Hái Quát Tình Hình Xây Dựng Nông Thôn Mới Các Tỉnh Nam Trung Bộ


còn có các tổ chức tương trợ tài chính nông thôn, tiết kiệm bưu điện nông thôn hay các chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính nông thôn. Tại Ấn Độ, ngoài các TCTD đa dạng còn phát triển mô hình các nhóm tương trợ như mô hình nhóm tương trợ SHG. Hay tại Nam Định, sự thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, các nước còn phát triển các tổ chức tài chính vi mô như Trung Quốc và Hàn Quốc. Mô hình tài chính vi mô tại Trung Quốc được phối hợp giữa những nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ Trung Quốc còn TCTD vi mô JOU của Hàn Quốc được tài trợ bởi những tập đoàn tư bản lớn trong nước. Những tổ chức này đóng vai trò không nhỏ trong việc cung ứng tín dụng nông thôn đóng góp phần lớn trong việc phát triển khu vực nông thôn bởi chúng không những trao cho người nghèo quyền tự giúp chính mình mà còn hỗ trợ cho họ có một nền tảng tài chính bền vững.

Thứ hai, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn

Để đảm bảo dịch vụ ngân hàng cơ bản có mặt tại khắp các địa phương, cung cấp các khoản tín dụng lớn cho nông thôn, Trung Quốc chủ trương ban hành các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ khu vực vùng sâu, vùng xa. Theo đó, các ngân hàng gia tăng cho vay tín dụng nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Chính phủ đã yêu cầu các thể chế tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Hợp tác xã tín dụng nông thôn… tăng các khoản cho vay có liên quan đến nông nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển nông thôn được chỉ thị phải nới rộng hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo bước đột phá trong dịch vụ tài chính tại nông thôn.

Tại Ấn Độ, để đa dạng nguồn vốn cho tín dụng nông thôn, đã ứng dụng mô hình tín dụng đa thể chế. Thành công của tín dụng nông thôn Ấn Độ có một phần đóng góp không hề nhỏ từ mô hình tín dụng đa thể chế với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, ngân hàng, các nhóm tương trợ và các tổ chức phi chính phủ. Mô hình này giúp huy động mọi nguồn lực trong nền kinh tế, tạo ra một cơ chế liên kết, giám sát và tự quản giữa các chủ thể và kết quả cuối cùng là mở rộng và nâng cao chất lượng các khoản


vay, cung cấp tín dụng một cách đầy đủ và kịp thời đáp ứng những nhu cầu cụ thể và thiết yếu trong đời sống và sản xuất của người dân nông thôn.

Thứ ba, đa dạng hoá các chương trình/ sản phẩm cho vay đối với nông dân

Hàn Quốc rất thành công khi áp dụng rất nhiều chương trình cho vay đối với các thành phần kinh tế tại khu vực nông thôn từ hộ gia đình nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hay các công ty mới khởi nghiệp. Còn Ấn Độ, các TCTD cấp tín dụng nông thôn đưa ra nhiều sản phẩm đặc thù phù hợp với từng giai đoạn sản xuất nông nghiệp như cho vay thu hoạch hay cho vay trung và dài hạn hoặc sử dụng các thẻ tín dụng trên cơ sở đất đai canh tác, quy mô tài chính, lịch sử tín dụng….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Thứ tư, ưu đãi về lãi suất đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cần có ưu đãi nhất định đối với lãi suất trong cho vay hộ gia đình nói riêng và cho vay nông nghiệp, nông thôn nói chung dưới các hình thức như quy định mức giảm nhất định so với các khoản vay thông thường. Như tại Ấn Độ, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn thường thấp hơn từ 2 – 5 % so với lãi suất thương mại. Ngoài ra, NHTƯ Ấn Độ cũng áp dụng mức lãi suất trợ cấp 2%/năm đối với hệ thống cho vay cây trồng, giảm thêm 1%/năm cho các trường hợp trả nợ đúng hạn. Tương tự tại Hàn Quốc, lãi suất của các khoản vay đều thấp hơn lãi suất tiêu chuẩn hoặc thấp hơn mức lãi suất cho vay của các quỹ tiết kiệm tuỳ theo chương trình.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 11

Thứ năm, tiếp tục phát huy vai trò của nguồn vốn tín dụng chính sách

Từ kinh nghiệm về sử dụng nguồn vốn tín dụng để xây dựng nông thôn mới của các tỉnh như Nam Định, Bình Dương,… cho thấy sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội của các tỉnh. Thông qua nguồn vốn vay của NHCSXH đã tạo thêm việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống người dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Chính những vấn đề này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

Cuối cùng, các tổ chức tín dụng không chỉ làm nhiệm vụ cung ứng vốn mà còn phải hỗ trợ đào tạo kiến thức tài chính, kinh doanh, cung cấp các kỹ năng cần thiết cho khách hàng nông thôn để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.


T U N CHƯƠNG 1


Xây dựng nông thôn mới cần phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ vốn cho người dân sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội. Nội dung nghiên cứu chương 1 đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại cho vay, các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay đối với xây dựng nông thôn mới. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia và các địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ


2.1 HÁI QUÁT TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh/ thành phố trải dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, là vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng; là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, nối khu vực Tây Nguyên với biển Đông. Có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế, tất cả các tỉnh trong vùng đều có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua rất thuận lợi cho việc giao thương và vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, trong vùng còn có 3 sân bay quốc tế, 2 sân bay nội địa, có 4 trong số 10 cảng biển lớn của Việt Nam, gần với các khu kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý từ 100 35’– 160 45’ vĩ độ Bắc,

1070 25’– 1090 30’ kinh độ Đông, có hàng ngàn km bờ biển, nhiều cảng biển, đường giao thông, đường sắt, đường hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú,…là điều kiện rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Theo số liệu thống kê năm 2017, vùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 44,54 nghìn km2 chiếm khoảng 13,36% diện tích tự nhiên cả nước, dân số trung bình 9,31 triệu người, mật độ dân số 209,1 người/ km2, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 5,5 triệu người (chiếm 59,1% tổng dân số, cao hơn trung bình chung của cả nước. Toàn vùng có 1 thành phố trực thuộc trung ương, 8 thành phố trực thuộc tỉnh.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hướng Đông – Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông


ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành thường bám sát theo các chân núi.

Về khí hậu, Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng chủ yếu như nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, cường độ ánh sáng mạnh, lượng mưa nhiều và tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, do vậy thường xuyên xảy ra hạn hán và mưa bão, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Tổng nhiệt hàng năm từ 8.500 – 9.0000 C, tổng bức xạ đạt 100 – 160 kcal/cm2, tăng dần từ bắc vào nam, tổng số giờ nắng khoảng 2.000 – 3.000 giờ/năm. Điều kiện khí hậu của vùng khắc nghiệt nhất so với cả nước đã gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Vùng có tài nguyên đất hạn chế với diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Có 3 loại đất chính là đất đỏ vàng phân bổ ở vùng trung du miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, đất phù sa ven sông thích hợp cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, đất cát hoặc cát pha ven biển chất lượng thấp chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió, cát. Tài nguyên rừng của vùng khoảng 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước, đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hóa, đáp ứng một phần xuất khẩu của Việt Nam.

Có chiều dài bờ biển hàng ngàn km nên Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều đầm phá nhất trong các vùng biển Việt Nam, diện tích đầm phá khoảng 12 vạn ha tập trung nhiều nhất từ Bình Định đến Khánh Hoà, trong đó có 4 vạn ha rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại thuỷ hải sản. Vùng biển khu vực này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, phát triển các hải cảng lớn. Biển có nhiều đảo và quần đảo, ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng, là nơi cư ngụ của tàu thuyền. Vùng biển có


nhiều loại hải sản có giá trị tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khai thác đánh bắt hải sản. Nước biển có nồng độ mặn cao (>3,5%) cao hơn mức trung bình cả nước, đồng thời với nền nhiệt độ cao và số giờ nắng nhiều nên rất thuận lợi cho nghề làm muối, đây là một nơi muối có sản lượng và chất lượng cao nhất nước.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Nam Trung Bộ

Vùng có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và cửa khẩu xuyên Việt Bắc – Nam, gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.

Vị thế kinh tế của vùng ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây, theo số liệu tổng hợp thống kê cho thấy, tổng sản phẩm năm 2017 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 592,44 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,95 triệu đồng/người/năm, trong đó tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp chiếm 18,98%, công nghiệp và xây dựng chiếm 34,6% và dịch vụ chiếm 38,3%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục được tăng lên và đến năm 2017 lực lượng lao động toàn vùng đạt gần 5,5 triệu người (chiếm 10,03% lực lượng lao động của cả nước). Đây là nguồn lực quan trọng để vùng phát triển kinh tế, tăng tổng sản phẩm của vùng; đồng thời đây cũng là thử thách rất lớn đối với các địa phương trong vùng trong việc tạo việc làm, đảm bảo thu nhập và an sinh xã hội cho người dân.

Trong tổng số 1,22 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng lúa có 298,6 nghìn ha (chiếm 24,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) và tập trung chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận (chiếm 56,9% diện tích lúa toàn vùng); đất trồng cây lâu năm có 508,5 nghìn ha (chiếm 41,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) và tập trung chủ yếu ở Bình Thuận và Quảng Nam (chiếm 67,2% diện tích toàn vùng); diện tích trồng cây hàng năm khác có 408,4 nghìn ha (chiếm 33,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) và tập trung chủ yếu ở Phú Yên và Bình Thuận (chiếm 43,5% diện tích


toàn vùng). (Tổng cục thống kê)

Ngày 9 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1114/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020.

Về kinh tế, Quy hoạch xác định đến năm 2020, quy mô GDP của vùng gấp khoảng 2,2 lần năm 2010; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng

53.000.000 đồng, bằng khoảng 76% mức bình quân đầu người của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển theo chiều sâu, tập trung khai thác các lợi thế so sánh của vùng, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tăng từ 35,7% năm 2010 lên 38,6% năm 2015 và 41,9% năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2010 lên 38,1% năm 2015 và 39,9% năm 2020. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của vùng Duyên hải Miền Trung đạt trên 10 tỷ USD, tăng 16 - 18%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 giữ nhịp tăng trưởng của xuất khẩu trên mức 20%/năm; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm. Giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động (giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 180 nghìn, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 220 nghìn) v.v...

2.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014- 2019

2.1.2.1. Tình hình đạt chuẩn nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ

Chương trình xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ sau 9 năm thực hiện đã có những kết quả đạt được làm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, khu vực dân cư trở nên khang trang, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Đến năm 2019, Đà Nẵng, Bình Định, đã đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 (Bảng 2.1) trong đó Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn 5 năm so với kế hoạch được giao. Riêng Bình Thuận có số xã đạt chuẩn nông thôn mới vượt so với kế hoạch là 8 xã


nhưng chưa hoàn thành đủ số huyện đạt các tiêu chí NTM và bình quân số tiêu chí NTM/xã chỉ đạt 83,7% so với kế hoạch. Có 4/8 tỉnh, thành phố (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận) chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Nhìn chung, phần lớn các tỉnh trong vùng có bình quân số tiêu chí NTM/xã chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận), chủ yếu ở khoảng 14,02 tiêu chí/xã (Ninh Thuận) đến 16,8 tiêu chí/xã (Bình Định). Việc xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch giữa các tỉnh trong vùng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến nguyên nhân khách quan từ điều kiện kinh tế, xã hội của từng tỉnh, thành phố trong khu vực như đối với thành phố Đà Nẵng, đây là một thành phố có nền kinh tế phát triển bậc nhất khu vực Nam Trung Bộ, địa bàn nông thôn ít chỉ có một huyện Hoà Vang với 11 xã xây dựng nông thôn mới nên sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, một số tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận có xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới với nhiều huyện miền núi (Quảng Nam có 9 huyện miền núi trong đó có 6 huyện miền núi cao; Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi) với điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư ở thưa thớt, phân tán, cơ sở hạ tầng còn thấp, dân số là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, kinh tế hộ gia đình là người đồng bào chậm phát triển, hoạt động sản xuất còn mang tính chất manh mún, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ tổ chức sản xuất và kỹ năng lao động còn hạn chế, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc xây dựng nông thôn mới có phần hạn chế.

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí