Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Tại Tỉnh Phú Yên


hoảng kinh tế thế giới nên dự án này đến nay mới chỉ dừng ở giai đoạn giải phóng mặt bằng. Mặt khác, sau khi được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, một số DN chậm triển khai thực hiện do các khâu phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thủ tục cho thuê đất, lập quy hoạch chi tiết xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường; gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phát triển DL và hình thành sản phẩm DL, nhất là các dự án DL ven biển. Các DN phải nỗ lực tăng doanh thu nhưng không phải bằng mọi giá mà quan trọng nhất là phải có nhận thức rõ ràng về DL, có trách nhiệm, có văn hóa, BVMT, phát triển bền vững.

2.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên


2.3.1. Những kết quả đạt được


- Để ngành DL của Phú Yên thực sự phát triển bền vững, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với phát triển DL, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không như: xây dựng tuyến đường động lực ven biển từ thành phố Tuy Hòa đến Gành Đá Đĩa, từ thành phố Tuy Hòa đi Bãi Môn - Vũng Rô; từ Quốc lộ 1 - Gành Đá Đĩa; đường Độc Lập đến làng DL Quốc tế ven biển thành phố Tuy Hòa; một số tuyến đường vào các khu di tích. Nâng cấp, mở rộng nhà ga sân bay Tuy Hòa và phát triển đường bay TP.HCM – Tuy Hòa, tuyến Hà Nội – Tuy Hòa.

- Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng được chú trọng như: đầu tư, tôn tạo các di tích: Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh; Thành An Thổ - nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú; khu di tích Tàu Không số Vũng Rô; khu di tích Căn cứ tỉnh Phú Yên trong kháng chiến và Nhà thờ Bác Hồ ở Sơn Định; khu di tích núi Nhạn – Tháp Nhạn; Nhà Bảo tàng tỉnh Phú Yên... Đến nay, toàn tỉnh có 19 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh.

- Đã thu hút đầu tư và tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển CSVCKT DL như: khách sạn, nhà hàng, khu DL, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 130 cơ sở kinh doanh lưu trú DL (2 khách sạn 5


sao, 2 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 05 khách sạn 2 sao, 36 khách sạn 1 sao) với 2.660 buồng, trong đó có 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao.

- Sản phẩm DL ngày càng phong phú với các loại hình như: tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, DL cộng đồng, DL làng nghề; đã hình thành 02 tuyến và 7 điểm DL địa phương (khu di tích Tháp Nhạn; khu di tích Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh; khu di tích Tàu Không số Vũng Rô; khu di tích gành Đá Đĩa; khu di tích thành An Thổ, đền thờ Lương Văn Chánh; khu di tích lịch sử Nhà thờ Bác Hồ và khu Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ.)

- Hoạt động lữ hành đã có bước phát triển khá, một số đơn vị kinh doanh lữ hành bước đầu đã xây dựng các chương trình DL khá phong phú; tổ chức đón nhiều đoàn lữ hành, báo chí trong và ngoài nước về khảo sát sản phẩm DL, kết nối đưa khách về Phú Yên.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực DL đã được chú trọng; đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ DL, kiến thức pháp luật về BVMT, DL có trách nhiệm cho các đơn vị kinh doanh. DL phát triển cũng tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho lao động. Đến cuối năm 2015 có khoảng 3.635 lao động trong lĩnh vực DL.

- Công tác xúc tiến, quảng bá DL được tăng cường; đã công bố biểu trưng và tiêu đề “Du lịch Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”; tổ chức và tham gia các hội nghị xúc tiến, hội chợ, triển lãm DL trong và ngoài tỉnh; phát hành các ấn phẩm DL; quảng bá trên website DL Phú Yên, mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin truyền thông. Đặc biệt, tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011 và Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang được quan tâm giải quyết. Người dân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên DL.


- Lượt khách DL đến Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng khoảng 17%/năm, doanh thu DL thuần túy tăng 30%. Lượt khách DL đến Phú Yên giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng khoảng 17%/năm 900.000 lượt, trong đó khách quốc tế khoảng trên 45.000 lượt; doanh thu DL thuần túy đạt trên 850 tỷ đồng.

2.3.2. Kết quả khảo sát chuyên gia về các mặt hạn chế, tồn tại


Cùng với những thành tựu mà ngành DL Phú Yên đã làm được trong những năm qua thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho DL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế DL của tỉnh, cụ thể để việc đánh giá đảm bảo tính khách quan, đa chiều, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn một số chuyên gia gồm: chuyên gia các lãnh đạo của tỉnh, lãnh đạo các Sở, các Phòng, các DN , nhà nghiên cứu... (xem bảng 2.14) có am hiểu về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu. Khảo sát này nhằm đánh giá, nhận xét thêm về các mặt hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển DL theo hướng bền vững của tỉnh Phú Yên. (Xem chi tiết theo phụ lục câu hỏi tại phụ lục số 1 – danh sách chuyên gia xem phụ lục số 3)

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát chuyên gia



Đối tượng

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu về


Tỷ lệ (%)

1. Lãnh đạọ cấp Tỉnh

4

4

100

2. Lãnh đạo cấp Sở

10

9

90

3. Lãnh đạo Phòng và doanh nghiệp

12

8

67

Tổng cộng

26

21

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 11

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)


Quá trình khảo sát được thống nhất thực hiện theo 3 bước: 1- Xây dựng phiếu khảo sát; 2- Thu thập số liệu; 3- Xử lý thông tin và phân tích, kết luận. Khái quát


như sau: sau khi dự thảo xong phiếu khảo sát dựa trên những nội dung liên quan đến vấn đề cần khảo sát, tác giả xin ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu. Sau đó, kết hợp cả gửi, thảo luận và nhận kết quả trực tiếp (đối với lãnh đạo Phòng và doanh nghiệp) và chuyển tiếp qua nhân viên (chủ yếu đối với nhóm lãnh đạo cấp tỉnh và cấp Sở) đến những đối tượng khảo sát và có hướng dẫn cụ thể ý nghĩa của mỗi câu hỏi và phương án trả lời để đối tượng được hỏi lựa chọn theo "cảm nhận" nhưng đảm bảo phù hợp nhất với thực tiễn của tỉnh. Kết quả khảo sát xem tại (Phụ lục số 2 – Tổng hợp kết quả khảo sát).



Tính bình đẳng trong việc phân

chia chính sách ưu đãi

Mức độ thực hiện các nội dung quản

lý nhà nước về du lịch


10%

91%

Cơ bản tốt Chưa tốt

14%

38%

48%

Hơi kém Kém Đạt yêu cầu


Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra về tính bình đẳng trong việc phân chia chính sách ưu đãi và mức độ thực hiện các chương trình, chính sách về du lịch

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)


Qua kết quả khảo sát cho thấy, về trình độ, năng lực của cán bộ công chức tỉnh Phú Yên (xem câu 1 – phụ lục 1) thì có 47,6% đánh giá trình độ cán bộ công chức hiện nay chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, có 52,4% cho biết là cơ bản đáp ứng được một phần công việc; về thái độ làm việc (Câu 2- phụ lục 1) thì có 62,5% đánh giá theo hướng phục vụ tốt, 9,5% đánh giá theo hướng phục vụ đạt yêu cầu và có tới 28,0% đánh giá “theo kiểu mệnh lệnh hành chính” (Xem phụ lục 2). Điều tra về đánh giá tính bình đẳng trong việc các chính sách ưu đãi của nhà nước thì có 3% đánh giá


cơ bản là tốt có tới 90 5 chưa tốt và cho rằng chưa rõ ràng về tính bình 1

cơ bản là tốt có tới 90 5 chưa tốt và cho rằng chưa rõ ràng về tính bình 2

cơ bản là tốt, có tới 90,5% chưa tốt và cho rằng chưa rõ ràng về tính bình đẳng sự phân chia chính sách ưu đãi giữa cấp huyện và cấp xã (Câu 3- phụ lục 1). Đánh giá về mức độ thực hiện những chương trình, kế hoạch nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch có 38,1% đánh giá là hơi kém, 47,6% đánh giá là kém và 14,3% đánh giá đạt yêu cầu về phương thức điều hành kiểm tra kiểm soát.


Đánh giá về sản phẩm DL hiện nay trên địa bàn tỉnh so với các địa phương

tương đối phát triển

Sự ảnh hưởng của việc quản lý quy hoạch không chặt chẽ



33%

67%


Trung bình Kém


14%

14%

52%

19%


Rất quan trọng Quan trọng

Ít quan trọng Không quan trọng


Biểu đồ 2.2 Kết quả điều tra về sản phẩm du lịch và sự quản lý trong công tác khai thác

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)


Đánh giá chất lượng về công tác BVMT tại các điểm, khu DL đối với hoạt động DL thì có hơn 66,7% đánh giá là tạm đạt yếu cầu. Nhận định mức độ ảnh hưởng của các CSHT và cơ sở vật chất DL thì có hơn 57,2% đánh giá hơi kém và 23,8% đánh giá kém về sự đồng bộ giữa hai cơ sở. Mức độ ảnh hưởng việc đào tạo nguồn nhân lực đối với DL thì có hơn 42,9% đánh giá hơi kém trong khi chỉ có 23,8% đánh giá tạm được. Đánh giá về sản phẩm DL hiện nay ở mức trung bình đánh giá có 67,0% còn lại được đánh giá 33,0% là kém. Đánh giá mức độ nghiêm trọng có đôi chút cản trở chiếm 19,0%, và 47,7% chọn phương án tương đối, còn lại 34,3% cho thấy là rất quan trọng trong việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ


0,9

0,8

0,7

0,6

0,5

0,4

0,3

76%

71%

0,2

0,1

0

4

33%

10%

Rất tốt Tốt

Lợi ích kinh tế

Đạt yêu cầu

Môi trường

Kém

Rất kém

Cộng đồng

và giao thông. Sự manh mún trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch có hơn 52,4% chọn phương án quan trọng, 19,0% chọn rất quan trọng, 14,3% chọn phương án ít quan trọng và còn lại 14,3% chọn phương án không quan trọng.




3


29%

% 14%

10%

14%


Biểu đồ 2.3 Kết quả điều tra về các tiêu chí phát triển du lịch bền vững mà tỉnh đã đạt được

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)


Điều tra đánh giá về những tiêu chí phát triển bền vững mà tỉnh đã đạt được thì có hơn 76,2% thực hiện tạm được và 14,3% thực hiện chưa tốt đối với vấn đề về lợi ích KTXH. Có hơn 42% đánh giá đạt yêu cầu trong công tác MT và 33,3% đánh giá tốt về vấn đề này. Cuối cùng tiêu chí về vấn đề cộng đồng có hơn 71,4% đánh giá tốt còn lại 28,6% đánh giá đạt yêu cầu. (Xem câu hỏi – phụ lục 1 và bảng tổng hợp – phụ lục 2).

2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động DL tỉnh Phú Yên và những nguyên nhân chủ yếu

Nhằm tăng tính khách quan cho các hạn chế, tồn tại rút ra từ việc phân tích thực trạng, tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn ý kiến chuyên gia và có được những kết quả như sau:


2.3.3.1. Hạn chế về công tác quản lý nhà nước


- Chưa xây dựng được cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư DL, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng và kiêm nhiệm hoặc trái chuyên môn. Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh DL còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

- Các chính sách ưu đãi của nhà nước thể hiện nhiều bất cập như: quy định ưu đãi địa bàn lại tính theo cấp huyện trong khi nhiều xã khó khăn lại không được hưởng ưu đãi chưa đảm bảo tính công bằng trong phát triển DLBV.

- Phương thức điều hành chủ yếu là mở hội nghị, ra văn bản điều hành, kiểm tra kiểm soát định kỳ hay đột xuất. Do hoạt động điều hành chưa đều tay, tính nhất quán chưa cao, sự phân công, phối hợp chưa rõ nên tập trung về UBND tỉnh một khối lượng cụ thể rất lớn.

- Chưa tận dụng lâu dài tài nguyên DL và duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái DL, phát triển DL gây ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của tài nguyên và MT DL. Cụ thể: công tác BVMT và tài nguyên DL tại một số khu, điểm DL chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng vức rác bừa bãi gây mất vệ sinh và ô nhiễm MT còn diễn ra phổ biến, nhất là khu vực bờ biển Tuy Hòa; một số di tích, danh lam thắng cảnh, đang có nguy cơ xuống cấp, MT bị ô nhiễm, cảnh quan thiên nhiên bị xâm hại, cụ thể tại gành Đá Đĩa việc buôn bán san hô, bày hàng trong khu vực di tích, chèo kéo khách, vứt rác bừa bãi… chưa được giải quyết dứt điểm.

Nguyên nhân:


- Nhận thức, hiểu biết của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò ngành DL chưa sâu sắc, còn mang tính bảo thủ, chưa chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể trong phát triển DL của địa phương.

- Các DN kinh doanh DL còn thụ động, về cơ bản chưa có chiến lược kinh


doanh gắn bó với chiến lược phát triển ngành.


- Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển DL còn hạn chế về nhiều mặt.


2.3.3.2. Hạn chế về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch


- Tốc độ đầu tư CSHT và CSVCKT cho DL còn chậm, thiếu tính bền vững, thể hiện mức tăng trưởng doanh thu từ DL, dịch vụ bình quân hằng năm tuy có tăng nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; lượng khách DL đến Phú Yên năm sau có cao hơn năm trước nhưng lưu trú ngắn, và nhìn chung còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

- CSHT, kỹ thuật ở hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh còn thiếu đồng bộ. Đường giao thông đi lại bằng xe ô tô trong không ít khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng của tỉnh còn khó khăn.

- Việc kêu gọi thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và CSVCKT DL, công tác quản lý bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tại các địa phương trong tỉnh còn nhiều bất cập. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng có tiềm năng lớn về DL chưa được khai thác. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất DL nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm DL còn nhỏ lẻ chưa đồng bộ vận hành chưa chuyên nghiệp, chưa thu hút được sự tham gia mạnh mẽ và trách nhiệm của DN, nhà đầu tư để từ đó làm cơ sở cho DL phát triển bền vững.

- Theo Ông Trình Quang Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt, cho rằng yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút nhà đầu tư và du khách đến với Phú Yên là giao thông đường không và đường bộ. Đây là khó khăn mà tỉnh đang đối mặt. Không ai muốn đi DL Phú Yên, nếu mất tới 12 tiếng đi bằng đường bộ từ TP.HCM. Còn muốn đi máy bay từ Hà Nội hay TP.HCM đến Phú Yên, khách phải dậy rất sớm, giá vé lại cao. Nếu vấn đề giao thông được khắc phục, không có lý do gì ngành DL Phú Yên lại không phát triển.

Nguyên nhân:


- Công tác đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí