Đỗ Bích Thúy Và Tiểu Thuyết Cửa Hiệu Giặt Là

cách khác hẳn những nhà văn đi trước. Không gian đô thị với những nhọc nhằn mưu sinh, “những cảnh và người” nơi đô thị xô bồ, đất nước đang phân hóa mạnh mẽ bởi sự thay đổi về đời sống kinh tế, luân lí và đạo đức… hiện lên rất rò trong những sáng tác của Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối), Hồ Anh Thái (Tự sự 265 ngày), Vò Thị Hảo, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ (Thành phố đi vắng)…

Sang thế kỉ XXI, đề tài đô thị được mở rộng hơn. Đô thị hóa là cảm hứng lớn của nhiều nhà văn như Phong Điệp (Lạc chốn thị thành, Blogger…), Dương Thụy (Con gái Sài Gòn, Oxford thương yêu…), Trần Nhã Thụy (Sự trở lại của vết xước...), Đỗ Bích Thúy (Cửa hiệu giặt là)…

1.3. Đỗ Bích Thúy và tiểu thuyếtCửa hiệu giặt là

1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy

Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/04/1975 là người Kinh, quê gốc ở Nam Định nhưng chị sinh ra và lớn lên ở Hà Giang. Đây là mảnh đất thuộc địa đầu cực bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng chừng trời và nhiều sông suối chảy theo những hẻm núi, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’Mông,Tày, Dao… Nhắc đến Hà Giang người ta sẽ nhớ ngay đến vẻ đẹp của dòng sông Nho Quế uốn lượn theo sườn núi, nhớ đến những bộ trang phục đầy màu sắc và bản tính của những con người dân tộc cần cù, chịu thương chịu khó. Chị sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, gắn bó với những mỏm đá tai mèo, gắn bó với những người dân tộc Tày, H’ Mông nơi đây. Chính mảnh đất này đã hun đúc trong chị một chút “không khí” của núi rừng. Cộng thêm bốn năm làm báo ở Hà Giang, được đi và đắm mình trong không gian văn hóa của các dân tộc, tất cả những yếu tố này đã hội tụ tạo nên một tài năng văn chương. Chị đến với văn chương từ rất sớm, năm 17 tuổi bắt đầu bén duyên với làng văn Việt Nam từ cuộc thi sáng tác truyện ngắn báo Văn nghệ Quân đội

1998- 1999. Từ đó đến nay chị vẫn lao động sáng tác văn chương không ngừng nghỉ.

Hiện nay, trong cương vị là Phó tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ và Quân đội, Đỗ Bích Thúy vẫn miệt mài và hăng say vừa làm báo vừa viết văn. Cho đến nay, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 17 đầu sách, trong đó có truyện ngắn, tiểu thuyết và cả tạp văn.

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác

Đỗ Bích Thúy viết văn từ rất sớm, với truyện ngắn đầu tay Chuỗi hạt cườm màu xám được in trên báo Tiền Phong năm 17 tuổi, chị được tặng giải thưởng “Tác phẩm tuổi xanh”. Sau đó tên tuổi của chị nhanh chóng nổi danh trên văn đàn từ cuộc thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998 – 1999. Trong cuộc thi đó, Đỗ Bích Thúy đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác với chùm truyện ngắn Sau những mùa trăng, Ngải đắng trên núi, Đêm cá nổi. Từ đó những tác phẩm của nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy được bạn đọc biết đến nhiều hơn. Tiểu thuyết Bóng của cây sồi xuất bản đã đem lại cho chị giải thưởng trong cuộc thi Sáng tác văn học cho tuổi trẻ lần 2 – NXB Thanh Niên 2005.

Đặc biệt, một bước ngoặt trong sự nghiệp viết văn của Đỗ Bích Thúy, đó là chị bắt đầu bén duyên với điện ảnh khi truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành phim Chuyện của Pao. Bộ phim đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Với thành công này, cái tên Đỗ Bích Thúy đã thực sự tỏa sáng trong làng văn Việt Nam và được rất nhiều người hâm mộ, được sự quan tâm từ bạn đọc và báo giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Sau những thành công đó, Đỗ Bích Thúy vẫn tiếp tục lao động văn chương miệt mài. Gần đây sau tập truyện ngắn Đàn bà đẹp và tản văn Đến độ hoa vàng, Đỗ Bích Thúy tiếp tục gây bất ngờ khi giới thiệu với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử Cánh chim kiêu hãnh (NXB Quân đội nhân dân 10- 2013). Đặc

biệt, tháng 3 năm 2014, nữ nhà văn trẻ cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là trong Hội chợ sách ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là tiểu thuyết đầu tiên chị không viết về miền núi mà chọn đề tài đô thị gắn với cuộc sống hằng ngày của chị để làm chất liệu khai thác.

Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 3

Sau Cửa hiệu giặt là Đỗ Bích Thúy tiếp tục trở lại với thế mạnh của mình. Chị tiếp tục lấy đề tài miền núi làm cảm hứng văn chương trong hai tiểu thuyết mới nhất Chúa đất (NXB Phụ nữ, 2015) và Lặng yên dưới vực sâu (NXB Hội Nhà văn liên kết Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, 4-2017). Đặc biệt, tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên dài 32 tập của đạo diễn Đào Duy Phúc thu hút đông đảo khan giả truyền hình.

Nhìn lại chặng đường viết văn chưa dài, nhưng trong chặng đường đã qua Đỗ Bích Thúy đã thật sự đầu tư nghiêm túc cho ra đời những tác phẩm có giá trị, được sự quan tâm và đón nhận của bạn đọc và giới chuyên môn. Với hơn 17 đầu sách được xuất bản, trong đó có truyện ngắn, tiểu thuyết và tạp văn

– một khối lượng tác phẩm đáng kể, để cái tên Đỗ Bích Thúy xứng đáng trở thành một trong những nhà văn nữ hàng đầu Việt Nam hiện nay

Tác phẩm chính của Đỗ Bích Thúy bao gồm:

- Tiểu thuyết

Bóng của cây sồi Cánh chim kiêu hãnh Cửa hiệu giặt là

Chúa đất

Lặng yên dưới vực sâu

- Truyện ngắn:

Sau những mùa trăng

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá

Những buổi chiều ngang qua cuộc đời Kí ức đôi guốc đỏ

Mèo đen Đàn bà đẹp

- Tạp văn:

Đến độ hoa vàng Trên căn gác áp mái

- Truyện vừa

Người đàn bà miền núi

- Truyện thiếu nhi

Em béo và hội cầu vồng

Phong cách viết văn của Đỗ Bích Thúy mộc mạc, dung dị, sâu lắng. Thứ cảm xúc mà tâm hồn người viết như hòa quyện, đồng hành cùng nhân vật trên từng bước đi, từng hơi thở. Đặc biệt hơn, hầu hết các tác phẩm của chị đều viết về đề tài miền núi, quê hương của chị nhưng không hề có sự trùng lặp, nhàm chán. Ở mỗi tác phẩm là những số phận khác nhau, có những suy tư, trăn trở, những lời tâm tình, những tiếng thở dài nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng réo rắt,…

1.3.3. Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là

Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ra mắt bạn đọc vào đúng dịp diễn ra Hội sách ở TP. Hồ Chí Minh năm 2014 của NXB Phụ nữ. Đây là cuốn tiểu thuyết được viết trong một thời gian rất ngắn, từ cuối 2013 khi tác giả có ý tưởng và Nhà xuất bản khuyến khích. Sau một cái bắt tay, mốc thời gian nộp bản thảo đã được ấn định và Đỗ Bích Thúy chính thức đóng cửa facebook để viết.

Đỗ Bích Thúy là nhà văn xuất thân từ miền núi cao nguyên đá Hà Giang, trải đời mình với những năm tháng tinh khôi nhất của miền sơn cước. Chị đã thông thuộc từng cánh rừng, thung lũng, vách đá, hiểu cặn kẽ nếp sống, nếp nghĩ của đồng bào dân tộc nơi đây. Yêu tha thiết quê hương mình, “người con

của núi” đã miệt mài viết, trải lòng trên trang sách và trở thành một trong những nhà văn viết về miền núi hay nhất của văn học Việt Nam đương đại. Đa số tác phẩm của chị từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến tạp văn đều viết về đề tài miền núi và chị đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng trong một bài phỏng vấn, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã phát biểu rằng “không thể ăn mãi một món đặc sản” và chị đã có những thay đổi trong lựa chọn đề tài sáng tác. Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ra đời, chị viết về mảnh đất Hà Nội – ngàn năm văn hiến, viết về cuộc sống của một đô thị, nơi mà chính chị hiện tại đang sinh sống và làm việc.

Về chuyện "bếp núc" của tác phẩm, Đỗ Bích Thúy cho biết ban đầu chị định đặt tên tiểu thuyết là Gái già xấu ế. Nhưng sau đó lấy tên Cửa hiệu giặt là, vì nó phù hợp với nội dung tác phẩm. Lấy cảm hứng từ cửa hiệu giặt là của gia đình, Đỗ Bích Thúy cho biết các nhân vật trong truyện đều ít nhiều có nguyên mẫu ngoài đời, nhất là nhân vật cô Viên. Tác giả chia sẻ: "Tôi hướng tới, xây dựng các nhân vật một cách đáng yêu. Tôi yêu vô cùng các nhân vật của mình. Bởi cuộc sống này rất đáng sống, không có lý do gì khiến nhà văn phải nhìn cuộc sống bằng ánh mắt bi kịch" [10].

Tiểu thuyết có 23 chương, mỗi chương là một nhân vật mới, một câu chuyện mới từ từ hiện ra, giống như tác giả điểm xuyết từng chút một những chi tiết vào một bức tranh mang tên Hà Nội, tạo thành một tác phẩm hội họa đa màu sắc, sống động và có hồn. Ở đây ta bắt gặp những nhân vật thật đời thường, gần gũi, mà người đọc dễ dàng soi chiếu và thấy bản thân mình xuất hiện đâu đó trong cuốn sách. Đó là vợ chồng chủ cửa hiệu giặt là Oanh - Phương, đó là Lê – Tư (xuất thân từ những làng quê nghèo) nhân viên làm thuê cho hiệu giặt là của vợ chồng Oanh – Phương, là Viên - cô công nhân môi trường đã luống tuổi nhưng chưa lập gia đình, là anh sửa xe góc phố Bi Sốt… rồi vợ chồng Ụt bán thịt lợn, bà Minh mẹ của Viên… Họ là những người lao động thị dân, tuy

nghèo về vật chất, nhưng không thiếu thốn tình cảm, họ đùm bọc, giúp đỡ, chăm sóc nhau mỗi khi hoạn nạn khó khăn.

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Viên, làm công nhân trong một công ty môi trường đô thị. Viên đã bước qua tuổi thập tam, quá lứa lỡ thì, tính tình hơi dở dở ương ương. Đám nhân viên hiệu giặt hay gọi vui với cái tên “thịt viên xiên”. Nhưng ẩn sâu vẻ ngoài xấu xí đó là một tâm hồn đẹp với những tâm tư thầm kín giấu kín mà đến khi gấp cuốn sách lại Viên vẫn “lửng lơ mà vẫn cứ lửng lơ như thế ở cuối câu chuyện để khi khép lại những trang sách lại rồi người ta vẫn không biết rằng Viên yêu ai” [10]. Chính nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng đã chia sẻ trong buổi lễ ra mắt sách rằng bản thân chị cũng không biết rằng Viên sẽ yêu ai. Hay như mối quan hệ giữa hai nhân vật Phương và Trinh “cũng rất lửng lơ, ẩn chứa nhiều những bất ổn, ấp ủ những mầm mống cho một “tiềm năng”, cho một rạn vỡ…”[10].

CHƯƠNG 2

ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT

CỬA HIỆU GIẶT LÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH

2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị đương đại

2.1.1. Hiện thực xã hội văn minh hiện đại

Đỗ Bích Thúy tiếp cận đời sống đô thị ở rất nhiều góc độ. Bức tranh đô thị trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của nhà văn gắn với một không gian cụ thể đó là Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến. Mảnh đất này không phải là quê hương của chị, nhưng là nơi chị đã gắn bó lâu dài và hiện tại đang sinh sống. Với cảm quan đặc biệt và góc quan sát tinh tế của một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã phác họa chân thực bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị ở thủ đô, đi từ những nét đẹp văn hóa, truyền thống còn lưu giữ đến những thay đổi, góc khuất ở mảnh đất Kinh Kỳ.

Đến với những trang văn của Đỗ Bích Thúy, Hà Nội hiện lên mang những nét đẹp xưa cũ, nhẹ nhàng và tinh tế hòa vào những hình ảnh bình dị của phố xá, của những ngôi nhà chật hẹp mang dáng dấp yêu kiều của dãy phố cổ. Đọc những trang văn của chị, những ai đã sinh ra, đã từng gắn bó với mảnh đất này hay đơn giản là yêu và say Hà Nội thì sẽ thấy những kí ức của một thời đã qua như ùa về. Từ xưa Hà Nội vốn là nơi thành thị sầm uất, ồn ào và náo nhiệt với những dãy phố cổ tấp nập kẻ bán người mua. Những con phố được đặt tên theo những mặt hàng buôn bán đã trở thành nét riêng của thành phố này.

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mãi Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,

(…)

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Quanh đi đến phố Hàng Da

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phố hoa thứ nhất Long Thành Phố dăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”

Ca dao

Đi dọc phố phường Hà Nội không khó để bắt gặp những mặt tiền bề ngang chỉ vài ba mét, thậm chí mét rưỡi hay vẻn vẹn có mỗi một mét… Người ta bày đủ loại mặt hàng, chẳng thiếu thứ gì. Từ vải vóc, quần áo, đồ kim khí, dụng cụ nhà bếp, tủ lạnh, hàng điện tử… cho đến sách vở, văn hóa phẩm, hay những quán phở với chồng bát chất cao và nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, nghi ngút khói... Chân dung phố phường hiện lên qua từng cảnh vật. Đó là những “cây đa có những chùm rễ dài, buông xuống như một tấm mành”[20,tr24], rồi đến những “ngôi nhà xây kiểu biệt thự Pháp, nhỏ nhỏ nhưng có một khoảng trống” [20,tr24], hay đơn giản chỉ là “một cơn gió cuối thu lùa qua mấy cái cửa sắt hoen gỉ, siết vào người lạnh buốt”, những chiếc lá long não khô xác quẹt trên hè phố lẹt xẹt”[20,tr15]. Trong cái khoảng chật hẹp và đóng kín của những dãy nhà ống trên các phố phường, vẫn còn những không gian sân – vườn. Chính cái khoảng sân vườn tuyệt diệu này đã cắt đứt hẳn với cái thế giới hỗn tạp ngoài kia, dập tắt hẳn mọi tiếng động inh tai nhức óc.

Mùa thu không phải chỉ là mùa của riêng Hà Nội, nhưng mùa thu Hà Nội có một nét riêng khó có thể thấy ở bất cứ nơi nào. Thu Hà Nội không chỉ đem đến cho ta cảm xúc lãng mạn của thiên nhiên huyền diệu mà còn gợi cho ta âm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022