Thuận L I Và Khó Khăn Trong Tổ Chức Các Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học

kế hoạch kiểm tra đánh giá phù hợp, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá. Phải xác định được mục đích kiểm tra đánh giá là giúp học sinh tiến bộ.

1.3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình môn học từ đó lên phương án điều chỉnh, thay đổi bổ sung các kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp và tối ưu.

Thực hiện việc đánh giá, xếp loại GV theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lấy việc kiểm tra, đánh giá giáo viên là để giúp giáo viên phát triển NLDH, không ngừng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện thành công chương trình giáo dục và đạt được mục tiêu giáo dục.

1.3.2.7. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng CM nghiệp vụ theo kế hoạch của TCM, kế hoạch của nhà trường. Thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phát triển NLDH của cá nhân các giáo viên trong TCM.

Thực hiện đổi mới các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hoạt động như: sinh hoạt chuyên môn, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, các hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập ngoại khóa, các buổi tọa đàm…

1.3.3. Thuận l i và khó khăn trong tổ chức các hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học

Muốn phát triển đi lên thì cần phải thay đổi, bất kỳ quá trình thay đổi nào cũng có những thuận lợi và khó khăn. Đổi mới tổ chức các hoạt động của TCM theo hướng phát triển NLDH khi thực hiện cũng sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn dưới đây:

- Thói quen của GV với các PPDH thụ động. Do thói quen của một bộ phận GV vẫn còn như việc đọc - chép, thuyết giảng thao thao bất tuyệt, phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, làm cho HS sinh ra thói quen thụ động, HS chỉ học thuộc, học vẹt mà không tư duy, suy ngh .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

- Ý thức đổi mới PPDH của GV chưa cao. Một bộ phận GV vẫn cho rằng để thực hiện được hoạt động dạy học vẫn có thể sử dụng được những PPDH truyền thống mà không chịu thay đổi, bởi vẫn có những HS có được kết quả nhất định sau khi thực hiện PPDH đó mà họ không thấy rằng những PPDH mới sẽ thúc đẩy quá trình dạy học và giúp đỡ rất nhiều trong việc đạt được mục tiêu giáo dục một cách thuận tiện, tối ưu, hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới.

- Kiến thức, năng lực của GV về PPDH mới. Bên cạnh những GV có kiến thức, năng lực về đổi mới PPDH thì vẫn còn một bộ phận GV chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này bởi họ được đào tạo đã quá lâu, không theo kịp sự thay đổi của giáo dục cũng như tính chây ỳ, ngại thay đổi hay thậm chí là lười biếng.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 5

- Kiến thức cần truyền đạt nặng so với thời gian. Thực tế cho thấy nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục còn khá nặng nề, chưa có thời gian nhiều cho các hoạt động giáo dục khác làm cho cả GV không thể thực hiện được hết những yêu cầu kiến thức, HS không thể tiếp nhận, l nh hội, hay chiếm l nh kiến thức được.

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện DH thiếu. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển NLDH của GV để đáp ứng yêu cầu giáo dục. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều thiếu sót, bất cập luôn cần được quan tâm nhiều hơn.

- Tâm lý học đối phó thi cử của HS. Từ thực tế cho thấy một bộ phận HS vẫn mang nặng tâm lý học để đối phó với kiểm tra, thi cử. Các em HS có thể chỉ học những nội dung kiến thức, thậm chí chỉ chú trọng những môn học để thi, còn những phần kiến thức hay môn học khác chỉ cần học để đủ qua bài kiểm tra, đủ lên lớp là được.

- Thi cử, đánh giá chưa khuyến khích PPDH tích cực. Việc thi và đánh giá thường là khâu cuối cùng trong hoạt động dạy học và nó tác động ngược trở lại toàn bộ quá trình đó. Nhưng việc thi cử, đánh giá hiện nay vẫn còn

mang nặng về kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ máy móc, vụn vặt, mức độ hiểu biết, tái hiện, vận dụng. Kiểm tra đánh giá thiên về kiến thức, xem nhẹ kỹ năng, không thể hiện được nhiều các l nh vực liên quan khác, hay nguyên nhân, kết quả, thái độ của HS. Chính vì vậy các PPDH tích cực chưa được khuyến khích phát huy hết tác dụng của nó.

- Điều kiện, mức sống của GV còn thấp. Về cơ bản hiện nay GV đều có cơm ăn áo mặc, tuy nhiên so với sự phát triển về kinh tế và xã hội hiện đại thì đời sống của GV, tầng lớp được xem là tri thức còn luôn luôn gặp rất nhiều khó khăn và vô vàn bất cập. Thực tế có thể thấy lương của một GV đã giảng dạy cả chục năm trời có thể thấp hơn lương của một công nhân lao động trong các khu công nghiệp hiện nay, thậm chí có những công nhân lao động chỉ cần tốt nghiệp cấp 3, đủ 18 tuổi đã có lương nhiều hơn GV ra trường 10 năm. Ngoài việc giảng dạy của GV tại nhà trường để trang trải cuộc sống rất nhiều giáo viên đã và đang phải tham gia các hoạt động khác để kiếm thêm thu nhập mới có thể tạm thời ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, một số GV chưa thể toàn tâm toàn ý phát triển NLDH đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.

- Chính sách, cơ chế QLGD chưa khuyến khích GV. Việc GV tập trung thời gian, công sức thậm chí cả tiền bạc để không ngừng phát triển NLDH của bản thân nhưng không có cơ chế chính sách nào để khuyến khích, động viên, ghi nhận cũng làm cho việc phát triển NLDH của GV còn gặp khó khăn.

1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông

1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

1.4.1.1. Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các Phó hiệu trưởng, lựa chọn xây dựng, quản lý, điều hành các TCM, NCM. Hiệu trưởng trực tiếp bổ nhiệm TTCM. Hiệu trưởng lựa chọn, xây dựng người TTCM có đầy đủ năng lực CM, nghiệp vụ sư phạm cũng như có khả năng quản lý các hoạt động CM ở TCM. Người TTCM cần có NLDH tốt, có uy tín cao trước HS và đồng nghiệp; có hiểu biết sâu sắc về NLDH và các l nh vực khác thuộc CM mình được đào tạo và những yêu cầu về đổi mới đối với môn học hiện nay. Người TTCM còn giữ vai trò GV cốt cán trong nhà trường, cần có năng lực giao tiếp, năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp bởi người tổ trưởng CM vừa là một GV mang

nhiệm vụ giảng dạy, vừa là một người quản lý.

1.4.1.2. Tổ trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

TTCM là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng về việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo quy định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra.

TTCM phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn điều hành các hoạt động phát triển NLDH cho đội ngũ giáo viên là người có NLDH tốt, có khả năng phát triển NLDH cho các tổ viên. phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên trong tổ

TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi của TCM được phân công đảm trách.

Căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ nhân sự tại các TCM, Hiệu trưởng có thể xây dựng, lựa chọn Tổ phó CM, nhóm trưởng CM theo số lượng đúng quy định. Tổ phó CM, nhóm trưởng CM là người được lựa chọn trong từ các nhóm bộ môn thường là trong một hoặc một vài môn học, là người chịu trách nhiệm chính về bộ môn được phân công, người giúp việc cho TTCM thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu của Hiệu trưởng.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

Để xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển NLDH thì cán bộ quản lý cần thực hiện các biện pháp quản lý để thực hiện các hoạt động sau:

- Phổ biến, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhà trường:

Truyền đạt các văn bản hướng dẫn, các công văn, chỉ thị của cấp trên theo đúng quy định. Sau khi nhận được các công văn, Hiệu trưởng trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác CM nghiên cứu xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhà trường. Sau đó triển khai tới TCM, GV. Chỉ đạo các TCM thực hiện kế hoạch dạy học và mục tiêu môn học theo đúng quy chế CM.

- Quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, xây dựng KH dạy học, dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề…

- Yêu cầu GV xây dựng KH dạy bù, KH bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, ôn thi THPT quốc gia.

- Xây dựng KH KTĐG, thực hiện tiến độ vào điểm, định kỳ, thường xuyên, đột xuất.

- Xây dựng KH thực tập, thao giảng, thanh tra CM, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, viết SKKN, NCKH.

- Lập KH đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học.

- Xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cho KH hoạt động của TCM, GV, việc đăng ký thi đua khen thưởng của GV, TCM, trường.

- Xây dựng KH đổi mới mục tiêu, hình thức tổ chức, PPDH, KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Xây dựng KH tổ chức các hoạt động xây dựng một môi trường học tập, trải nghiệm sáng tạo, giao lưu học hỏi…

* Hoạt động của Hiệu trưởng

- Lập Kế hoạch nhà trường: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và tình hình thực tế về đội ngũ GV, HS năng, lực thực hiện của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho nhà trường trong đó có “Kế hoạch CM” và có các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các kế hoạch chung của nhà trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn TCM xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ và GV. Chỉ đạo, hướng dẫn TTCM, các tổ viên biết cách xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra biện pháp rõ ràng, hợp lý cho từng loại kế hoạch. Có hai loại kế hoạch được quy định trong Điều lệ trường THPT [6] đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và kế hoạch hoạt động trong năm học của GV (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân). Ngoài ra, còn có kế hoạch khác như:

+ Kế hoạch học kỳ, kế hoạch hàng tháng

+ Kế hoạch hoạt động CM: Ví dụ: Kế hoạch dạy học môn học theo chương trình của Bộ GD và Sở GD; Kế hoạch thực hiện chuyên đề đổi mới PPDH; Kế hoạch thi GV dạy giỏi; Kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi - phụ đạo HS kém…

- Duyệt kế hoạch và công bố: Các tổ xây dựng kế hoạch TCM, TTCM có trách nhiệm gửi về cho Hiệu trưởng để Hiệu trưởng xem xét và nếu phù hợp thì Hiệu trưởng duyệt và các tổ sẽ tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã dự kiến, nếu còn những nội dung chưa phù hợp thì các TTCM phải điều chỉnh kế hoạch lại sao cho phù hợp với thực tiễn, sát với kế hoạch dự thảo của nhà trường.

* Hoạt động của Tổ trưởng chuyên môn

- Kế hoạch TCM là bản dự kiến kế hoạch triển khai các hoạt động

của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu giáo dục của tổ, của nhà trường. Đây là kế hoạch thực hiện cho một nhiệm vụ hay công việc cụ thể.

- TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động CM theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Sau đó căn cứ vào năng lực của đội ngũ GV, khả năng thực hiện của HS và thực tế nhà trường triển khai và hướng dẫn các tổ viên xây dựng kế hoạch để thực hiện.

- Kế hoạch hoạt động CM cần đảm bảo kiến thức, chương trình môn học. Khi xây dựng kế hoạch này phải thấy được chủ trương đổi mới của Bộ, Sở và các phương hướng, kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể nhưng phải bám sát vào năng lực của GV và thực tế nhà trường. M i loại kế hoạch có sự phân công công việc cụ thể tới từng tổ viên.

- Kế hoạch năm học của TCM gồm có: Kế hoạch sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng các PPDH; Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý hồ sơ dạy học; Kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học; Kế hoạch đổi mới mục tiêu, hình thức tổ chức, PPDH và KTĐG theo hướng tiếp cận phát triển năng lực HS; Kế hoạch thao giảng, hội giảng; Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng CM nghiệp vụ cho GV trong tổ, lập kế hoạch thực hiện chương trình theo các tuần, tháng, kì, năm học. Có kế hoạch dạy bù đối với những lớp chậm chương trình.

- TCM xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cho KH hoạt động TCM, GV, đăng ký thi đua, hình thức khen thưởng cho từng đối tượng trong tổ. Ngoài ra TCM còn lập kế hoạch tổ chức các hoạt động xây dựng một môi trường học tập, trải nghiệm sáng tạo, giao lưu học hỏi…

- Hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân: Căn cứ vào năng lực của GV và tình hình thực tế nhà trường, TTCM hướng dẫn GV xây dựng Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV thường gọi tắt là kế hoạch cá nhân) là bản dự

kiến của GV về những công việc sẽ làm trong năm học, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện mục tiêu của cá nhân trong mục tiêu của TCM.

+ Đối với các GV có các kế hoạch cụ thể theo từng nội dung, từng công việc: Kế hoạch hoạt động trong năm học (kế hoạch cá nhân); Kế hoạch chủ nhiệm lớp; Kế hoạch nâng cao CM nghiệp vụ…

+ Khi xây dựng kế hoạch này phải bám sát vào các chỉ tiêu, tiêu chí đối với kế hoạch chung của trường, của tổ nhưng phải căn cứ theo năng lực của GV và tình hình thực tế từng lớp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

- Duyệt kế hoạch cá nhân: Các tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân sau đó nộp cho TTCM. TTCM kiểm tra, rà soát các tiêu chí nếu phù hợp thì tổ trưởng ký duyệt.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm học cũng như kế hoạch của các TCM. Nhà trường phân công công việc cụ thể chi tiết cho từng tuần, tháng, học kỳ, năm học để các bộ phần liên quan tiến hành khảo sát tình hình thực tế.

Căn cứ vào các khảo sát, tổng hợp, báo cáo, thống kê của từng bộ phận liên quan để đánh giá hoạt động chuyên môn của TCM để nhà trường kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh sao cho phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng CM cho GV nhằm phát triển NLDH:

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CM cho GV về bồi dưỡng GV theo định kì, thường xuyên và hướng dẫn quá trình tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực người GV: Việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV phải xác định tự học, tự bồi dưỡng là chủ yếu. Hiệu trưởng phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ. Thực hiện các hoạt động để động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí