Các Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử Nhằm Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông


3.3. Các phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

3.3.1. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

Quá trình nhận thức lịch sử của HS phải tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức (trực quan - tư duy - thực tiễn), từ cảm tính đến lý tính, từ hiện tượng đến bản chất, nhưng cũng mang những đặc trưng riêng. Đó là từ cung cấp sự kiện lịch sử tiêu biểu, đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Trong đó, sự kiện lịch sử là nguồn gốc - cơ sở của nhận thức, không có sự kiện sẽ không có nhận thức lịch sử. Sự kiện lịch sử gắn liền với thời gian, không gian, nhân vật, diễn biến, kết quả, giúp HS biết lịch sử diễn ra như thế nào một cách chính xác, khoa học; là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử - những hình ảnh tiêu biểu của quá khứ được lưu giữ lại trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất. Qua đó, tái hiện lại bức tranh chân thực, sinh động của quá khứ lịch sử, làm cơ sở để giúp HS hiểu được sâu sắc lịch sử. Vì vậy, để hướng dẫn HS nhận thức lịch sử cần sử dụng nhiều PPDH khác nhau, trong đó, nhóm PPDH nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử đặc biệt có ưu thế.

Mục đích của nhóm PPDH nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử là giúp HS nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu để phục vụ học tập. Trước hết, HS phải biết cách sưu tầm sử liệu từ nhiều nguồn khác nhau, biết chọn lọc tư liệu phù hợp có giá trị. Tiếp đó, HS phải biết khai thác nguồn tư liệu hợp lí và hiệu quả trong quá trình học tập. Qua đó, tái hiện được bức tranh hiện thực của quá khứ, giúp HS “biết” lịch sử diễn ra như thế nào một cách chính xác. Có rất nhiều PPDH có để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn những phương pháp chủ đạo sau:

3.3.1.1. Phương pháp sử dụng sử liệu viết

Tư liệu viết là một loại hình của tài liệu tham khảo, là nguồn kiến thức quan trọng góp phần bổ sung, cụ thể hóa cho kiến thức trong SGK. Sử dụng tư liệu viết trong DHLS có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tri thức cho HS. Trước hết, tư liệu viết là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính khách quan và cụ thể của sự kiện lịch sử, giúp học sinh có cái nhìn chân thực, cụ thể, sinh động về quá khứ. Từ đó, tạo được những biểu tượng điển hình, sinh động về quá khứ, hạn chế căn bệnh “hiện đại hoá” lịch sử hay hư cấu sự kiện lịch sử. Đồng thời, hình thành kĩ năng sưu tầm, chọn lọc, xử lý và sử dụng hiệu quả nguồn tư liệu viết vào học tập (phân tích, đánh giá sự kiện…), góp phần làm cho bài học phong phú, tạo cho HS niềm vui và hứng thú học tập cho


HS. Qua đó, phát triển năng lực chung, năng lực bộ môn, trong đó có năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS.

Trong quá trình DHLS ở trường THPT, có thể sử dụng nhiều loại tư liệu viết như tư liệu lịch sử (văn kiện Đảng, Nhà nước; các tác phẩm của các tác gia kinh điển, lãnh tụ quốc gia); tư liệu văn học... Tùy vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức, trình độ nhận thức của HS và khả năng của GV để lựa chọn nguồn tư liệu viết cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Để sử dụng các nguồn tư liệu viết theo định hướng phát triển năng lực HS, GV cần hướng dẫn HS thực hiện những công việc sau: cung cấp tư liệu cho học sinh hoặc giới thiệu địa chỉ để học sinh tìm tư liệu; giao nhiệm vụ cụ thể theo nhóm/cá nhân/cặp đôi, hướng dẫn các em làm việc với tư liệu, thống nhất cách giải quyết các nhiệm vụ học tập; tổ chức cho đại diện các nhóm/cặp đôi/cá nhân báo cáo kết quả thảo luận; tổ chức cho học sinh nhận xét, GV chốt lại kiến thức cơ bản và phân tích giá trị của tư liệu đối với bài học.

Sau đây, chúng tôi đi sâu phân tích một số loại tư liệu có ưu thế trong DHLS nhằm phát triển năng lực HS:

- Sử dụng tư liệu gốc:

Tư liệu gốc “là những văn kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn…” [57;245]. “Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu lịch sử mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử đó, là bằng chứng gần gũi, xác thực nhất của lịch sử. Tư liệu lịch sử gốc mang giá trị đặc biệt mà không một loại tài liệu nào có được” [121;109]. Nó mang tính khách quan, khoa học, chân thực, tin cậy, sống động. Tư liệu gốc có nhiều loại (tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng dân gian, tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh, tư liệu ghi âm). Đây là một nguồn kiến thức quan trọng để cụ thể hóa kiến thức lịch sử, giúp HS tạo biểu tượng cụ thể, hình ảnh, tăng tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú học tập, phát triển kĩ năng tư duy lịch sử và góp phần bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho HS.

Ví dụ, khi dạy bài 20 SGK lịch sử 11“Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1783 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”. Trong phần II, mục 1, GV yêu cầu HS đọc đoạn tư liệu gốc về bức tối hậu thư thực dân Pháp gửi cho Tổng đốc Hoàng Diệu: “Tôi đề nghị ông giao nộp thành theo những điều kiện tôi sắp nói sau đây, ngay ngày hôm nay, ngay khi tiếp được thư này, ông phải ra lệnh cho quân đội ông rời khỏi thành sau khi hạ hết khí giới và mở các cửa


thành, để đảm bảo cho các mệnh lệnh đó được thực hiện, ông cùng các ông tuần phủ, quan bố, quan án đề đốc, chánh lãnh binh, phó lãnh binh đều phải đến nạp mình ở chỗ tôi đúng 8 giờ sáng.” [103;484]. Tiếp đó, yêu cầu HS, trả lời một số câu hỏi: “Vì sao thực dân Pháp gửi tối hậu thư đến Tổng đốc thành Hà Nội?”; “Thái độ của Tổng đốc Hoàng Diệu trước hành động của thực dân Pháp?”; “Kết quả cuộc tấn công ra Bắc của thực dân Pháp?”. Với kiến thức trong SGK kết hợp với khai thác nội dung tư liệu gốc giúp HS hiểu sâu sắc âm mưu và hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, sự chống cự yếu đuối của triều đình nhà Nguyễn và thái độ phản kháng của nhân dân. Từ đó rèn luyện và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cũng như bồi dưỡng ở các em những xúc cảm lịch sử cụ thể.

- Sử dụng tư liệu văn kiện Đảng

Văn kiện là văn bản có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị” [99;1697]. Văn kiện Đảng là những văn bản quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh đường lối chiến lược, sách lược và hoạt động cách mạng của Đảng ở mỗi thời kỳ lịch sử. Văn kiện Đảng được coi là tài liệu gốc có giá trị to lớn trong việc định hướng hoạt động của quốc gia, có giá trị tư tưởng sâu sắc; là căn cứ khoa học quan trọng để bổ sung, khắc sâu kiến thức lịch sử dân tộc; góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của HS và giáo dục HS thái độ trân trọng, biết ơn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sử dụng văn kiện Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong DHLS nói chung, phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS trong DHLS ở trường THPT nói riêng.

Ví dụ, khi dạy học bài 16, (SGK Lịch sử lớp 12), mục 3: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941), GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (1941).Trước hết, GV yêu cầu HS tự đọc đoạn trích trong Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 7 (1940 - 1945) (NXB CTQG, Hà Nội) “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc".

Tiếp đó, GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: Nêu nội dung chủ yếu của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII? Ý nghĩa của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đối với cách mạng Việt Nam? Với câu hỏi 1, HS dựa vào nội dung của đoạn trích trên kết hợp với SGK,


nêu được nội dung cơ bản của Hội nghị là xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc; chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương. Với câu hỏi 2, HS đánh giá được, Hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, xác định sách lược cách mạng đúng đắn; Nghị quyết của Hội nghị có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. Qua đó, rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác và sử dụng tư liệu tham khảo trong quá trình học tập, kĩ năng trình bày và đánh giá sự kiện lịch sử. Đồng thời, giáo dục HS lòng kính trọng biết ơn đối với Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh. Theo đó, góp phần phát triển năng lực bộ môn, trong đó có năng lực tìm hiểu lịch sử.

- Sử dụng nguồn sử liệu viết trong SGK

SGK Lịch sử được biên soạn phục vụ cho HS trong quá trình học tập, đồng thời cũng là chỗ dựa quan trọng cho GV trong giảng dạy. Cấu trúc của SGK Lịch sử hiện hành gồm hai phần chính: Bài viết và cơ chế sư phạm. Trong đó, bài viết gồm tất cả kênh chữ, phản ánh nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Nội dung kiến thức trong SGK phản ánh thành tựu tiêu biểu nhất của khoa học lịch sử, giúp HS hiểu được sự phát triển hợp quy luật của lịch sử nhân loại và dân tộc từ xưa đến nay. Tuy nhiên, kiến thức trong SGK thường “tĩnh” hơn so với sự phát triển nhanh chóng của khoa học lịch sử. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần hướng dẫn HS khai thác triệt để kiến thức trong SGK kết hợp sử dụng tư liệu tham khảo. Qua đó, giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản của bài học, tạo sự sinh động, hấp dẫn và tăng hứng thú học tập cho HS.

Để khai thác triệt để kênh chữ trong SGK theo định hướng phát triển năng lực HS cần sử dụng linh hoạt sơ đồ Đairi. Trong đó, phần chữ in nghiêng, hệ thống câu hỏi trong SGK luôn là những gợi ý rất quan trọng đối với GV và HS trong việc xác định kiến thức cơ bản của mỗi mục hay toàn bài, là điểm tựa để GV xây dựng một hệ thống câu hỏi và giúp HS tự kiểm tra hoạt động nhận thức trong mỗi giờ học. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK cũng rất phong phú: có thể sử dụng làm câu hỏi nêu vấn đề mang tính bài tập nhận thức ở ngay đầu giờ học; hoặc xây dựng thành hệ thống những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, tìm kiếm nội dung kiến thức trong quá trình bài giảng; hoặc để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS. Việc khai thác triệt để nguồn sử liệu trong SGK không chỉ giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản của bài học, mà còn phát triển các năng lực chung (tự học, giải quyết vấn đề) và năng lực tìm hiểu lịch sử (khai thác nội dung và tái hiện lịch sử theo ý hiểu của cá nhân).

82


Để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua khai thác nguồn sử liệu trong SGK đạt hiệu quả, trong mỗi bài học GV cần hướng dẫn HS thực hiện các công việc sau: GV hướng dẫn HS tự đọc SGK để phát hiện và tìm hiểu kiến thức cơ bản của bài; GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận với bạn (cặp đôi/nhóm) và GV để chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức LS của bài học; GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức cơ bản.

Ví dụ, khi dạy học mục 2: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (bài 18-SGK Lịch sử lớp 12), GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn trích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” (19;131). Tiếp đó, GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy nêu nội dung cơ bản của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”?

2. Tác dụng của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?

Với câu hỏi 1, HS dựa vào tư liệu trên, HS nêu được nội dung cơ bản của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch là: tố cáo sự phản bội và âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thể hiện quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến để bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Từ đó, HS tự rút ra đánh giá được: Lời kêu gọi vừa là đường lối kháng chiến đúng đắn, vừa là vũ khí tinh thần cổ vũ toàn dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc. Qua đó, rèn luyện và phát triển cho HS năng lực tự học, tự khai thác tư liệu để chiếm lĩnh kiến thức lịch sử. Đồng thời, giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết, giá trị của nền độc lập.

3.3.1.2 Phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan

Để phát triển năng lực học tập lịch sử nói chung, năng lực tìm hiểu lịch sử nói riêng, trong quá trình DHLS ở trường THPT cần phải sử dụng đa dạng phương pháp và phương tiện dạy học. Tùy vào nội dung kiến thức và cơ sở vật chất nhà trường sẵn có, cũng như sự sáng tạo của GV mà lựa chọn và sử dụng chúng hợp lí. Trong đó, nguồn sử liệu trực quan đã và đang được sử dụng phổ biến, đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học lịch sử.

Trực quan là sự phản ánh trực tiếp thế giới bên ngoài vào các giác quan của con người, là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, đặc điểm của kiến thức lịch sử mang tính quá khứ và không lặp lại.

83


Theo đó, việc học tập lịch sử của HS không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà phải gián tiếp qua các nguồn tư liệu. Vì vậy, nguồn sử liệu trực quan vừa là nguyên tắc vừa là PPDH quan trọng trong quá trình DHLS ở trường THPT. Nguồn sử liệu trực quan góp phần vào việc cụ thể hóa kiến thức lịch sử, giúp HS có biểu tượng chân thực, hấp dẫn về quá khứ, tránh được căn bệnh “hiện đại hóa” lịch sử; là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ cho việc tạo biểu tượng; là “cầu nối” giữa hiện thực quá khứ khách quan với đời sống hiện tại. Đồng thời, phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy tái tạo, trí tưởng tượng, kĩ năng thực hành bộ môn, tạo xúc cảm lịch sử và bồi dưỡng những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Nguồn sử liệu trực quan trong DHLS rất phong phú và đa dạng, gồm đồ dùng trực quan hiện vật (di vật của nền văn hóa còn lưu lại); đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim tư liệu, video, đồ phục chế, mô hình, sa bàn…); đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu, đồ thị, biểu đồ…). Đồ dùng trực quan có thể kết hợp với các phương tiện kĩ thuật như máy chiếu, rađiô, máy ghi âm, video, tivi, máy tính… và các PPDH khác, tiêu biểu là phương pháp dùng lời kết hợp với trao đổi thảo luận. Để sử dụng nguồn sử liệu trực quan đạt hiệu quả nhằm phát triển năng lực HS trong môn lịch sử, GV cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức cơ bản của bài, điều kiện vật chất và khả năng của HS để lựa chọn nguồn sử liệu trực quan cho phù hợp.

- Phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của HS trong quá trình sử dụng sử liệu trực quan.

- Kết hợp khai thác và sử dụng nguồn sử liệu trực quan với các PPDH khác như với ngôn ngữ nói, với hệ thống câu hỏi, tạo sự hấp dẫn cho HS.

- Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng đối với mỗi loại sử liệu trực quan theo đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn và phát huy tính tích cực của HS.

Trong quá trình DHLS ở trường THPT, mặc dù cần sử dụng nhiều nguồn sử liệu trực quan khác nhau, nhưng theo chúng tôi để sử dụng sử liệu trực quan nhằm phát triển năng lực tìm hiểu LS, phải chú trọng những công việc sau: GV cung cấp/lựa chọn/chuẩn bị nguồn sử liệu trực quan tiêu biểu, phù hợp với nội dung bài học hoặc hướng dẫn địa chỉ tin cậy để học sinh tự sưu tầm; hay sử dụng sản phẩm học tập của học sinh tự làm như poster, sơ đồ tư duy, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ; đề xuất nhiệm vụ học tập thông qua khai thác nguồn sử liệu trực quan; giới thiệu khái quát xuất xứ, định hướng cách khai thác nguồn sử liệu; hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đến bài học; tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm; GV tổ chức HS đánh giá về giá trị của sử liệu trực quan và chốt lại nội dung kiến thức cơ bản.

84


Ví dụ, khi DH mục 2. Xô viết Nghệ - Tĩnh, bài 14 “Phong trào cách mạng 1930

- 1935” (SGK LS lớp 12), GV yêu cầu HS quan sát hình 32 trong SGK - Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (trang 93) và trả lời một số câu hỏi: Bức tranh phản ánh sự kiện LS nào? Nêu khái quát nội dung sự kiện đó. Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Hình 3.1. Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh (tranh sơn dầu)

Tiếp đó GV yêu cầu HS vừa quan sát kênh hình vừa dựa vào nội dung tư liệu 1

Tiếp đó, GV yêu cầu HS vừa quan sát kênh hình, vừa dựa vào nội dung tư liệu trong SGK (phần chữ nhỏ trang 92 - 93) qua đó hiểu được, đây là bức tranh sơn dầu mô tả lại cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930. Quan sát bức tranh cho thấy, hình ảnh của hàng vạn nông dân Hưng Nguyên biểu tình kéo về thành phố Vinh để phản đối chính quyền thực dân, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là đội tự vệ được trang bị dao, gậy; trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ....

Trên cơ sở nội dung của sự kiện, HS hiểu được cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả dẫn đến sự ra đời của các Xô viết ở địa phương hai tỉnh Nghệ - Tĩnh. Lần đầu tiên nhân dân tự đứng ra để quản lí chính quyền ở cấp thôn xã, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.

Bên cạnh đó, phim tư liệu về lịch sử là nguồn tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục lại bức tranh lịch sử; là một phương tiện trực quan có nội dung lịch sử kết hợp hình ảnh, lời nói, âm thanh sống động, sẽ tác động đến mọi giác quan của học sinh, cung cấp khối lượng thông tin lớn và hấp dẫn mà khó nguồn kiến thức nào có được. Trong quá trình dạy học, tùy mục tiêu, nội dung bài học, GV có thể lựa chọn từng đoạn phim có chứa đựng nội dung kiến thức phù hợp cần khai thác cho HS.

85


Phim tư liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo biểu tượng về sự kiện và nhân vật lịch sử. Thông qua xem phim tư liệu giúp HS ghi nhớ sự kiện nhanh và lâu hơn. Đồng thời, thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh, làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn; theo đó phát triển năng lực tái hiện kiến thức, giải thích sự kiện lịch sử và góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS.

Để sử dụng phim tư liệu theo định hướng phát triển năng lực bộ môn nói chung, năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS nói riêng, giáo viên cần lưu ý: lựa chọn những đoạn phim điển hình nhất, chất lượng tốt nhất và phù hợp với nội dung bài dạy; giáo viên phải chuẩn bị kĩ về âm thanh, màn chiếu sao cho việc chiếu phim đạt hiệu quả tốt nhất; trước khi cho HS xem phim, giáo viên phải đưa ra câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc khai thác kiến thức lịch sử qua phim tư liệu; GV tổ chức cho HS thảo luận về nội dung lịch sử thông qua phim tư liệu; GV chốt lại kiến thức cơ bản thông qua khai thác nội dung từ đoạn phim.

Ví dụ: khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965-1973”, GV yêu cầu HS xem đoạn phim tài liệu về “Những giờ phút cuối đời của Bác”. Trước đó, GV giới thiệu về sự kiện và giao nhiệm vụ: “Em hãy xem kỹ đoạn phim tư liệu và rút ra nhận xét về biểu cảm của những người trong đoạn phim vào giờ khắc Bác Hồ ra đi mãi mãi?”. Qua đoạn phim giúp HS hiểu sâu sắc hơn về những thời khắc cuối cùng trong cuộc đời của Bác, về căn nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch. Từ đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá một sự kiện lịch sử. Từ đó, góp phần phát triển năng lực bộ môn cũng như năng lực tìm hiểu lịch sử. Đồng thời, HS thấy được tình cảm sâu sắc mà nhân dân dành cho Bác Hồ và sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Người.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần Bài 4:“Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Roma” tại lớp 10D2, 10D4 của Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) và các lớp 10A, 10I của Trường THPT Trần Phú ( Hải Dương). Kết quả thực nghiệm bước đầu chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của biện pháp. Nội dung cụ thể xin xem ở chương 4 của Luận án.

3.3.1.3. Phương pháp trình bày miệng

Trình bày miệng là PPDH mà GV và HS dùng lời nói để truyền tải kiến thức, hoặc tổ chức cho HS khám phá, chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình dạy học. Đây là PPDH giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống PPDH nói chung, DHLS ở trường THPT nói

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí