Vì vậy, TTCM cần có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng; khả năng quản lý hiệu quả; có uy tín đối với đồng nghiệp và HS.
1.5.3. Năng lực chuyên môn và sự ủng hộ của các giáo viên trong tổ chuyên môn
Để vận hành và quản lý tốt TCM thì năng lực CM của m i GV trong tổ là yếu tố rất mực quan trọng, thể hiện ở những nội dung chủ yếu như:
- Trình độ về chính trị, năng lực quản lý, năng lực CM và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học để đạt được mục tiêu giáo dục.
- Mục tiêu hiện thực đổi mới chương trình giáo dục. Những điểm mới của chương trình giáo dục, phát triển NLDH đạt được mục tiêu giáo dục.
- Nhận thức, hành động của GV và các mối quan hệ của m i GV trong TCM … là nguồn lực có thể tạo ra những giá trị cho hoạt động của TCM trong nhà trường.
1.5.4. iều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Cơ sở vật chất và thiết bị trường học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động TCM, là yếu tố quan trọng để thực hiện các phương pháp đổi dạy học. Các TCM cần có phòng sinh hoạt TCM thường xuyên, định kỳ; có trang thiết bị phù hợp để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM.
Các TCM cần rà soát trang thiết bị dạy học đã có, đề nghị BGH nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị thiết yếu phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của từng bộ môn. Chủ động, khuyến khích, động viên đội ngũ GV xây dựng, thiết kế các loại đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đối tượng HS trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn là nguồn động lực thúc đẩy đam mê, nhiệt huyết của GV khi tham gia các học động của TCM. Khi điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường không được đảm bảo sẽ dẫn tới một số hoạt động CM không thể thực hiện được.
1.5.5. Sự thay đổi của thành tố của chương trình giáo dục
- Tác giả Đặng Xuân Hải trong cuốn “Quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường trong bối cảnh thay đổi” đã cụ thể hóa 10 bước của quá trình quản lý sự thay đổi [15]. Đứng trước tình hình mới giáo dục cần phải thay đổi, vậy thành tố của giáo dục thay đổi như thế nào.
- Theo Nguyễn Đức Chính định ngh a: “Chương trình giáo dục là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục... [11, tr.25]. Ta thấy ở đây quan điểm về chương trình giáo dục bao gồm các bộ phận cấu thành:
+ Mục tiêu, phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập.
+ Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập.
+ Đánh giá kết quả học tập.
- Chương trình giáo dục theo Luật Giáo dục [22] gồm các thành tố sau:
+ Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
+ Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên.
+ Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.
- Theo Nghị quyết Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Quốc Hội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 [23] gồm:
+ Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
+ Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp.
+ Chương trình giáo dục phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của đội ngũ GV, cơ sở vật chất, kỹ thuật và khả năng của HS…
Đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS được coi là khâu đột phá cho đổi mới giáo dục. Đánh giá HS theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS trong hoàn cảnh cụ thể. Cách đánh giá này chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống cụ thể.
Chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng từng chủ đề, nội dung kiến thức… nhằm mục đích điều chỉnh quá trình dạy học. Đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá như một PPDH. Tăng cường ứng dụng các tiện ích về công nghệ thông tin trong KTĐG.
+ Đổi mới PPDH đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho HS. Thể hiện ở việc lựa chọn và sử dụng cách linh hoạt các phương pháp giáo dục. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn, kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối các tương tác của việc học tập; vận dụng dạy học định hướng hành động, dạy học dự án; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý h trợ dạy học; Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo. Chú trọng các phương pháp đặc thù bộ môn; Bồi dưỡng các phương pháp làm việc tích cực cho HS.
Hình thức tổ chức dạy học luôn gắn liền với PPDH. Căn cứ đối tượng HS và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học nhóm, học online, học trực tuyến… Quan tâm đến khả năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn và dạy học theo chủ đề tích hợp để khuyến khích GV phát huy tính sáng tạo, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, KTĐG, tạo động lực giúp HS sử dụng kiến thức của nhiều môn học trong giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng, tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục HS [6].
+ Giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT) bảo đảm HS tiếp cận
nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng theo năng lực, sở thích của HS.
- Theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2018:
+ Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS làm chủ kiến thức, vận dụng hiệu quả kiến thức, k năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời,… nhờ đó có được cuộc sống có ý ngh a và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [9, tr. 6].
+ Phẩm chất chủ yếu cần tạo lập cho HS: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Hình thành và phát triển các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [9, tr. 7].
Tóm lại, khi các thành tố của chương trình giáo dục thay đổi thì người quản lý cũng phải thay đổi. Chỉ có thay đổi mới có được những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả để đạt được mục tiêu giáo dục.
Kết luận chương 1
Khi nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH tác giả nhận thấy rằng hoạt động dạy học đóng vai trò then chốt, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
Trong nhà trường phổ thông, người TTCM là cấp quản lý trực tiếp nhất trong chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học của nhà trường. Thành công của hoạt động dạy học chính là thành công của từng GV trong TCM.
Quản lý hoạt động TCM là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động CM của TTCM: một mặt sẽ tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của cán bộ GV, phát huy năng lực, tiềm năng, sức sáng tạo và vai trò từng thành viên của TCM trong giảng dạy… Mặt khác việc quản lý hoạt động TCM sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường. Nội dung quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH ở trường THPT gồm có:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động CM của TCM theo hướng phát triển NLDH ở trường THPT
- Tổ chức bộ máy hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT
- Kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT
Trên cơ sở nội dung này, tác giả tiến hành nghiên cứu đối tượng cụ thể liên quan đến quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH cho giáo viên ở Trường THPT Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu
.1.1. iều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mê Linh, Hà Nội
Mê Linh là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội gồm có 16 xã và 2 thị trấn. Đây là vùng đồng bằng ven Sông Hồng, chủ yếu phát triển kinh tế bằng việc làm nông nghiệp, một phần nhỏ bộ phận nhân dân tham gia làm công nhân tại các khu công nghiệp.
Kinh tế của phần lớn nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, thu nhập còn chưa cao. Thu nhập thuộc diện trung bình trong cả nước.
Mặc dù điều kiện kinh tế còn chưa thật phát triển, nhưng huyện Mê Linh rất quan tâm đến công tác giáo dục của con em địa phương. Tỷ lệ HS đi du học, đi học đại học, cao đẳng... cao, và có chiều hướng tăng dần.
.1. . Công tác chỉ đạo, quan tâm của các ban, ngành đến công tác giáo dục của nhà trường, địa phương
Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được huyện Mê Linh quan tâm. Cơ sở vật chất được quan tâm ngày một đồng bộ. Đến nay toàn huyện có 43/76 trường chuẩn, đạt tỷ lệ 56,5%. Công tác xã hội hóa giáo dục được chú ý. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn tiếp tục có nhiều tiến bộ. Bên cạnh việc xếp thứ 17/30 quận, huyện, thị xã về giáo dục đại trà, huyện Mê Linh cũng nằm trong tốp 10 về giáo dục mũi nhọn.
.1.3. Khái quát quá trình phát triển giáo dục của Trường Trung học phổ thông Tiền Phong huyện Mê Linh thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Sự hình thành và phát triển
Trường THPT Bán Công Tiền Phong được thành lập theo quyết định
của UBND Tỉnh V nh Phúc vào ngày 16 tháng 9 năm 2004. Khi đó cơ sở vật chất của nhà trường đều sử dụng chung với trường THPT Mê Linh, HS của nhà trường cũng là những HS được tách ra từ trường THPT Mê Linh. Đến năm học 2006 - 2007 nhà trường được UBND Tỉnh V nh Phúc quy hoạch xây dựng trên vị trí mới thuộc thôn Trung Hậu xã Tiền Phong huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.
Năm đầu khi thành lập trường với chỉ gần 400 HS đến năm học 201 - 2008 nhà trường đã có tới gần 1300 HS chia làm 30 lớp với 2 cán bộ quản lý, 3 GV biên chế còn lại là các GV hợp đồng, thỉnh giảng từ nhiều nơi khác nhau.
Theo quyết định số 1713/2008/QĐ-UBND của UBND Tỉnh V nh Phúc, tháng 7 năm 2008 nhà trường được chuyển đổi thành Trường THPT Tiền Phong hoạt động theo mô hình công lập.
Tháng 8 năm 2008 huyện Mê Linh được sáp nhập với Thủ đô Hà nội, giáo dục của nhà trường được hoà nhập với giáo dục Thủ đô; đã có nhiều cơ hội thuận lợi được mở ra. Từ đó nhà trường đã được bổ sung CBQL, GV biên chế thuộc từng môn học, hiện có quy mô tương đối ổn định với 1227 HS được chia làm 30 lớp.
2.1.3.2. Đặc điểm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
a. Về cán bộ quản lý, GV
Từ những năm đầu thành lập với 2 CBQL, 3 GV biên chế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đến năm học 2019 - 2020 nhà trường đã có hơn 70 CBQL, GV, NV cụ thể:
- Số CBQL, GV, NV:
+ BGH: 2 người;
+ GV: 62 người;
+ Nhân viên: 8 người.
- Trình độ CM nghiệp vụ: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó:
+ Thạc s : 21 người;
+ Đại học: 43 người.
- BGH nhà trường gồm 1 Hiệu trưởng, 1 Phó hiệu trưởng. GV của nhà trường được chia thành 5 TCM gồm: Tổ Toán - Tin; Tổ Văn - Giáo dục công dân - Thư viện; Tổ Vật lý - Công nghệ - Thiết bị; Tổ Hóa - Sinh - Thể dục - Giáo dục quốc phòng; Tổ Ngoại ngữ - Sử - Địa. Ngoài ra nhà trường còn có tổ Hành chính bao gồm các nhóm Tài vụ, Văn phòng, Y tế, nhóm Bảo vệ và Lao công - Phục vụ.
* Về cán bộ quản lý
Đội ngũ CBQL đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đều là đảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý, thành thạo trong công tác, có trình độ lý luận chính trị trung cấp. Tuy nhiên số lượng CBQL các năm trước đã thiếu thì đến năm học 2019 - 2020 lại tiếp tục giảm, hiện tại chỉ có Hiệu trưởng và một Phó hiệu trưởng gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường.
Bảng 2.1: ội ngũ cán bộ quản lý
Số lượng | Nữ | Đảng viên | Trình độ CM | Trình độ lý luận chính trị | Độ tuổi | |||||
CN | Thạc Sĩ | Sơ cấp | Trung cấp | Cao cấp | Dưới 40 | Từ 40 | ||||
2017-2018 | 3 | 1 | 3 | 0 | 3 | 1 | 2 | 0 | 0 | 3 |
2018-2019 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 1 | 2 | 0 | 0 | 2 |
2019-2020 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chuyên Môn Và Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông
- Thuận L I Và Khó Khăn Trong Tổ Chức Các Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học
- Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
- Thực Trạng Năng Lực Sử Dụng Các Phương Tiện, Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học
- Thực Trạng Những Thuận L I Và Khó Khăn Khi Tổ Chức Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo sơ kết năm học trường THPT Tiền Phong)
* Đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn
Bảng 2.2: Các tổ chuyên môn và tổ viên qua các năm học
Tổng số CBQL, GV, NV | Tổ Toán - Tin | Tổ Văn - GDCD - thư viện | Tổ Lý - CN - TB | Tổ Hóa - Sinh - TD - GDQP | Tổ Ngoại ngữ - Sử - Địa | |
2017-2018 | 73 | 13 | 12 | 10 | 14 | 14 |
2018-2019 | 72 | 13 | 13 | 9 | 13 | 14 |
2019-2020 | 72 | 13 | 13 | 9 | 13 | 14 |
(Nguồn: Báo cáo công tác nhân sự của Trường THPT Tiền Phong)