Nhóm Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Sinh Lời Từ Hoạt Động Tín Dụng

cấu dư nợ

cho vay cho biết mức độ

tập trung tín dụng vào một kỳ

hạn, đối

tượng cho vay, từ đó thể hiện mức độ phân bổ vốn vào NHTM

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng

a. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng

=

cận biên (NIM)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Trong đó:

Thu nhp lãi thun Tổng tài sản sinh lời

Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 7

­ Thu nhập lãi thuần: Thu nhập lãi ­ Chi phí lãi

­ Tài sản sinh lời = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm

soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp. NIM đo

lường khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay, hoạt động tài sản có sinh lời lớn nhất của NHTM. Tỷ lệ này có ý nghĩa là: khi NH tăng thêm 1 đơn vị tài sản sinh lời thì thu nhập lãi thuần tăng thêm bao nhiêu đơn vị. Qua chỉ tiêu này có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất 1 cách hợp lý. Theo như đánh giá của Standard & Poor thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Ngoài ra NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố (Allen và Gale, 1995)[41]. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ ­ Có, trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.

b. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

ROA (%) =x 100

Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số tài chính dùng để đo

lường mối quan hệ của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng. ROA cho biết cứ mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này

đánh giá hiệu quả trong quản lý doanh thu và chi phí, đồng thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng. ROA thể hiện khả năng của NHTM trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo lợi nhuận. Nhìn chung, ROA càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản của NHTM càng tốt. Tuy nhiên, không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận, các NHTM còn phải đảm bảo yêu cầu về tính an toàn trong hoạt động. Do vậy, đôi khi ROA quá cao cũng có thể đem lại nguy cơ rủi ro tín dụng gia tăng cho NHTM khi ngân hàng tập trung quá nhiều tài sản vào những lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao nhưng rủi ro lại lớn.

b. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Lợi nhuận sau thuế

ROE (%) =

Vốn chủ sở hữu

x 100


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của NHTM. ROE cho thấy mỗi đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, và cũng chứng tỏ là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô. Cho nên ROE càng cao thì càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đối với các NHTM đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc thuyết phục các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả và khi đó ngân hàng dễ dàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu để mở rộng cho vay và đầu tư của mình.

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về hoạt động tín dụng của NHTM

a. Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio ­ CAR)

Hệ số an toàn vốn là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Qua hệ số này có thể xác định

được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác,

khi ngân hàng đảm bảo được hệ số

này tức là nó đã tự

tạo ra một tấm đệm

chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Đó chính là lý do các quốc gia trên thế giới đều ban hành các quy định về việc chấp hành tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTM, coi đó là một tiêu chí thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Theo hiệp ước về vốn của Basel 2 các NHTM phải duy trì hệ số an toàn vốn cụ thể là:

Tổng vốn (vốn loại 1 và vốn loại 2)

Tỷ lệ vốn tối

=

thiểu CAR

RWA rủi ro tín dụng+(K rủi ro hoạt động*12,5)+(K rủi ro thị trường*12,5)


>= 8%

Trong đó:

RWA rủi ro tín dụng = Tài sản x Hệ số rủi ro (Có đề dụng).

K: Vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng loại rủi ro

b. Chỉ tiêu Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

 Chỉ tiêu Nợ xấu


cập đến xếp hạng tín

Nhóm chuyên gia tư vấn (AEG) của Liên Hợp quốc cho rằng định nghĩa

nợ xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng

dẫn

cho các ngân hàng (AEG, 2004). AEG thống

nhất

định

nghĩa sau: “Về cơ

bản

một

khoản

nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90

ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp

vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã thanh

toán dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) nghi ngờ về khả năng trả nợ.

Thực

tế,

khái niệm

nợ xấu

không hoàn toàn đồng

nhất

ở các quốc

gia

khác nhau. Hiện nay, ngoài quan niệm nợ xấu của các quốc gia, một số tổ chức quốc tế cũng đã đề cập đến khái niệm này. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình:

­ Quan niệm về nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được đề cập trong

tài liệu

“Hướng

dẫn

tính các chỉ số lành mạnh

tài chính”: “Nợ xấu

là những

khoản nợ có lãi hoặc /và gốc quá hạn 90 ngày hoặc trên 90 ngày, các khoản lãi

quá hạn 90 ngày hoặc trên 90 ngày được vốn hóa, tái tài trợ hoặc hoãn trả nợ

theo thỏa thuận, hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng có các dấu hiệu khác cho thấy

người vay không có khả năng thanh toán đầy đủ về gốc và lãi”.

Khái niệm nợ xấu theo quan điểm của IMF không nhất thiết đồng nhất với khái niệm nợ bị giảm giá trị trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 và Uỷ Ban Basel về Giám sát ngân hàng. Khi khoản vay bị giảm giá trị, nó sẽ được đưa vào diện không được cộng dồn, cụ thể: nguồn thu nhập từ lãi cho vay của các khoản vay này sẽ không được cộng dồn trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Điểm cần lưu ý là có những tình huống kinh tế có thể dẫn tới việc khoản vay có thể được

xếp vào tình trạng không được cộng dồn, ví dụ như khi suy thoái kinh tế hoặc khi

công nghệ thông tin có sự thay đổi mạnh. Thêm vào đó, trong định nghĩa của IMF,

phần thứ hai của nợ xấu sẽ không được một khoản nợ mới.

tính là nợ tốt kể cả khi thay thế nó bằng

­ Viện

Tài chính Quốc

tế (Institute of International Finance) đề xuất phân

loại nợ thành 5 nhóm bao gồm:

Nợ đủ tiêu chuẩn(Standard): là nợ có gốc


và lãi trong hạn,


không có dấu

hiệu khó khăn trong thanh toán nợ và dự báo có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn,

đầy đủ theo cam kết.

Nợ cần chú ý (Watch): Là nợ trong tình trạng nếu không có các biện pháp xử lý có thể tăng nguy cơ không thanh toán đầy đủ gốc và lãi. Vì vậy đây là khoản

nợ cần được chú ý hơn mức bình thường.

Nợ dưới tiêu chuẩn (Substandard): là khoản nợ nghi ngờ về khả năng thanh

toán đầy đủ gốc, lãi theo cam kết,

hoặc

gốc hoặc/ và lãi quá hạn trên 90 ngày,

hoặc tài sản đảm bảo giảm giá trị dẫn đến nguy cơ giảm giá trị khoản vay nếu

không xử lý kịp thời.

Nợ nghi ngờ (Doubtful): là nợ được xác định không thể thu hồi đầy đủ gốc, lãi trong điều kiện hiện hành hoặc lãi hoặc /và gốc quá hạn trên 180 ngày. Nợ

nhóm này đã bị giảm giá trị nhưng chưa mất vốn hoàn toàn vì còn có những yếu

tố được xác định có thể tác động cải thiện chất lượng nợ.


gốc

Nợ mất vốn (Loss): là nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi hoặc hoặc/và lãi quá hạn trên 1 năm.

Nợ xấu bao gồm nợ 3 nhóm cuối.

Tại

Việt

Nam, khái niệm

nợ xấu

được

đề cập

trong Điều

10, điều

11,

Thông tư số 02/2013/ TT­ NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Việt Nam Quy định

việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (từ đây gọi tắt là Thông tư 02). Cụ thể:

­ “Nợ xấu” là các khoản

nợ thuộc

các nhóm 3, 4 và 5 bao gồm

nợ dưới

tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn qui định tại Điều 10 của Thông

tư 02. Tại Điều 10, các tổ chức tín dụng được yêu cầu phân loại nợ theo phương

pháp định lượng, khoản nợ xấu:

trong đó các khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5 là các

­ Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến

180 ngày; (ii) Nợ gia hạn

nợ lần

đầu;

(iii) Nợ được

miễn

hoặc

giảm

lãi do

khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nợ của

khách hàng hoặc

bên bảo

đảm

là tổ chức,

cá nhân thuộc

đối

tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ

chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm

bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị

vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi

cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.


ngày;

­ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

bao gồm:

(i) Nợ quá hạn

từ 181 ngày đến

360

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận

thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

­ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất

vốn)

bao gồm:

(i) Nợ quá hạn

trên 360

ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần

thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu

lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản

nợ quy định

tại

điểm

c (iv) khoản

1 Điều

này quá hạn

trên 60

ngày kể từ ngày có quyết

định

thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín

dụng được NHNN công bố đặt

vào tình trạng

kiểm

soát đặc

biệt,

chi nhánh

ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ được phân loại vào

nhóm 5 bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu

lại thời hạn trả nợ lần

đầu; các khoản

nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách

hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Tại Điều 11, các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính và nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 bao gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này

được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng

tổn

thất.

Các cam kết

ngoại

bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

theo cam kết. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết

là rất cao. Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được

tổ chức

tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước

ngoài đánh giá là không còn khả

năng thu hồi, mất vốn bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi

gốc và lãi đến khi đến hạn; nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm nợ được đánh giá là

có khả năng tổn thất cao; và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc

NHNN ban hành Thông tư 02 nhằm

thay thế cho Quyết

định

493/2005/QĐ­NHNN ngày 22/4/2005 Quyết

định

về việc

ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (từ đây gọi là Quyết định 493) và một số văn bản khác. Thông tư 02 có thể khiến các TCTD phải công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn trước đây làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn.

Bởi văn bản này có một số tiêu chí khắt khe hơn trong việc phân loại nợ:

Thứ nhất, các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3

thuộc

nhóm nợ xấu,

thay vì nếu

gia hạn

nợ trong thời

hạn

vẫn

được

xếp

vào

nhóm 2 theo Quyết định 493.

Thứ hai, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu.

Thứ ba, ngoài các tiêu chí để phân loại nợ từ đặc tính khả năng trả nợ của khách hàng, điểm mới được đánh giá khá khắc nghiệt là xem xét hoạt động cấp tín dụng cho những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng có điều

kiện

theo Luật

các TCTD sửa

đổi

năm 2010. Nếu

như trước

đây trong hoạt

động

cấp

tín dụng

của

các NHTM, việc cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân

thuộc đối tượng bị hạn chế tín dụng diễn ra rất thường xuyên thì nay được đưa

vào nhóm 3 “nợ dưới tiêu chuẩn” trong nhóm chỉ tiêu nợ xấu.

Thứ tư, hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các công ty con của TCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các NHTM cũng

là những khoản vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu. Qui định này xếp các khoản

tín dụng theo kiểu đầu tư chéo lẫn nhau sẽ bị hạn chế khi liệt kê vào nhóm nợ

xấu mà qui định trước đây không đề cập đến.

Thứ năm, nợ cấp

cho các công ty con, công ty liên kết

mà TCTD đang

nắm


xấu

quyền kiểm soát không vượt quá tỷ lệ qui định.

Như vậy, những qui định chi tiết từ Thông tư 02 đã đưa việc phân loại nợ cao hơn so với qui định trước đây, không chỉ là thời gian chậm thanh toán mà

là mối quan hệ cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng và tài sản cấp tín dụng

được

đảm

bảo

bởi

cổ phiếu

của

TCTD. Bên cạnh

đó, những

khoản

cam kết

ngoại bảng cân đối kế toán như bảo lãnh thanh toán của các TCTD cũng được

xếp vào nhóm nợ xấu.

Như vậy,

nợ xấu

thường

được

xác định

căn cứ vào hai yếu

tố chính là

thời gian quá hạn hoặc khả năng trả nợ của khách hàng. Có thể hiểu một cách

khái quát nợ xấu

là những

khoản

nợ được

đánh giá không có khả năng thanh

toán đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.

 Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu (%)

= Số dư nợ xấu

Tổng dư nợ


x 100 (%)

Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là bị rủi ro). Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp,

năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022