Chọn Tạo Giống Hoa Lay Ơn Bằng Phương Pháp Đột Biến Trên Thế Giới

giác, cụp hoặc mở rộng. Khoảng hơn 10.000 giống đã được ghi nhận trong suốt 200 năm qua. Những vấn đề được đề cập gần đây là từ nguồn gen của khoảng 250 loài đã biết nhưng chỉ có 12 loài được dùng làm giống lay ơn trồng. Nguồn gen tiềm năng là các loài hoang dại và các dạng lai sẽ được sử dụng trong chương trình chọn giống (Randhawa & Mukhopadhyay, 2012).

Mục đích chọn tạo giống hoa lay ơn:

+ Giống khỏe: giống có khả năng sinh trưởng tốt ở hầu hết các điều kiện khí hậu và đất, tạo củ tốt, kháng nấm Fusarium, Botrytis, Uromyces, phát triển tốt thích hợp với làm hoa cắt hoặc hoa chậu.

+ Đặc điểm hoa đẹp: số lượng hoa, vị trí hoa, màu sắc hoa, kích thước hoa, chiều dài cành hoa... tất cả những đặc tính trên kết hợp phải hài hòa.

+ Tính mới: có mùi thơm, cành hoa có nhiều nhánh…

Khi tiến hành lai xa giữa một giống hiện đại Gladiolus grandiflora Hort. (2n = 60) và các loài hoang dại G. tristis L. (2n = 30) đã được thực hiện nhằm thu được các đặc tính tốt của các loài hoang dại vào các giống trồng hiện nay.Tuy nhiên khó khăn gặp phải là Gladiolus grandiflora ra hoa vào mùa hè, trong khi đó G. tristis hoa vào mùa đông, do đó hạt phấn cần được bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để vẫn đảm bảo được sức nảy mầm cao. Những nghiên cứu của Takatsu & cs. (2001) đã chỉ ra rằng phấn hoa của loài lay ơn hoang dại G. tristis có thể được lưu trữ ở -20°C khoảng 1 năm. Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ống phấn, khả năng thụ tinh và hình thành quả trong phép lai giữa G.grandiflora G.tristis, hơn nữa nhiệt độ thấp (15 - 20°C) là tốt nhất cho quá trình thụ phấn hoa lay ơn.

Cho & cs. (2007) đã công bố giống lay ơn trắng Wind Ensemble được tạo ra từ phép lai giữa 2 bố mẹ trắng là White Nova x dòng 95-24 (True Love x Madame Valdiek). Quá trình tạo ra giống lai này được tiến hành trong 4 năm từ việc lai hữu tính - chọn lọc - nhân giống - đánh giá giống. Giống mới có đặc điểm hoa to, cao cây 130 cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày vào vụ hè và khả năng nhân giống tốt, chống chịu sâu bệnh cao.

Khoảng 20 - 30 năm gần đây, việc tạo ra các giống lay ơn mới được chú trọng tại Romani. Các tác giả Chis & cs. (2010) đã giới thiệu 3 giống mới và 3 dòng lai mới được tạo ra từ phép lai hữu tính và chọn lọc dòng. Giống Medina (vàng nhạt) phát triển từ dòng H514/1 của phép lai White Prosperity (trắng) x

Nova Lux (vàng). Giống Coral Pasion (đỏ đậm) từ dòng H215/5 của Oscar (đỏ tươi) x Priscilla (tím hồng). Giống Incandescent (đỏ viền vàng) từ dòng H701/7 của Priscilla (tím hồng) x Alegretto (tím nhạt). Dòng lai H208/3 (hồng) từ phép lai Rose Supreme (hồng nhạt) x Priscilla (tím hồng), dòng lai H303/1 (cam) từ phép lai Nova Lux (vàng) x Alegretto (tím nhạt) và dòng lai H447/8 (vàng nhạt) từ phép lai Praha (cam nhạt) x Fidelio (tím hồng đậm). Tất cả các dòng lai đều có thời gian ra hoa sớm, cành hoa dài, đường kính hoa to và khả năng tạo củ con tốt (87 - 257 củ/cây).

Anderson & cs. (2012) đã tiến hành lai tạo các giống trong loài Gladiolus grandiflorus có khả năng chịu lạnh và các giống không có khả năng chịu lạnh để tìm ra các dòng chịu lạnh, tuy nhiên kết quả mới dừng lại ở các dòng có khả năng chịu lạnh đến -6oC khi thử nghiệm trong điều kiện in vitro.

Hort & cs. (2012) đã cho thấy rằng việc lai cùng loài ở lay ơn cũng tạo ra thế hệ con lai có những đặc tính mới lạ. Hai mươi ba giống lay ơn được sử dụng làm bố mẹ đã tạo ra 35 tổ hợp lai, chọn lọc được 10 con lai F1 có đặc điểm tốt. Kết quả lai tạo cho thấy 70% số con lai tạo ra có màu sắc hoa giống bố hoặc mẹ, số còn lại có màu sắc trung gian hoặc rất mới.

Giống lai Priscilla đã được sử dụng rất nhiều trong lai tạo giống lay ơn mới. Con lai tạo ra từ những phép lai sử dụng giống Priscilla có màu sắc và đặc điểm hình thái rất vượt trội. Giống Candida Ali được phát triển từ dòng H1/20 của phép lai Early Riser x Priscilla; giống Excelsa từ dòng H18/1 của phép lai Priscilla x Speranja. Hai giống này trở thành các giống chủ lực ở Romani (Cantor & cs., 2013).

Các phép lai khác loài cũng được thực hiện giữa Gladiolus palustris x G. imbricatus. Kết quả các con lai có hình thái tương đồng với G. imbricatus hoặc trung gian về các đặc điểm kiểu hình. Cấu trúc củ và quả phân biệt rõ ràng giữa con lai, chúng có khả năng sinh sản kém hơn (Szczepaniak & cs., 2016).

Lai cùng loài giữa hai giống Amsterdam x White Prosperity cho ra các con lai rất triển vọng như OPRC16 và OPRC57. Ở dòng OPRC16, giá trị độ trội của tính trạng dài cành là âm tính, các tính trạng khác dương tính. OPRC57 giá trị độ trội âm tính với chiều cao cây, số hoa/cành, đường kính củ, khối lượng củ. Dựa trên kết quả thì giống Amsterdam được sử dụng làm cây mẹ trong các phép lai, có ưu thế lai tích cực hơn khi nó được sử dụng làm cây bố. Phần lớn các tính

trạng có hệ số đa dạng kiểu hình và di truyền là rất thấp, cho thấy rằng chúng ít chịu ảnh hưởng của môi trường (Azimi, 2020).

2.5.2. Chọn tạo giống hoa lay ơn bằng phương pháp đột biến trên thế giới

Bên cạnh việc chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính truyền thống, người ta đã sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm trong công tác chọn tạo giống bằng các tác nhân gây đột biến như tia gamma 60Co, Colchicine, GA3...Đột biến ở lay ơn rất phổ biến, đặc biệt là ở màu sắc hoa. Nhìn chung, các giống đột biến có màu sắc nhạt hơn so với giống gốc (Randhawa & Mukhopadhyay, 2012).

Nguồn vật liệu được sử dụng trong tạo giống lay ơn đột biến là củ giống thương phẩm có đường kính 3,5 - 4,5 cm. Giống xử lý là các giống thuộc loài trồng (Neha & Dhatt, 2018; Shukla & cs., 2018; Tiwari & cs., 2018).

Tương tự, vật liệu trong nghiên cứu tạo dòng đột biến của 3 giống Candyman (V1), American Beauty (V2) và Her Majesty (V3) được Shukla & cs. (2018) sử dụng là củ giống có đường kính 3,5 - 4,5 cm. Các liều 60Co chiếu xạ là 15, 30, 45 và 60 Gy. Sáu cá thể biến di thu được có ý nghĩa là giống Candyman được xử lý với 15 Gy có sự thay đổi về chiều dài cành, giống Candyman được xử lý với 45 Gy có sự phân cành và thay đổi màu sắc hoa được

ghi nhận ở giống American Beauty và giống Her Majesty được xử lý với liều 30, 45, 60 Gy tương ứng.

Hầu hết các nghiên cứu tạo dòng đột biến ở hoa lay ơn đều sử dụng phương pháp chiếu xạ tia gamma trong xử lý các mẫu củ giống (Devi & cs., 2019; Neha & Dhatt, 2018; Shukla & cs., 2018).

Ảnh hưởng của chiếu xạ gamma đã được nghiên cứu trên 8 giống hoa lay ơn và kết quả cho thấy rằng các tác động không có lợi xuất hiện thời gian ra ngồng, chiều dài cành, số lượng và kích thước hoa ở các liều cao 55 Gy và 70 Gy, ở các liều thấp dưới 25 Gy cây không bị ảnh hưởng nhiều. Xử lý bức xạ ở liều cao hơn gây ra chậm phát triển cành với sự giảm chiều dài cành, số lượng và kích thước của bông hoa trong thế hệ M1. Tuy nhiên, ở liều thấp hơn, tác dụng giảm dần của chiếu xạ gamma đã được quan sát thấy trong M2 (Kumari & cs., 2019).

Các phương pháp xử lý đột biến khác cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Patil & cs. (2017) là chiếu xạ tia gamma (5, 6, 7, 8, 9 và 10 kR), xử lý

bằng EMS (0,5%, 1,0% và 1,5%) và xử lý bằng DES (0,5%, 1,0% và 1,5%). Những biến đổi về thời gian nảy mầm, ra hoa sớm, chiều cao cây, số hoa/cành, chiều dài cành và đường kính hoa được quan sát thấy ở xử lý bằng EMS 0,5%. Còn các nghiệm thức khác đều cho các biến dị không có lợi, không có giá trị đến sinh trưởng, ra hoa và năng suất hoa của giống American Beauty.

Ngoài ra, sóng từ và Colchicine cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Moustafa & cs. (2019). Giống White prosperity được xử lý đột biến bằng các tác nhân tia gamma (20, 40, 80 Gy), sóng từ (10, 20, 30 giây) và colchicine (0,1 - 0,2% trong 20 giờ). Những bất thường đã được thể hiện ở nghiệm thức xử lý sóng từ 10 giây và tia gamma ở 40 và 80 Gy, đã thành công trong việc gây ra dị bội thể dính, đa bội khi ngâm colchicine 0,2% (Moustafa & cs., 2018).

2.5.3. Tuyển chọn và lai tạo giống hoa lay ơn tại Việt Nam

* Tuyển chọn giống hoa lay ơn

Nghiên cứu về giống hoa lay ơn ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, các trường và viện nghiên cứu tập trung vào tuyển chọn các giống lay ơn thích ứng với điều kiện trồng trong nước. Các giống được đưa ra phát triển ngoài sản xuất là các giống có màu sắc đỏ, hồng, trắng.

Giai đoạn 1994 - 2000, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nhập nội và khảo nghiệm một số giống lay ơn của Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan. Kết quả đã chọn ra được giống Đỏ tươi, Cánh Sen thích hợp trồng ở miền Bắc Việt Nam và được thị trường chấp nhận.

Các tác giả Đoàn Hữu Thanh (2005) cũng đã nghiên cứu, khảo nghiệm và chọn lọc được giống Đỏ đô tươi Hà Lan. Giống này đã được công nhận là giống được phép sản xuất thử nghiệm, đang được người dân Hải Phòng trồng với tỷ lệ khoảng 30% trong cơ cấu giống hoa lay ơn.

Nghiên cứu tuyển chọn một số giống hoa phù hợp với điều kiện sinh thái ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một yêu cầu cấp thiết để tái cơ cấu cây trồng nhằm mục tiêu cải thiện năng suất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Trong ba năm (2006 - 2009) thực hiện đề tài, các tác giả Lê Văn Luy & cs. (2011) đã tuyển chọn được các giống hoa lay ơn như Vàng BB, Song Sắc hoa có màu sắc đẹp, kháng bệnh tốt, năng suất đạt 242.501 - 281.422 cành/ha.

Giai đoạn năm 2005 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau Quả đã nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọn được giống lay ơn đỏ 09 có nguồn gốc từ Hà Lan (Trịnh

Khắc Quang & cs., 2010). Giống này được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức cho các tỉnh phía Bắc theo quyết định 288/QĐ-TT-CLT ngày 07/09/2012 của Cục trưởng Cục trồng trọt (Lê Thị Thu Hương, 2012).

Đỗ Đình Thục & cs. (2013) tiến hành nghiên cứu trên 8 giống hoa lay ơn mới gồm có Đỏ son, Đỏ Pháp, Đỏ Otka, Vàng nghệ, Tím cẩm, Vàng Pháp, Vàng Mắt cọp, San hô thu thập từ Lâm Đồng và giống Hồng phấn lùn (đối chứng) đang trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 2 vụ Đông Xuân từ 2009 - 2010 tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu được 3 giống là Đỏ Pháp, Đỏ son, San hô có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và khả năng nhân giống khá hơn so với các giống khác.

Trần Thị Thúy & cs. (2016) đã tiến hành nhập nội 10 giống hoa lay ơn từ Hà Lan và tiến hành khảo nghiệm cơ bản. Kết quả đã chọn được giống hoa lay ơn Chinon là giống triển vọng. Giống có đặc điểm sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt, chiều dài cành hoa từ 110 - 130 cm, có từ 10 - 13 hoa/cành, hoa màu đỏ tươi, cành hoa thẳng, cứng phù hợp với thị hiếu của khách hàng hiện nay.

* Lai tạo giống hoa lay ơn

Song song với việc nghiên cứu khảo nghiệm giống, các tác giả Viện Nghiên cứu Rau Quả cũng đã tiến hành lai tạo bằng phương pháp lai hữu tính, kết quả đã tạo ra được 2 dòng lai ĐL1 và ĐL2 có màu sắc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng (Đặng Văn Đông & cs., 2005).

Từ năm 2007 - 2010, Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, rau và hoa Đà Lạt đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số giống hoa cắt cành mới có giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu phù hợp với điều kiện vùng Đà Lạt, Lâm Đồng (cúc, cẩm chướng, lay ơn, đồng tiền)”. Đề tài đã thu thập được 30 giống lay ơn làm nguồn vật liệu di truyền, tạo được 31 tổ hợp lai lay ơn, chọn lọc và đánh giá được nhiều dòng lay ơn mới (Phạm Xuân Tùng & cs., 2011).

Phương pháp lai hữu tính cũng đã được áp dụng thành công trong nghiên cứu về chọn tạo giống hoa có củ khác như lily, loa kèn (Trịnh Khắc Quang & Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2015), hoa lan huệ (Phạm Thị Minh Phượng & Vũ Văn Liết, 2016; Nguyễn Hạnh Hoa, 2017) và hoa hiên (Phạm Thị Minh Phượng, 2015).

Các nghiên cứu về lai tạo giống hoa lay ơn ở Việt Nam còn hạn chế, thông tin về các dòng lai không có công bố và chưa có giống lai tạo trong nước phát

triển ngoài sản xuất. Về giống lay ơn mới ở Việt Nam, mục tiêu chọn tạo cần hướng tới giống có màu sắc mới, chất lượng cành hoa cao với chiều dài cành hoa

>100 cm, số hoa/cành > 12 hoa, thân thẳng, cứng và không/ít mẫn cảm với khô đầu lá.

2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoa lay ơn

* Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoa lay ơn trên thế giới

Chất lượng hoa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất hoa cắt cành cho mục đích thương mại và được biểu thị bằng các đặc điểm hình thái, độ bền và một số các yếu tố thương mại khác dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng. Các tiêu chuẩn này được thiết lập bởi chính các thị trường tiêu thụ. Theo Hội đồng Hoa lay ơn Bắc Mỹ (NAGC, 2012), ngoài màu sắc hoa đa dạng, không có vết bệnh trên cành, lá và hoa thì hoa lay ơn được chia thành 4 nhóm dựa vào các tiêu chuẩn sau:


Phân loại

Chiều dài cành hoa (cm)

Số lượng hoa/cành tối thiểu

Lý tưởng (fancy - A)

>107

16

Đặc biệt (Special - B)

96-107

14

Tiêu chuẩn (Standard - C)

81-96

12

Có thể sử dụng (Utility - D)

<81

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lay ơn Gladiolus sp. chất lượng cao - 6


Tại Romani, những giống hoa lay ơn được đánh giá là có chất lượng cao khi có màu sắc đa dạng nhưng phải có một màu thuần, không pha trộn, thân cứng, độ bền hoa cao, khả năng nhân giống tốt (Cantor & cs., 2010).

Thị trường Kenya chỉ phân loại hoa cắt lay ơn dựa vào chiều dài cành hoa với 3 nhóm: loại 1 có chiều dài >100 cm, loại 2 có chiều dài từ 80 – 100 cm và loại 3 có chiều dài < 80 cm (Wambni & cs., 2009).

Màu sắc hoa lay ơn được ưu chuộng ở Parkistan là trắng, đỏ và hồng. Trong khi đó chiều dài cành đảm bảo tiêu chuẩn cần đạt từ 91 – 121 cm (CABI, 2020).

Nói chung, chất lượng hoa lay ơn cắt cành trên thế giới chủ yếu được dựa trên: Chiều dài cành hoa, số lượng hoa trên cành, không có vết sâu bệnh và màu sắc hoa đa dạng.

* Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoa lay ơn ở Việt Nam

Chất lượng hoa lay ơn ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nào được công bố. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng cành hoa lay ơn là chiều dài cành, số hoa/cành, chiều dài đoạn mang hoa, cành hoa mập, thân thẳng, mức độ khô đầu lá thấp < 5% chiều dài lá, màu sắc ưa chuộng chủ yếu là đỏ và hồng (Đặng Văn Đông, 2020). Dựa vào đánh giá về thị trường tiêu thụ thì chất lượng cành hoa lay ơn được phân loại thành 2 nhóm là:

+ Cành hoa loại 1: Chiều dài cành > 100 cm, số lượng hoa/cành >10 hoa, mức độ khô đầu lá < 3% chiều dài lá

+ Cành hoa loại 2: Chiều dài cành < 100 cm, số lượng hoa/cành 6 - 10 hoa, mức độ khô đầu lá < 5% chiều dài lá.

2.6. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA LAY ƠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.6.1. Nhân giống hoa lay ơn trên thế giới

2.6.1.1. Nhân giống hoa lay ơn bằng hạt

Nhân giống bằng hạt là phương pháp đơn giản, dễ làm, giá thành thấp, cây sạch bệnh, hơn nữa có thể tiến hành thụ phấn chéo nên có thể tạo ra những dòng biến dị phục vụ cho công tác chọn giống mới.

Nhân giống bằng hạt trải qua các giai đoạn: tạo củ bi, tạo củ nhỡ và tạo củ thương phẩm. Hạt có thể trồng sau khi khô bởi vì hạt lay ơn không có thời gian ngủ nghỉ. Hạt sẽ nảy mầm sau 15 - 20 ngày gieo (Paul, 2015). Theo Randhawa & Mukhopadhyay (2012), từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch củ có đường kính 1 - 1,5 cm kéo dài 6 tháng. Sau 3 tháng bảo quản củ bật chồi, sau 2 vụ sẽ đánh giá được hoa.

2.6.1.2. Nhân giống hoa lay ơn bằng củ

Lay ơn thương mại được trồng lay ơn chủ yếu bằng củ có đường kính từ 3,5 - 4,5 cm, để thu được củ có đường kính thương phẩm thì phải sử dụng củ có đường kính 2 – 3 cm để nhân ở vụ trước (Randhawa & Mukhopadhyay, 2012). Để tạo ra nhiều củ con có đường kính 1 - 1,5 cm thì sử dụng củ giống có đường kính 4,1 - 5 cm để nhân (Rashmi & cs., 2018).

Khi nghiên cứu về khoảng cách trồng và chủng loại củ thích hợp cho nhân giống hoa lay ơn, tác giả Methela & Islam (2021) đã kết luận rằng khoảng cách

trồng 25 cm x 30 cm và củ to có khối lượng từ 40 – 65 g thích hợp nhất cho năng suất củ thương phẩm (23,08 tấn/ha) và năng suất củ con (16,12 tấn/ha).

Padhi & cs. (2018) nghiên cứu giai đoạn sinh trưởng của củ bi giống lay ơn Tiger Flame đã nhận ra việc ngâm củ bi trong GA3 (50ppm) và Thiourea (0,2%) 24 giờ trước khi trồng có hiệu quả tích cực đến khả năng mọc mầm, sinh trưởng của cây con. Nghiên cứu về việc bổ sung phân bón trong sản xuất củ giống lay ơn Candyman, các tác giả Sahu & cs. (2020) đã thu được kết quả là 30 g/m2 bón làm 3 lần 15, 30, 45 ngày sau trồng và 40 g/m2 đạm, 30 g/m2 Kali chia làm hai 15 ngày và 30 ngày sau khi trồng cho số lượng và chất lượng củ tạo ra tốt nhất.

Phương pháp nhân giống truyền thống này bị giới hạn bởi tỷ lệ nhân củ con thấp, sinh lý ngủ nghỉ của củ con và vấn đề thối củ trong quá trình bảo quản (Priyakumari & Sheela, 2005). Nếu nhân giống lay ơn bằng củ liên tục qua nhiều năm, virus tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cây sinh trưởng yếu, củ nhỏ.

2.6.1.3. Nhân giống hoa lay ơn bằng cách cắt củ

Khi thiếu củ giống hoặc với những giống quý hiếm cần tăng nhanh hệ số nhân, phương pháp nhân giống được áp dụng là tách mầm củ. Trên một củ có nhiều mắt mầm có thể phát triển thành cây con mới căn cứ vào độ lớn của củ, số lượng mắt mầm và sự sắp xếp của các mặt mầm để cắt thành các phần có ít nhất 1 - 2 mầm mắt và một số mầm rễ. Dung dịch KMNO4 nồng độ 0,5% trong 20 phút được sử dụng để tránh nhiễm khuẩn gây thối vật liệu (Randhawa & Mukhopadhyay, 2012).

Thông thường củ ở thân mẹ hoặc thân chính, sau khi trồng dưới đất không phải mắt nào cũng phát triển thành cây, mặc dù đều có thể nảy mầm, thường là do các mầm chen chúc nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng. Bằng cách cắt củ (tách thành từng mầm riêng) thì các mắt đầu phát triển thành cây, như vậy vừa tăng được hệ số nhân vừa đảm bảo được chất lượng cây.

2.6.1.4. Nhân giống hoa lay ơn bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Để khắc phục nhược điểm khi nhân giống bằng củ trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy in vitro. Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy in vitro được xem là phương pháp hiệu quả nhất để tạo củ giống chất lượng cao, số lượng lớn, ổn định và đồng nhất về mặt di truyền, đáp ứng mục đích sản xuất trên quy mô thương mại. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: hệ số nhân giống cao; nguồn

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí