Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 15

Lộ trình thực hiện AFTA với nhiều cung bậc là một minh chứng về những thách thức trong hợp tác khu vực của Hiệp hội do sự phát triển không đều giữa các thành viên.

Thúc đẩy hợp tác khu vực và tiểu khu vực, các nước ASEAN trong tiểu vùng Mekong có thêm điều kiện phát huy nội lực và lợi thế so sánh của từng thành viên, hạn chế tính khép kín do vị trí biệt lập của từng quốc gia; nâng cao quốc lực và khả năng liên kết trong ASEAN; góp phần nỗ lực thu hẹp khoảng cách không đều về phát triển ở Tiểu vùng và Hiệp hội. Do đó, sau chiến tranh lạnh và trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, dù thể chế chính trị không giống nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội, lợi ích tham gia hợp tác, mức độ mở cửa cải cách kinh tế và nguồn lực phát triển có khác nhau, các quốc gia ven sông Mekong đều ý thức tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị thân thiện, đã cùng các nước ASEAN khác, các nhà tài trợ quốc tế quyết tâm xây dựng nền tảng hợp tác phát triển Tiểu vùng trên cơ sở cùng có lợi, vì sự nghiệp phát triển nhanh chóng, đồng đều và bền vững.

Luận văn “Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990-2020 ” trước hết nghiên cứu về hoạt động hợp tác du lịch của các quốc gia trong tiểu vùng sông Mekong, những thành tựu đã đạt được cũng như các chương trình, hoạt động mà tổ chức này đang xúc tiến để quảng bá cho du lịch của cả Tiểu vùng. Thêm vào đó, quan trọng hơn, khóa luận đã phân tích cụ thể những cơ hội và thách thức cho du lịch tiểu vùng nói chung và của Việt Nam ta nói riêng trong quá trình Hội nhập với khu vực. Việt Nam và GMS sẽ có cơ hội gì và phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong những hợp tác du lịch song phương và đa phương với các quốc gia trong tiểu vùng và thế giới ?. Nhất là khi con đường xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông Tây đã trở thành hiện thực, mở ra rất nhiều cơ hội để hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trong tiểu vùng. Thấy rõ vị trí của du lịch Việt Nam trong khu vực sẽ góp phần xây dựng những chiến lược và con đường đúng đắn trong tiến trình hội

nhập và phát triển, đưa tài nguyên du lịch của Việt Nam trở thành sản phẩm du lịch quý giá, ghi dấu trên bản đồ du lịch Thế giới. Vì vậy, luận văn đã tập trung vào các nội dung sau:

Nghiên cứu về tiến trình hợp tác đa phương ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó hợp tác về du lịch được đánh giá là lĩnh vực có nhiều lợi thế cạnh tranh của tiểu vùng. Luận văn đã nghiên cứu về hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong như một bộ phận quan trọng trong hợp tác kinh tế và khẳng định vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở tiểu vùng Mekong.

Luận văn cũng đã nghiên cứu một cách tổng quát nhất về các tổ chức hợp tác, các nội dung hợp tác, các chương trình xúc tiến quảng bá và kết nối tour du lịch xuyên biên giới giữa các quốc gia nhằm khái quát nên toàn cảnh về hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong.

Luận văn đã phân tích những tác động từ hội nhập đối với du lịch tiểu vùng trên hai bình diện cơ hội và thách thức, liên hệ thực tế tại nước ta. Cơ hội cho du lịch Việt Nam khi tham gia vào hội nhập khu vực, đó là việc liên kết sẽ góp phần tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, học hỏi về kinh nghiệm quản lý và làm du lịch từ các nước, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam, đẩy nhanh quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn thách thức đặt ra, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong tiến trình hợp tác, trong khi du lịch Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt: cơ sở hạ tầng còn kém, thiếu những khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn trong khi giá tour du lịch cao, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành còn thiếu, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề, công tác xúc tiến và quảng bá du lịch còn nhiều bất cập…

Vì vậy, muốn thành công trong tiến trình hội nhập, du lịch Việt Nam nói riêng và tiểu vùng Mekong nói chung cần phải thực hiện đồng bộ nhiều


giải pháp: nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá tour du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, chính sách visa thuận lợi, sửa đổi luật du lịch, tạo sức mạnh từ liên kết giữa hàng không - cơ quan quản lý - công ty du lịch…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hiểu rõ được vị trí, tiềm năng và thách thức đối với du lịch Việt Nam là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bởi có như vậy, chúng ta mới có thể tìm ra được chiến lược đúng đắn, tận dụng được cơ hội để giải quyết những mặt hạn chế, yếu kém nhằm tránh tổn thất và thiệt thòi trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.


Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngọc Anh (2009), “Hội nghị bộ trưởng du lịch Tiểu vùng sông Mekong mở rộng thông qua tuyên bố chung về hợp tác du lịch”, www.monre.gov.vn/MONRENET/default.aspx?tabid=213&ItemID=581 89

2. Nguyễn Mạnh Cầm (2000), “Hợp tác phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mekong: Cơ hội và thách thức”, Vòng quanh Đông Nam Á, số 3/2000.

3. Phạm Đức Dương (2004), “Mekong-sông Mẹ-Dòng sông khoan dung”,

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2004.

4. Phạm Đức Dương (2004), Hợp tác nghiên cứu lối sống-văn hóa trong tiểu vùng Mekong mở rộng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.

5. Đại học kinh tế quốc dân (2005), Hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong, nhưng cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, ĐHKTQD, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.

8. Minh Hạnh (2008), “Hành lang kinh tế Đông Tây - Liên kết phát triển du lịch”, Du lịch Việt Nam, số 9/2008, 44-46.

9. Phạm Đình Hùng (2008), “Hợp tác Tiểu vùng về an ninh môi trường sinh thái và khai thác nguồn lợi từ sông Mekong”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4/2008, 16-22.

10. Bùi Thị Mai Ngân (2002), Hợp tác kinh tế tiểu vùng ở Đông Nam Á,

Khóa luận tốt nghiệp, ĐHQGHN, Hà Nội.

11. Nguyễn Hồng Nhung (2006), “Một số giải pháp trong lĩnh vực hợp tác GMS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế cho phát triển kinh tế”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11/2006, 32-38.

12. Nguyễn Hồng Nhung (2007), “Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5/2007.

13. Trần Cao Thành (1999), “Các chương trình hợp tác quốc tế phát triển kinh tế Tiểu vùng sông Mekong”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1999.

14. Trần Cao Thành, (2004), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng và tác động đến hợp tác liên kết khu vực, Viên khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Trần Cao Thành (2004), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng và tác động đến hội nhập phát triển, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.

16. Trần Cao Thành (2008), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng và vai trò tác động xây dựng cộng đồng ASEAN”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2008.

17. Trần Điệp Thành (2003), Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

18. Phạm Đức Thành (2005), “GMS: Hiện trạng và một số vấn đề hợp tác nghiên cứu”, Viên Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Phạm Đức Thành, Trần Khánh (2006), Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Hoài Thu (2006), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch ở Việt Nam thời gian tới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại Hà Nội.

21. Tổng cục du lịch (2006), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


22. Tổng cục du lịch (2008), Báo cáo tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác du lịch song phương, Hà Nội.

23. Nguyễn Trần Quế, (1998), “ Một số vấn đề về hợp tác phát triển kinh tế Tiểu vùng Mekong”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/1998.

24. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy, (2007), “Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số 8/2007.

25. Hoàng Văn Việt, (2006), Việt nam tham gia hợp tác phát triển kinh tế lưu vực sông Mekong, ĐHQG TP.HCM, TP.HCM.

Tiếng Anh

26. Zhu Zhen Ming, (2005), Some thinking and suggestions on Development of the GMS, Viện KHXH, Hà Nội.

27. Phạm Đức Thành, (2005), GMS: Stuation and issues of Reseach Cooperation, Viện KHXH, Hà Nội.

28. C. Hart Schaaf , (2009) The lower Mekong : Challenge to Cooperation in Southeast Asia /, Russell H. Fifield. - Printon (N.J).

29. A.F.Poulsen, K.G.Hortle, J. Valbo-Jorgensen (2002) Istribution and ecology of some important river fish species of the Mekong River Basin (NK).

Tiếng Thái

30. Journal of Mekong Soccieties (วารสารสงั คมกลม

Vol 18) (Khon Kaen university ).

Website

31. www.exploremekong.org

32. mekongtourism.org/

33. http://mekongtourismforum.org/

34. http://www.visit-mekong.com/

แมน า้ โขง ) (2008) (Vol.1-

35. http://clv-triangle.vn/

36. http://vnmc.gov.vn/home.aspx

37. http://bvhttdl.gov.vn/vn/index.html

38. www.vietnamtourism.gov.vn/

39. http://www.sapalaocai.com/./

40. https://vi.wikipedia.org

41. http://www.adb.org/

42. http://www.mekongchula.com

43. www.mekonginstitute.org

44. www.mrcmekong.org/news-and-events/news/?start=90

45. www.worldbank.org

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí