng là một trong những đóng góp mới của luận án.

1.6. Phương pháp nghiên cứu


Luận án sử dụng cách tiếp cận định lượng để phân tích, bao gồm phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM), phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển (OLS) và phương pháp hồi quy tổng quát hóa thời điểm hệ thống (S-GMM). Trong đó, luận án có sử dụng các kiểm định để cân nhắc sự hợp lý khi lựa chọn các mô hình phù hợp và sử dụng các cách đo lường biến khác nhau để kiểm tra tính vững của các mô hình nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày trong Phụ lục 1.

1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Luận án đóng góp những điểm chính sau vào kho tàng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm như sau:

Thứ nhất, qua việc khảo lược lý thuyết và thực nghiệm, đây là công trình khoa học thực nghiệm đầu tiên xem xét về ảnh hưởng của SMV lên rủi ro và hiệu quả hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Xét ở góc độ lý thuyết giải thích cơ chế ảnh hưởng giữa các khái niệm nghiên cứu, ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được giải thích bởi lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979). Trong khi đó, ảnh hưởng của SMV lên rủi ro được giải thích thông qua các lý thuyết như lý thuyết bất ổn tài chính (Minsky, 1992) và quan điểm nghịch lý biến động (Adrian và Shin, 2014). Nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra hiệu lực giải thích của các lý thuyết này vẫn còn hạn chế. Đối với ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả, có một số bài nghiên cứu có đề cập đến tác động này, tuy nhiên có một số hạn chế sau: (i) Sử dụng biến SMV đóng vai trò là biến kiểm soát hơn là biến nghiên cứu chính trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (ii) Chiều hướng ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả tương đối khác nhau trong các nghiên cứu thực


nghiệm đã có và (iii) Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro và hiệu quả chỉ được nghiên cứu chủ yếu ở các nước phát triển. Theo đó, tác giả chưa phát hiện được bài nghiên cứu nào tại thị trường Việt Nam cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

Thứ hai, các nghiên cứu đã có xem xét ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả của các ngân hàng chủ yếu khai thác thước đo hiệu quả ngân hàng theo các chỉ tiêu truyền thống (ROA, ROE và NIM). Trong luận án này, tác giả khai thác yếu tố hiệu quả của ngân hàng được xác định bằng thước đo giá trị kinh tế gia tăng (EVA) dựa trên góc độ tiếp cận cả của tác giả Stewart III (1991) và Stern và cộng sự (1995a). Đây là thước đo hiệu quả hơn các phương pháp đo lường truyền thống vì chỉ tiêu này cân nhắc đến chi phí của lãi vay và chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu; tuy nhiên ít được khai thác trong các nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, luận án sử dụng cả thước đo truyền thống và thước đo mới để đối chiếu so sánh, đảm bảo tính vững của các kết quả hồi quy. Thêm nữa, luận án còn sử dụng cách đo lường SMV theo 2 góc độ nghiên cứu của (i) tác giả French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và (ii) tác giả Lau và cộng sự (2013) để có cơ sở so sánh và làm vững thêm kết quả hồi quy các ảnh hưởng chính giữa các khái niệm nghiên cứu.

Thứ ba, bằng chứng từ các công trình thực nghiệm cho thấy SMV càng gia tăng sẽ giúp làm rủi ro của ngân hàng. Theo đó, kết quả này của luận án trái ngược với các cách giải thích của các lý thuyết kinh tế có liên quan đến mối quan hệ biến động thị trường và rủi ro. Cụ thể, các lý thuyết trước của Minsky (1992) và quan điểm của Adrian và Shin (2014) đều dự báo tác động nghịch biến của SMV và rủi ro. Theo đó, SMV có thể gây ra sự thay đổi hành vi đầu tư của nhà đầu tư khi họ rút vốn từ TTCK do rủi ro biến động cao và rót vốn vào ngân hàng (nơi an toàn vốn, ít rủi ro và tỷ suất sinh lợi chắc chắn hơn), tuy nhiên khả năng sinh lợi từ nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng ngân hàng có tận dụng được nguồn vốn này hay không. Từ đó, luận án trình bày quan điểm về sự


tồn tại của việc “truyền dẫn” rủi ro phát sinh từ SMV đến hệ thống các NH TMCP Việt Nam niêm yết.

Thứ tư, vai trò của quy mô ngân hàng đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, gồm có Al‐Tamimi và Charif (2011), Sufian (2009), và Kosmidou (2008). Trong khi đó, có rất ít bài công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với yếu tố hiệu quả hoạt động và tác giả chưa phát hiện bài báo khoa học hoặc nghiên cứu nào đề cập đến tác động của quy mô lên ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường đến rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, theo lập luận của Rashid (2014), biến động thị trường tăng có thể làm hiệu quả ngân hàng gia tăng đặc biệt là ở các ngân hàng lớn, do vốn rút khỏi thị trường chứng khoán và ưu tiên đổ vào các ngân hàng lớn, đóng vai trò là kênh sinh lợi an toàn hơn so với các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, SMV gia tăng có khả năng gây ra sự gia tăng trong rủi ro tổng thể và rủi ro này được các ngân hàng thêm vào lãi suất cho vay, từ đó làm giảm nhu cầu vay của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn. Theo đó, ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro đặc biệt quan trọng với các ngân hàng có quy mô lớn. Theo lập luận này, tác giả phát triển giả thuyết về tác động của quy mô ngân hàng đối với ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Đây là đóng góp mới và quan trọng vào thực nghiệm về tác động của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đến rủi ro và hiệu quả hoạt động.

Thứ năm, có sự khan hiếm nhất định của các nghiên cứu trước về SMV, hiệu quả và rủi ro; điều này có thể gây ra hạn chế nhất định trong việc ra quyết định kinh tế. Do vậy, nhận thức về vai trò của TTCK thông qua ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của ngân hàng mang đến những hàm ý quan trọng cho nhà quản trị nội bộ của ngân hàng và các cơ quan giám sát của nhà nước. Theo đó, trong thực tế, việc quan sát biến động chỉ số giá thị trường chứng khoán và SMV có thể giúp ngân hàng nhà nước theo dõi được tín hiệu tốt hoặc xấu của thị trường để kịp thời can thiệp vì những biến động

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí