Dàn Bài Phỏng Vấn Chuyên Gia (Lần 1) Hoàn Thiện Mô Hình Nghiên Cứu (Nghiên Cứu Định Tính).



and interaction. London: Sage Publications.

202. Smith S, 1995. World Class Competitiveness. Managing Service Quality, vol 5, no 5,

pp 36–42

203. Spenceley, A. (Ed.). 2008. Responsible Tourism Critical Issues for Conservation and

Development. Earthscan, London, p. 432.

204. Steenkamp, J.B.E.M., & Van Trijp, H.C.M., 1991. The use of LISREL in validating

marketing constructs. International Journal of Research in Marketing. 8(4): 283-299.

205. Steiger, J, H., 1990. Sructural Modeling Evaluation and modifcation: An Interval

Estimation Approach. Multivaraite Behavioral Research, Vol.125, 176.

206. Stevens SS, 1951. Mathematics, measurement, and psychophysisc, trong Handbook of

Experimental Psychology, Stenvens SS (ed). New York: Wiley, 1-49

207. Stoner, C.R., 1987. Distinctive competence and competitive advantage. Journla of

Small Business Management. 25 (2), 33-39.

208. Subramaniam, M., & Youndt, M., 2005. The influence of intellectual capabilities on the

types of innovative capabilities. Academy of Management Journal, 48, 450–463.

209. Swann, P & Taghavi, M ,1994. Measuring Price and Quality Competitiveness - A Study

of 18 British Product Markets. Brookfield, Vermont, Ashgate Publishing Co.

210. Tabachnick BC & Fidell LS, 2007. Using multivariate Statistics, 5thed. Boston:

Pearson Eduction.

211. Tashakkori, A., & Teddlie, C., 2010. Handbook of mixed methods in social &

behavioral research (2nd ed.). London: Sage Publication.

212. Teece, DJ, Pisano, G & Shuen, A, 1997. Dynamic capabilities and strategic

management. Strategic Management Journal, 18(7): 509-533.

213. TIA, 1999. Building Strategic Business Alliances. Proceedings of the TIA Educational Seminars on Building Strategic Business Alliances. Washington, DC: Tourism Industry

Association of America.

214. Tsai, H., Kang, B., Yeh, R. J., & Suh, E., 2005. Examining the hotel room supply and demand in Las Vegas: A simultaneous equations model. International Journal of

Hospitality Management, 25(3), 517-524.

215. Tsai, H., Song, H., & Wong, K. K. F., 2009. Tourism and Hotel Competitiveness

Research. Journal of Travel & Tourism Marketing, 26(5-6), 522–546

216. Tyler, D. & Dangerfield, J.M., 1999. Ecosystem tourism, a resource based philosophy

for ecotourism. Journal of Sustainable Tourism, Vol. 7 No. 2, pp. 146-58.

217. Val, U. De & Sec, C.R., 2015. Is tourism firm competitiveness driven by different internal or external specific factors?: New empirical evidence from Spain. Tourism

Management, 48 (2015) 477-499

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 27



218. Varadarajan, P. R., & Cunningham, M. H., 1995. Strategic alliances: A synthesis of

conceptual foundations. Journal of the Academy of Marketing Science, 23(4), 282-296.

219. Vesna, J M., Sonja J. & Bojan K., 2011. Human resources in tourism as a factor of its employment and competitiveness growth comparative analysis of serbia and surrounding countries. Series: Economics and Organization. Vol. 8, No 4, 2011, pp.

433-445

220. Wayne F. Cascio, 2010. Managing human resources: productivity, quality of work life,

profits. 8th ed. Part 1, chapter 1. McGraw-Hill Irwin.

221. Westbrook, R. A., & Oliver, R. L., 1991. The dimensionality of consumption emotion

patterns and consumer satisfaction. Journal of Consumer Research, 18(1), 84-91.

222. Williams, D. A., 2007. Competitiveness of Small Enterprises: Insights from a

Developing Economy. The Round Table, 96(390), 347-363.

223. Williams, D., & Hare, L., 2012. Competitiveness of Small Hotels in Jamaica: An Exploratory Analysis.: EBSCOhost. Journal of Eastern Caribbean Studies,

37(December), 71–96.

224. Wint, A. G., 2003. Competitiveness in Small Developing Economies: Insights from the

Caribbean. Kingston: The University of the West Indies Press.


Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn chuyên gia (lần 1) hoàn thiện mô hình nghiên cứu (nghiên cứu định tính).

Phần 1. Giới thiệu

Xin chào quý Anh/Chị

Chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh. Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Nhằm làm tăng thêm giá trị cho nghiên cứu, vấn đề tổng hợp, nhận dạng các thành phần nghiên cứu từ thực tiễn sinh động là cần thiết. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre hiện nay.

Ý kiến đóng góp của Anh/Chị sẽ giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ hơn giữa cơ sở lý luận và các giải pháp đề xuất.

Phần 2. Giới thiệu một vài nghiên cứu có liên quan

Theo hệ thống chuỗi giá trị của Porter (1979; 1985; 1990), có 9 hoạt động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có 5 hoạt động cơ bản (hậu cần đầu vào; sản xuất; hậu cần đầu ra; marketing và bán hàng; dịch vụ) và 4 hoạt động bổ trợ (hạ tầng của doanh nghiệp; quản trị nguồn nhân lực; nghiên cứu và phát triển, mua sắm).

Craigwell (2007), đã đưa ra mô hình gồm có 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bao gồm: (1) Cạnh tranh về giá cả; (2) Nhân lực du lịch;

(3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội.

Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2007), đã đưa ra mô hình gồm có 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan được tạo thành từ 7 yếu tố: (1) Chiến lược kinh doanh; (2) Năng lực tài chính; (3) Cơ sở vật chất, các tiện nghi; (4) Sản phẩm, hàng hóa; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Marketing, Chiêu thị; (7) Nguồn nhân lực.

Nghiên cứu của Williams và Hare (2012) cũng đã chỉ ra có 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các khách sạn nhỏ tại Jamaica: (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh

Nghiên cứu của Review, Assistant, và Dubrovnik (2013) cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5) Các vấn đề xã


hội; (6) An ninh.

Nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011), dựa vào lý thuyết để phân tích thực trạng sự phát triển chung của du lịch Tp. HCM và đánh giá thực trạng chung về NLCT của các doanh nghiệp du lịch Tp. HCM về các yếu tố (1) Cơ sở vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường; (6) Marketing; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương, chính sách; (10) Các bài học thành công. Từ những đánh giá thực trạng đó, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm, xác định điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp du lịch Tp. HCM đã làm cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển các doanh nghiệp này đến năm 2020.

Phần 3. Nội dung phỏng vấn (gợi ý các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT)

1. Câu hỏi chung dẫn dắt vào đề

- Anh/Chị đã phụ trách công việc quản lý tại đơn vị bao lâu rồi và giữ chức vụ gì ?

- Anh/Chị cảm thấy công việc mình đang làm có phù hợp và thú vị đối với mình không?

- Theo Anh/Chị những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre hiện nay?

- Theo Anh/Chị, Bến Tre có gì khác biệt so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL?

2. Câu hỏi xác định yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre.

Trong buổi thảo luận hôm nay, chúng ta sẽ xoay quanh nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

- Theo Anh/Chị những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch Bến Tre?

- Anh/Chị có ý kiến gì về gợi ý các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT bên dưới theo lý thuyết và một số nghiên cứu trước đã được tác giả tổng hợp lại, bao gồm:

Cạnh tranh về giá.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Năng lực marketing.

Năng lực tổ chức, quản lý.

Thương hiệu.


Nguồn nhân lực.

Trách nhiệm xã hội.

Điều kiên môi trường điểm đến:

- Cơ chế chính sách.

- Môi trường tự nhiên. …………

- Ngoài các yếu tố trên, theo Anh/Chị nhận thấy cần phải bổ sung thêm hay giảm bớt yếu tố nào để tốt hơn cho các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre.

- Theo Anh/Chị những yếu tố nào là đặc trưng riêng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

- Ý kiến khác của anh/chị:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................


********************************************** Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Anh/Chị


Phụ lục 2: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn


STT

Họ và tên

Chức danh

01

Lê Chí Linh

Giám đốc công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, địa chỉ: 210B, Đại

lộ Đồng Khởi, P PK, Tp. Bến Tre.

02

Nguyễn Văn Thiện

Giám đốc công ty TNHH Du lịch Hàm Luông, địa chỉ: Số

200C, Hùng Vương, P.5, Tp. Bến Tre.

03

Trần Thanh Tâm

Giám đốc công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam Bộ, địa

chỉ: Số 116, Hùng Vương, P.3, Tp. Bến Tre.

04

Lê Hoàng Việt

Giám đốc công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Số 259D, KP 4,

P.7, Tp. Bến Tre.

05

TS. Lê Cao Thanh

Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Tài chính

- Marketing

06

Võ Minh Châu

Chuyên viên Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre.

07

Trần Thị Ngọc Hà

Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Miền Tây, địa chỉ: Ấp

6A, An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

08

Đỗ Minh Triết

Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du

lịch tỉnh Bến Tre.

09

Trương Vũ Phong

Giám đốc Công ty TNHH DV Du lịch Chợ Lách, địa chỉ: Số

406/8, Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.


10


Trần Thúy Nhung

Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL Du thuyền Xoài (Du thuyền Mango Cruise), địa chỉ: Ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh,

huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.


11

Trương Hoài Phong Sang

Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL An Nam, địa chỉ: 163, ấp Thanh Hòa, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh

Bến Tre.

12

Võ Thế Chiến

Giám đốc khách sạn Hàm Luông, địa chỉ: Số 200C, Hùng

Vương, P.5, Tp. Bến Tre.

13

TS. Bùi Văn Danh

Trưởng bộ môn Quản trị Tác nghiệp – khoa QTKD –Đại Học

Công Nghiệp, TP. HCM

14

Nguyễn Minh Lập

Giám đốc khu nghỉ dưỡng Mỹ An, địa chỉ: Số 18B, ấp Mỹ An

B, xã Mỹ Thạnh An, Tp. Bến Tre.

15

Nguyễn Thị Kim

Phượng

Quản lý Điểm du lịch Tây Đô, địa chỉ: Xã Thạnh Hải, huyện

Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.



1. Thời gian

Phụ lục 3: Biên bản tổng hợp thảo luận nhóm (lần 1)

(Nghiên cứu định tính – hoàn thiện mô hình nghiên cứu)

Biên bản này được tổng hợp ý kiến đóng góp từ thảo luận nhóm và nhiều thảo luận tay đôi, được thực hiện từ 01/09/2014 đến 15/10/2014.

2. Thành phần tham dự

- Lê Chí Linh - Giám đốc công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, địa chỉ: 210B, Đại lộ Đồng Khởi, P PK, Tp. Bến Tre.

- Nguyễn Văn Thiện- Giám đốc công ty TNHH Du lịch Hàm Luông, địa chỉ: Số 200C, Hùng Vương, P.5, Tp. Bến Tre.

- Trần Thanh Tâm - Giám đốc công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam Bộ, địa chỉ: Số 116, Hùng Vương, P.3, Tp. Bến Tre.

- Lê Hoàng Việt - Giám đốc công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Số 259D, KP 4, P.7, Tp.

Bến Tre.

- TS. Lê Cao Thanh - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Tài chính – Marketing.

- Võ Minh Châu - Chuyên viên Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre.

- Trần Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Miền Tây, địa chỉ: Ấp 6A, An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre.

- Đỗ Minh Triết - Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre.

- Trương Vũ Phong - Giám đốc Công ty TNHH DV Du lịch Chợ Lách, địa chỉ: Số 406/8, Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

- Trần Thúy Nhung - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL Du thuyền Xoài (Du thuyền Mango Cruise), địa chỉ: Ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

- Trương Hoài Phong Sang - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL An Nam, địa chỉ: 163, ấp Thanh Hòa, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre.

- Võ Thế Chiến - Giám đốc khách sạn Hàm Luông, địa chỉ: Số 200C, Hùng Vương, P.5, Tp. Bến Tre.

- TS. Bùi Văn Danh - Trưởng bộ môn Quản trị Tác nghiệp – khoa QTKD –Đại Học Công Nghiệp, TP. HCM


- Nguyễn Minh Lập - Giám đốc khu nghỉ dưỡng Mỹ An, địa chỉ: Số 18B, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, Tp. Bến Tre.

- Nguyễn Thị Kim Phượng - Quản lý Điểm du lịch Tây Đô, địa chỉ: Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre.

3. Nội dung thảo luận

3.1 Phần giới thiệu của tác giả: Nguyễn Thành Long - mở đầu buổi thảo luận (giới thiệu, trình bày tóm tắt nội dung)

Kính thưa Quý Anh/Chị.

Đầu tiên tôi xin cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian tham dự buổi thảo luận thiết lập mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch (kinh doanh dịch vụ du lịch) tại Bến Tre. Mục tiêu của buổi thảo luận này nhằm giúp cho tôi có thêm thông tin từ thực tiễn của địa phương về NLCT của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu phù hợp làm tăng giá trị ứng dụng nghiên cứu cho địa phương.

Để có căn cứ bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh du lịch Bến Tre, tác giả đã nghiên cứu tài liệu và kế thừa nhiều cứu trước đó (như: Michael E. Porter, 1980; Bartlett and Ghoshal, 1989; Doz & Prahalad, 1987; Prahalad & Hamel, 1990; Grant, 1991; Barney, 2001, 1991; Peteraf, 1993; Ulrich, 1993; D'Cruz, 1992; Murray Randall, 1998; Fafchamps, 1999; Dwyer & Kim, 2003; Craigwell, 2007; Chang và cộng sự, 2007; Williams và Hare, 2012; Review, Assistant, và Dubrovnik, 2013). Qua các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện đặc thù của địa phương mà mỗi nghiên cứu ở một địa phương khác nhau, thời gian khác nhau các nhà nghiên cứu đã chứng minh được những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT khác nhau. Đặc biệt, những nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, các yếu tố chủ yếu: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Năng lực marketing; (4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6) Nguồn nhân lực; (7) Trách nhiệm xã hội; (8) Điều kiên môi trường điểm đến (cơ chế chính sách, môi trường tự nhiên). Tuy nhiên, các yếu tố này có phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp nghiệp du lịch tại Bến Tre hay không? Rất cần nhận được ý kiến đóng góp của quý Anh/Chị.

3.2. Ý kiến đóng góp:

- Giám đốc công ty TNHH Du lịch Hàm Luông: Công ty TNHH Du Lịch Hàm Luông là một đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước. Công ty được Tổng Cục Du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2023