- Tạo cơ hội cho CBQL, giáo viên hiểu về mối quan hệ giữa các quy định chính sách của Ngành và công việc hàng ngày của mỗi nhóm cá nhân.
- Tích lũy các kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực NCBH theo hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm của bất cứ sự tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới làm cho từng bài học có chất lượng hơn, từ đó làm thay đổi mỗi thành viên trong nhà trường, tiến tới thay đổi nhà trường.
- Động lực là nhân tố thúc đẩy, phát triển hoạt động của con người. Vì vậy, để tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu bài học (NCBH), hiệu trưởng cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy học của người thầy, động cơ học tập của học sinh.
- Với giáo viên, để tạo nên động lực cho việc NCBH, hiệu trưởng cần tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được tự khẳng định mình, đồng thời sẽ có sự động viên về mặt tinh thần và bồi dưỡng vật chất thích đáng, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi người.
- Với học sinh, để xây dựng động cơ học tập đúng đắn, trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thú học tập và xa hơn là ước mơ, hoài bão,... hứng thú học tập có thể được hình thành từ nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, từ truyền thống hiếu học của gia đình dòng họ, từ phong trào học tập của địa phương...
. Điều kiện để thực hiện
- Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động NCBH; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường; động viên đội ngũ CBQL, giáo viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên trong theo tiếp cận NCBH; huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng các nguồn tài chính phục vụ theo tiếp cận NCBH trong nhà trường.
- Đánh giá sát, đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp về hoạt động NCBH của từng giáo viên trong trường, từ đó kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện có hiệu quả theo tiếp cận NCBH.
- Xây dựng môi trường và hệ thống thông tin quản lý phù hợp và thuận lợi cho tổ chức tốt theo tiếp cận NCBH.
3.3. Tổ chức khảo nghiệm sư phạm
3.3.1. Mục tiêu khảo nghiệm
Mục tiêu của khảo nghiệm nhằm bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn thiện hơn các nhóm biện pháp để tiến tới khẳng định tính thực thi của các nhóm biện pháp. Trên cơ sở đó về sau khi có điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành thử nghiệm, thực nghiệm khoa học.
3.3.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã dùng phương pháp xin ý kiến chuyên gia tiến hành khảo nghiệm theo các bước sau:
* Bước1: Lập phiếu điều tra
- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.
- Điều tra về tính thực tiễn của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.
* Bước2: Lựa chọn chuyên gia
Là những chuyên gia, chuyên viên, những nhà quản lý có thâm niên, tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Gồm 100 người trong đó: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 10 chuyên viên; 39
CBQL các trường THCS trên địa bàn Huyện Yên Định, 20 tổ trưởng chuyên môn và 27 giáo viên.
* Bước3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả trưng cầu ý kiến
- Cách tính điểm:
+ Rất cần thiết/Rất khả thi: được 3 điểm
+ Cần thiết/ khả thi: được 2 điểm
+ Không cần thiết/Không khả thi: được 1 điểm.
- Thang đánh giá:
+ Rất cần thiết ≥ 2.50; Cần thiết 1.50 ≤ 2.49 ; Không cần thiết ≤ 1.49.
+ Rất khả thi ≥ 2.50; Khả thi 1.50 ≤ ≤ 2.49; Không khả thi ≤ 1.49.
- Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | S |
| Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1. | Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH | 88 | 88% | 9 | 9% | 3 | 3% | 285 | 2,85 | 1 |
2. | Xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH | 85 | 85% | 10 | 10% | 5 | 5% | 280 | 2,80 | 2 |
3. | Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH cho TTCM, GV | 83 | 83% | 12 | 12% | 5 | 5% | 277 | 2,78 | 3 |
4. | Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH | 77 | 77% | 16 | 16% | 7 | 7% | 270 | 2,70 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Quản Lý Việc Đánh Giá Kết Quả Tcm Qua Hình Thức Ncbh Bảng 2.9: Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Qua Hình
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tcm Dựa Trên Tiếp Cận Ncbh Tại Trường Thcs Yên Bái, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
- Biện Pháp 3: Bồi Dưỡng Chuyên Môn Về Tổ Chức Dạy Học Theo Tiếp Cận Ncbh Cho Ttcm, Gv
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Yên Định
- Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 14
- Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường | 79 | 79% | 17 | 17% | 4 | 4% | 275 | 2,75 | 4 | |
6. | Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát triển chuyên môn liên tục | 74 | 74% | 17 | 17% | 9 | 9% | 265 | 2,65 | 6 |
| 2.76 |
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết, thể hiện ở điểm trung bình =
2.76. Cả 6/6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với từ 2,65 đến 2,85.
Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, với 88 ý kiến đánh giá rất cần thiết, đạt 88%; có 9 ý kiến đánh giá là cần thiết đạt 9%, điểm trung bình = 2.85. Đây là biện pháp quản lý hoạt động NCBH được đánh là rất quan trọng, vì muốn triển khai hoạt động NCBH thành công, người hiệu trưởng phải giúp giáo viên thay đổi nhận thức để hiểu đúng tầm quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp khi tham gia hoạt động NCBH, đồng thời cũng thay đổi hành để tham gia SHCM và dạy học hàng ngày. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng tạo cho họ niềm tin khi đổi mới việc dự giờ, tham gia sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân giáo viên.
Biện pháp Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH cho TTCM, GV với 83 ý kiến đánh giá rất cần thiết, đạt 83%; có 12 ý kiến đánh giá là cần thiết, đạt 12%, điểm trung bình =2.78,
đây là một biện pháp quản lý hoàn toàn mới đòi hỏi hiệu trưởng phải đặc biệt quan tâm, vì trong sinh hoạt chuyên môn theo NCBH nó có nhiều điểm mới, điểm khác biệt so với SHCM theo truyền thống. Để cho biện pháp quản lý này được thành công, hiệu trưởng phải tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên các kỹ thuật thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH.
Biện pháp Xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH cũng được đánh giá ở mức độ rất cao, có 85 ý kiến đánh giá rất cần thiết, đạt 85%; có 10 ý kiến đánh giá là cần thiết, đạt 10%, điểm trung bình = 2.80. Để thực hiện thành công bất cứ một hoạt động nào thì điều đòi hỏi trước tiên là phải xây dựng được một kế hoạch và kế hoạch đó phải có tính khả thi.
Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, biện pháp Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường cũng được đánh giá là rất cần thiết, với 79 ý kiến đánh giá rất cần thiết, đạt 79%; có 17 ý kiến đánh giá là cần thiết, đạt 17%, điểm trung bình =2.75, đây biện pháp quản lý hoàn toàn mới, đề tài đề xuất biện pháp này vì: trong thực tiễn khi triển khai hoạt động này thì việc hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng của hiệu trưởng, việc chỉ đạo sát sao của tổ trưởng chuyên môn, nhà trường đã tổ chức đợt sinh hoạt chuyên môn theo NCBH. Kết thúc các tiết dạy minh họa, các tổ chuyên môn tiến hành thảo luận, chia sẻ về bài dạy minh họa. Sau khi lắng nghe ý kiến chia sẻ từ đội ngũ giáo viên, chuyên gia đã có những chia sẻ, góp ý về quy trình hoạt động NCBH giúp cho CBQL, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động NCBH, qua đó đã góp phần củng cố thêm niềm tin cho CBQL, GV về lợi ích khi tham gia hoạt động NCBH.
Hai biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn là: Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát triển chuyên môn liên tục, điều đó phần nào phản ánh đúng thực trạng quản lý hoạt động NCBH tại Nhà trường. Qua số liệu cho thấy nhận thức của CBQL, GV là chưa tốt, nhưng thực trạng thực hiện lại rất tốt, điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên thực hiện rất nghiêm túc quy chế chuyên môn của nhà trường, mặt khác cũng cho thấy người hiệu trưởng có uy tín rất cao trước tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp | Rất khả thi | khả thi | Không khả thi | S |
| Thứ bậc |
SL | % | SL | % | SL | % |
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH | 88 | 88% | 9 | 9% | 3 | 3% | 285 | 2,85 | 2 | |
2 | Xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH | 91 | 91% | 8 | 8% | 1 | 1% | 290 | 2,90 | 1 |
3 | Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH cho TTCM, GV | 87 | 87% | 9 | 9% | 4 | 4% | 283 | 2,83 | 3 |
4 | Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH | 78 | 78% | 17 | 17% | 5 | 5% | 273 | 2,73 | 5 |
5 | Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường | 83 | 73% | 12 | 12% | 5 | 5% | 277 | 2,77 | 4 |
6 | Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát triển chuyên môn liên tục | 70 | 70% | 18 | 18% | 12 | 12% | 258 | 2,58 | 6 |
| 2.78 |
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, với điểm trung bình với = 2.78 là rất cao. Có 6/6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất khả thi với từ 2,58 đến 2.90. Biện pháp 2: Xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH được đánh giá có tính khả thi cao nhất với 91 ý kiến được hỏi đánh giá rất thực tế, đạt 90%, = 2.90.
Ba biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, có 88 ý kiến được hỏi đánh giá là rất khả thi, đạt 88%, = 2.85; biện pháp: Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường và biện pháp: Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH cho TTCM, GV điều đó cho thấy người hiệu trưởng đã tạo được niềm tin và có uy tín cao trước tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.
Hai biện pháp được đánh giá ít khả thi nhất là: biện pháp: Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH và biện pháp: Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát triển chuyên môn liên tục, các chuyên gia cho rằng nếu thực hiện tốt 2 biện pháp này sẽ lôi cuốn đội ngũ CBQL, GV tham gia tích cực vào hoạt động NCBH, sẽ tạo cho đội ngũ giáo viên tính tự nguyện, tự giác khi tham gia hoạt động NCBH.
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy số ý kiến đánh giá các biện pháp về tính cần thiết và tính thực tiễn là hợp lý, mang tính xây dựng, khách quan và có tính thực tiễn cao.
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài là kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến của các chuyên gia, phòng GD&ĐT và CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định. Đây là kết quả nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. Bởi vậy các nhóm biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi khá cao.
Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của nhóm các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi(Thực tiễn) của các biện pháp quản lý được đề xuất
Biện pháp quản lý | Cần thiết | Khả thi ( Thực tiễn) | |||
S |
| Thứ bậc | S |
| Thứ bậc |
1 | Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH | 285 | 2,85 | 1 | 285 | 2,85 | 2 |
2 | Xây dựng ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH | 280 | 2,80 | 2 | 290 | 2,90 | 1 |
3 | Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH cho TTCM, GV | 278 | 2,78 | 3 | 283 | 2,83 | 3 |
4 | Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH | 270 | 2,70 | 5 | 273 | 2,73 | 5 |
5 | Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường | 275 | 2,75 | 4 | 278 | 2,78 | 4 |
6 | Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát triển chuyên môn liên tục | 265 | 2,65 | 6 | 258 | 2,58 | 6 |
2,76 | 2,78 |
Có thể biểu diễn mối tương quan này qua biểu đồ 3.1 sau đây:
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất
Với kết quả trên cho phép kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra là tương quan thuận và chặt chẽ, điều đó có nghĩa là giữa nhận thức về tính cần thiết và khả năng thực hiện là phù hợp.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo tiếp cận NCBH tại trường THCS Yên Bái, cần phải tiến hành các biện