3.1.2. Những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện TNXH
Tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp là cơ sở để dựa trên những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
TNXH là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, song những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá. Do vậy, thực hiện CSR ngày càng được các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn và coi đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất, kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, giải quyết tốt vấn đề lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, và còn tham gia đóng góp cho nhiều các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường, hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, song trước hết là do doanh nghiệp chưa có một nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức” trong việc thực hiện TNXHDN đối với cộng đồng xã hội.
Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng
gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong những điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp rất cần quan tâm đến TNXH. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi Chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ TNXH có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
3.1.3. Định hướng phát triển TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist
Với định hướng kinh doanh du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, năm 2013 là chuỗi hoạt động xuyên suốt các sự kiện sẽ diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành – những nơi có chi nhánh Vietravel hoạt động. Trong đó giữ gìn môi trường du lịch sạch, không xã rác, hướng đến đồng bào nghèo là hai điểm nhấn quan trọng nhất. Nhằm hiện thực hóa kế hoạch trên, tại Tp. HCM, Lào Cai, cán bộ - nhân viên công ty Vietravel đã đồng loạt ra quân. Vietravel đã đồng loạt phát động phong trào “Vì môi trường du lịch Xanh và Sạch” trên cả nước. Năm 2014, tiếp nối thành công của một loạt chiến dịch vận động “không xả rác” tại các thành phố du lịch trọng điểm, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phong trào “Go Green – Không xả rác”, Vietravel đồng thời tung ra chùm tour chuyên đề “Du lịch môi trường” hướng đến phát triển du lịch bền vững, với sự đồng hành và chủ động tham gia của du khách trong hoạt động bảo vệ môi trường “Sạch” như nhặt rác trên bãi biển, trồng cây giúp phục hồi màu xanh cho những ngọn đồi. Vietravel sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động này và trở thành nhịp cầu nối chuyển tải thông điệp và tích cực đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương để nhân rộng mô hình tạo sức lan tỏa. Saigontourist nhận thức được vai trò quan trong của TNXH đối với chính doanh nghiệp và các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, Saigontourist định hướng phát triển kinh doanh du lịch gắn với phát triển du lịch bền vững, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và cộng đồng địa phương. Saigontourist cam kết tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng
Saigontourist chỉ mới thực hiện các chương trình hành động vì cộng đồng, và môi trường chứ chưa xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với trách nhiệm xã hội như công ty Vietravel.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Công Ty Vietravel Và Saigontourist
- Số Lần Khách Du Lịch Tham Gia Ctdl Của Công Ty Vietravel Và Saigontourist Chi Nhánh Huế
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Tnxh Của Công Ty Vietravel Và Saigontourist Chi Nhánh Huế Đối Với Môi Trường
- Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 12
- Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
3.2. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp thu lợi nhuận nhờ xã hội nên đóng góp trở lại cho xã hội là điều nên làm. Doanh nghiệp chỉ phát triển khi có sự ủng hộ từ xã hội và để được như vậy, doanh nghiệp phải đem đến cho xã hội những giá trị hữu ích. Đây chính là "kế sách" phát triển bền vững đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Dưới đây là những giải pháp chung nhằm tăng cường thực hiện TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với việc thực hành TNXH của doanh nghiệp
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ giải quyết vấn đề trong ngắn hạn mà là một quá trình lâu dài với sự nỗ lực không ngừng. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp. Qua nhiều kênh khác nhau cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, khởi đầu từ người đứng đầu và các nhà quản trị. Bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng quyết định tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị hay tọa đàm về vấn đề TNXH của doanh nghiệp trong kinh doanh lữ hành để nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề này.
- Tổ chức các hoạt động liên quan đến thực hành TNXH để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cũng như trao đổi học hỏi kinh nghiệm và phát động thực hành TNXH của doanh nghiệp.
3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các quy tắc thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành.
- Để thực hiện TNXH của doanh nghiệp, cần có các bộ quy tắc thực hành TNXH của doanh nghiệp lữ hành. Dựa trên các bộ quy tắc thực hành TNXH của
doanh nghiệp, kết hợp với đặc điểm của sản phẩm dịch vụ và quy mô của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để mỗi doanh nghiệp lữ hành có thể chọn ra bộ quy tắc mẫu, điều chỉnh và xây dựng bộ quy tắc phù hợp.
- Xây dựng chiến lược dài hạn và hoàn thiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với những bước đi thích hợp, là nhân tố rất quan trọng để thực hiện thành công TNXH của doanh nghiệp.
3.2.3. Nhóm giải pháp về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ TNXH cho doanh nghiệp
- Hệ thống đánh giá TNXH của doanh nghiệp nên được xây dựng và áp dụng cho các doanh nghiệp lữ hành, có thể triển khai thí điểm đối với các doanh nghiệp tham gia các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội Lữ hành.
- Cần có một tổ chức đi đầu trong việc kiểm tra, thẩm định và cấp chứng chỉ thực hành TNXH cho các doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện, đăng ký và được cấp chứng nhận thực hành TNXH. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động TNXH và có cơ chế cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đã được cấp chứng nhận.
- Khuyến khích tổ chức chương trình giải thưởng để ghi nhận và lan tỏa những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện TNXH.
3.2.4. Nhóm giải pháp về luật hóa, chế tài về thực hiện TNXH của doanh nghiệp
- Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, như hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nghệ sạch.
- Nhà nước cần ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình vì trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn về các khoản chi phí.
- Nhà nước cũng cần hoàn thiện bộ máy, cơ chế thanh tra, kiểm tra, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và đưa nội dung này vào chương trình đào tạo của các trường đại học.
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
3.3.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp trong hoạt động quản lỳ, điều hành doanh nghiệp
Thực hiện TNXH trong quản lý và điều hành doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành trong quá trình thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện TNXH trên nhiều phương diện từ định hướng phát triển của doanh nghiệp đến các chế độ chính sách và phương thức làm việc, chương trình đào tạo trong công ty nhằm xây dựng được sức mạnh vững chắc từ bên trong doanh nghiệp.
- Nội dung TNXH và nội dung phát triển bền vững nên được lồng ghép và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển cần tham khảo và hòa hợp mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng nên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững dựa trên các các yếu tố: con người, cộng đồng, điểm đến, môi trường.
- Mỗi doanh nghiệp cần tập huấn cho nhân viên về TNXH của doanh nghiệp và tầm quan trọng của mỗi nhân viên trong việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. TNXHDN trước hết cần được quán triệt và hiểu rõ từ ban lãnh đạo công ty đến từng CBCNV. Mỗi cá nhân CBCNV của các DNLH phải hiểu được giá trị của họ là đại diện cho thương hiệu của công ty, gồm các đội ngũ như giao tiếp trực tiếp là HDV, nhân viên điều hành, nhân viên sales, nhân viên Marketing…Chính vì vậy, các nhân viên cần phải phải khắc phục những điểm yếu qua cung cách phục vụ khách hàng. Nhân viên phải thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, thực hiện trách nhiệm đóng thuế và minh bạch trong các hoạt động tài chính.
3.3.2. Thực hiện TNXH của doanh nghiệp đối với đội ngũ nhân viên
- TNXH của doanh nghiệp còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có cơ chế ưu đãi và các chương trình thi đua đảm bảo quyền lợi cá nhân của nhân viên. Các chính sách
dành cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ phép theo đúng quy định của luật lao động. Tạo cơ hội thăng tiến và dụng các chính sách lương thưởng phù hợp đúng theo năng lực của nhân viên.
- Xây dựng một chính sách bình đẳng trong công việc, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của nhân viên. Doanh nghiệp cần phân chia công việc một cách công bằng và khách quan giữa những nhân viên trong cùng một bộ phận tránh để tình trạng chồng chéo, quá tải công việc trong công ty. Tôn trọng những ý kiến, đề xuất của nhân viên trong quá trình làm việc.
- Tổ chức các lớp đào tạo nhân viên, các chương trình đào tạo có thể mời các chuyên gia du lịch để có thể nâng cao chất lương nguồn nhân lực. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ Hướng dẫn viên về du lịch bền vững, giữ gìn môi trường, tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương nhằm nâng cao ý thức làm du lịch chuyên nghiệp và hướng dẫn khách du lịch có trách nhiệm hơn trong quá trình tham quan du lịch. Hướng dẫn nhân viên thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với doanh nghiệp và khách hàng
- Doanh nghiệp lữ hành nên khuyến khích nhân viên có những ý tưởng mới, sáng tạo về vấn đề nâng cao TNXH của doanh nghiệp.
- Đảm bảo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc cung cấp một môi trường lao động lành mạnh và an toàn cho nhân viên. Doanh nghiệp được khuyến khích tạo không gian giải trí và tạo môi trường làm việc thư giãn cho nhân viên.
3.3.3. Giải pháp thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành đối với các nhà cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp vận chuyển cần ký kết các điều khoản hợp tác một cách công khai, minh bạch và công bằng. Xây dựng một quy trình thanh toán rõ ràng và hợp lý với các nhà cung ứng dịch vụ.
- Trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong muốn trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ lẫn nhau cùng giải quyết vấn đề, đảm bảo cho khách hàng vẫn được hướng dẫn chu đáo, an toàn và đảm bảo quyền lợi của cả khách hàng và quyền lợi hai bên.
- Yêu cầu đối tác, nhà cung ứng dịch vụ có những báo cáo rõ ràng về chất lượng và quy trình sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu hơn về các quy trình và cách thức làm việc của đối tác để đảm bảo họ tạo ra những sản phẩm an toàn và chấp hành pháp luật.
- TNXH của doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng vì vậy cần thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ trong CTDL và định kỳ kiểm tra chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có lữ hành có thể trực tiếp đánh giá hoặc thuê một bên thức ba kiểm tra chất lượng dịch vụ của đối tác để đảm bảo tính khách quan và chính xác.
- Doanh nghiệp lữ hành thực hiện CTDL đều có sự cung cấp dịch vụ của các đối tác là nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển,…vì vậy, doanh nghiệp lữ hành thực hiện TNXH cần có sự ủng hộ và thực hiện TNXH của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp lữ hành nên thỏa thuận với các nhà cung cấp về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, trong đó các nhà cung ứng dịch vụ cũng cần cam kết về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy văn hóa địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách du lịch.
3.3.4. Giải pháp thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành đối với khách du lịch
- Doanh nghiệp lữ hành cần tư vấn cho khách du lịch về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các thông tin cung cấp cho khách hàng là chính xác và quảng cáo đúng với sản phẩm dịch vụ của công ty cung cấp, tránh việc quảng cáo phóng đạ, không đúng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần xây dựng, duy trì và đảm bảo chương trình du lịch, sản phẩm dịch vụ có chất lượng, làm hài lòng khách du lịch. Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành khi thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch và thỏa thuân cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Doanh nghiệp phải thực hiện CTDL chất lượng như đã cam kết với khách du lịch.
- Doanh nghiệp lữ hành cần tôn trọng, phục vụ khách du lịch một cách công bằng, không phân biệt đối xử giữa các khách hàng. Thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, quan tâm đến khách hàng trong các ngày kỷ niệm sinh nhật hoặc các sự kiện nổi bật của họ.
- Hướng dẫn khách du lịch bảo vệ môi trường một cách chi tiết, rõ ràng. Đồng thời, tuyên truyền du khách tôn trọng văn hóa địa phương và nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản về văn hóa khi đến một số điểm du lịch. Việc hướng dẫn này có thể được thông qua HDV trong quá trình thực hiện các CTDL.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp là giải quyết các vấn đề của khách du lịch nên doanh nghiệp cần thu thập các phản hồi của du khách để hỗ trợ khách giải quyết vấn đề. Nếu doanh nghiệp phản hồi với hình thức và nội dung tốt sẽ giúp du khách có thiện cảm với DNLH và có mong muốn đóng góp ý kiến cụ thể hơn. Đồng thời thông qua phiếu phản hồi doanh nghiệp cũng có thể hoàn thiện sản phẩm du lịch đã có hoặc xây dựng sản phẩm du lịch mới.
- Trong thời gian qua, dưới sự tác động lớn của đại dịch Covid-19 cũng như các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện CTDL, doanh nghiệp cần có những phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong mọi tình huống.
- Để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp lữ hành nền phát huy và sáng tạo các chương trình khuyến mãi và chiết khấu, gia tăng giá trị cho khách hàng.
3.3.5. Giải pháp thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành với môi trường
- Doanh nghiệp lữ hành tiếp tục tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương cũng như những nơi mà doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch.
- Doanh nghiệp nên hướng dẫn khách du lịch thực hiện nội quy tại các điểm tham quan du lịch, thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. Hoạt động này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức thông qua các tờ rơi của doanh nghiệp, các tờ thông tin họp đoàn trước khi khách đi tham quan, HDV nhắc nhở du khách đồng thời xây dựng những chỉ dẫn về môi trường trong đó bao gồm những thông tin về cảnh quan của điểm đến như nét đặc sắc của cảnh quan điểm đến và tầm quan trọng của việc giữ gìn cảnh quan đó, để du khách có thể tiếp nhận một cách chủ động và dễ dàng hơn.
- Tất cả nhân viên của doanh nghiệp lữ hành cần được trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường. Quán triệt nhân viên trong DN luôn phải có ý thức bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường định kỳ.