Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Mức Độ Thực Hiện Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán Của Công Ty Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam



Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FRG)


Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam


3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu lớp mô hình 2

(1) Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá trị cổ

phiếu

Tính thận trọng và minh bạch của thông tin kế toán là cơ sở quan trọng để bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

vệ nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường chứng khoán. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vấn đề quan trọng và mong muốn từ phía nhà đầu tư là nắm được những thông tin chính xác, tin cậy của các công ty, nhằm đưa ra những quyết định tài chính phù hợp. Do đó căn cứ để nhà đầu tư quyết định mua bán cổ phiếu của mình là phân tích tình trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các công ty muốn đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán cần tuân thủ quy định chặt chẽ về công bố và minh bạch thông tin. Đồng thời muốn thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thì hệ thống vận hành kế toán của công ty phải chặt chẽ và hiệu quả.

Mục đích chính của các công ty niêm yết là tạo ra sự giàu có cho các cổ đông và các công ty này có những chính sách khác nhau trong việc phân phối lợi nhuận, và nếu họ thất bại trong việc tạo ra lợi nhuận, chắc chắn công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Chính từ mục đích này, các nhà quản lý chia thành hai xu hướng quản lý, tạo ra hành vi quản trị trong công ty.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11

Một số nghiên cứu cho rằng các các nhà quản lý sẽ có xu hướng kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống kế toán của mình để thông tin kế toán được thận trọng và tin cậy, từ đó có thể thu hút và giữ được các nhà đầu tư hiện tại. Nói cách khác khi công ty nâng cao mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của mình sẽ tạo thiện cảm và giúp nhà đầu tư có quyết định chính xác về tài chính, từ đó nâng cao giá trị thị trường của cổ phiếu. Nói cách khác với quan điểm này mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với giá trị thị trường cổ phiếu (với mục tiêu tích cực). Một số nghiên cứu cho rằng với mục tiêu tiêu cực: để gây ấn tượng với nhà đầu tư, nhà quản lý có thể có xu hướng điều chỉnh và thao túng thông tin kế toán khiến lợi nhuận tăng cao và chi phí giảm đi trong kỳ. Việc này tạo ra hình ảnh đẹp cho công


ty, hấp dẫn các nhà đầu tư mới trên thị trường. Nói cách khác, các công ty có thể dùng thận trọng trong kế toán như công cụ để điều chỉnh lời nhuận. Ví dụ khi giảm mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng khi ghi nhận kế toán (như ghi nhận chậm chi phí, và ghi nhận ngay doanh thu) khiến lợi nhuận bị điều chỉnh tăng sẽ bị trực tiếp điều chỉnh theo ý chủ quan của công ty; hoặc khi doanh nghiệp dùng thận trọng để ghi giảm doanh thu, tăng chi phí từ đó điều chỉnh lợi nhuận giảm sẽ khiến giá trị thị trường của cổ phiếu giảm đi đáng kể (thông thường các báo cáo tài chính trước kiểm toán thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận giảm để giảm giá cổ phiếu, nhà quản lý sẽ mua vào để tích trữ; sau đó khi báo cáo tài chính sau kiểm toán đưa ra với lợi nhuận chính thức sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên, nhà quản lý sẽ kiếm lời từ khoản chênh lệch này). Từ đó có thể thấy rằng thận trọng trong kế toán có thể gây ra những ảo tưởng sai lệch đối với hình ảnh và giá trị của công ty trên thị trường tùy vào mục đích của nhà quản lý. Từ phân tích trên, luận án xây dựng giả thuyết cho lớp mô hình 2:

Hb: Tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U hoặc U ngược) giữa mức

độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá trị cổ phiếu của công ty

(2) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty này so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty khác sẽ như thế nào, từ đó đánh giá và đưa ra nhận xét khi bỏ ra một đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi tỷ suất ROE tăng cao, nhà đầu tư thấy rằng hoạt động của công ty đang tốt hơn, khiến giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng theo (Umar và Musa, 2013). Do đó, mối quan hệ dự đoán giữa ROE và giá thị trường mỗi cổ phiếu và quan hệ cùng chiều (+).

(3) Lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS): Các nghiên cứu chỉ ra rằng EPS của một công ty sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu của công ty đó, và thông thường đây là mối quan hệ thuận chiều. Khi nhà đầu tư thấy rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng lên nghĩa là công ty đang hoạt động tốt lên, chính vì vậy chỉ tiêu này thường được so sánh giữa các công ty trong cùng một ngành nghề theo thời gian để thấy được năng lực kinh doanh của công ty đó. Nói cách khác khi EPS có xu hướng tăng nhanh qua các năm nghĩa là năng lực kinh doanh của công ty cũng càng mạnh hơn, công ty có khả năng trả cổ tức cao, điều này cũng khiến giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên. Ngược lại, giá thị trường cổ phiếu có thể giảm khi EPS có xu hướng giảm. Vì vậy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu được xem xét có quan hệ cùng chiều (+) với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. (Umar và Musa, 2013)

(4) Cổ tức trên một cổ phiếu: Chính sách cổ tức ổn định giúp giải quyết sự lo lắng trong tâm trí các nhà đầu tư, và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi


trường đầu tư lành mạnh. Tỷ lệ cổ tức đầu tư của một công ty có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thị trường của một cổ phiếu. Cổ tức nói chung ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo hướng tích cực như kết luận một số nghiên cứu: Nguyễn Thị Khánh Phương (2015). Như vậy luận án đưa ra nhận định cổ tức trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùng chiều (+) với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. Chỉ tiêu này càng lớn sẽ khuyến khích đầu tư nhiều hơn, khi đó giá trị thị trường mỗi cổ phiếu tăng lên.

(5) Quy mô công ty: Quy mô doanh nghiệp thường được đánh giá qua tài sản hoặc doanh thu. Nhờ vào tính kinh tế theo quy mô, theo quan điểm của trường phái tân cổ điển (Surajit và Saxena, 2009) quy mô doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của một doanh nghiệp. Nhờ có tính kinh tế theo quy mô mà cùng một sản phẩm nhưng doanh nghiệp lớn có thể bán với giá thấp hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Đó là do doanh nghiệp lớn có thể phân bổ chi phí sản xuất trên một lượng hàng hóa lớn hơn để tăng sản lượng của mình lên, từ đó làm giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn tỏ ra có ưu thế so với quy mô nhỏ. Như vậy với quy mô lớn, công ty dễ dàng thu hút nhà đầu tư hơn, từ đó khiến giá trị thường mỗi cổ phiếu của công ty cũng tăng lên.


Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (Cscore)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS)

Giá cổ phiếu

(MPS)

Cổ tức trên một cổ phiếu (DPS)

Quy mô công ty (SIZE)

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán đến giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam


3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Tính giá trị hệ số mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

- CScore


Luận án sử dụng Phương pháp tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cho từng doanh nghiệp của Khan và Watts (2009). Đây là mô hình mở rộng của Basu (1997) và đã khắc phục được một số nhược điểm của mô hình gốc như đo lường được thận trọng kế toán cho từng doanh nghiệp cụ thể, kiểm soát được ảnh hưởng của đặc thù doanh nghiệp. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hiện tại

CScore là biến đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán. Qua phân tích các Phương pháp đo lường thận trọng trong kế toán, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mô hình Basu (1997) kết hợp với Khan và Watts (2009) đo lường thận trọng có điều kiện sẽ được áp dụng trong luận án.

Theo Basu (1997), mô hình đo lường thận trọng được thiết kế như sau:

Xit = β0 + β1Dit + β2Rit + β3 Dit Rit it (1)

Xit là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:

Xit = EPSit/Pit

(EPSit : là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)

i: công ty i

t: năm tài chính t

βi (i=0,1,2,3) là các hệ số của các biến trong mô hình.

Rit: sức sinh lời thực tế của cổ phiếu, được tính bằng sự thay đổi giá cổ phiếu trong năm chia cho giá cổ phiếu đầu năm (giá đóng cửa điều chỉnh cuối năm nay – giá đóng cửa điều chỉnh cuối năm trước, sau đó chia cho giá đóng cửa điều chỉnh cuối năm trước)

Dit: Biến giả nhận giá trị 1 khi tỷ lệ lợi nhuận thực tế âm, và nhận giá trị 0 khi tỷ lệ này dương.

Trong đó hệ số chặn β2 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tích cực và hệ số chặn β3 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tiêu cực, nói cách khác hệ số này đo lường sự khác biệt trong việc tiếp nhận thông tin tích cực và tiêu cực. Do đó, hệ số này càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty được đánh giá càng cao.


Khan & Watts (2009) dựa trên mô hình của Basu (1997) để đo lường tính kịp thời không cân xứng khi ghi nhận thông tin của kế toán. Tuy nhiên hai tác giả bổ sung thêm hai giá trị C-score và G-score vào công thức (1) ở mô hình của Basu (1997). Trong đó giá trị G-socre thay thế cho hệ số β2, giá trị C-score thế cho hệ số β3.

G-score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời của việc phản ánh thông tin tốt, còn C-score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời trong việc phản ánh thông tin xấu (chính là mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán). Giá trị G- score và C-score được tính cho từng công ty tại từng năm trong khoảng thời gian nghiên cứu. C_Score và G_Score khác nhau giữa các công ty thông qua các biến mang đặc điểm của từng công ty (quy mô (size), tỷ lệ giá trị thị trường và giá trị sổ sách (M/B) và hệ số nợ (Lev)) và khác nhau theo năm trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên công thức (2) và (3) không phải là mô hình hồi quy mà chỉ là công thức tính. Công thức tính như sau:

G-score = β2 = µ1 + µ2Sizei + µ3Mi/Bi + µ4Levi (2) C-score = β3 = λ1 + λ2Sizei + λ3Mi/Bi + λ4Levi (3) Trong đó:

i: doanh nghiệp i trong mẫu nghiên cứu

µi, λi (i nhận giá trị từ 1 đến 4): giá trị ước lượng thực tế, là hằng số giữa các công ty, nhưng thay đổi theo thời gian vì chúng được ước tính từ hồi quy cắt ngang hàng năm.

Size: quy mô doanh nghiệp (đo bằng logarit tự nhiên giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu)

M: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu B: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu

Lev: Hệ số nợ (được tính bằng hệ số giữa Tổng nợ phải trả và Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)

Như vậy Size là giá trị logarit của giá cổ phiếu thể hiện quy mô doanh nghiệp và MB là tỷ giá thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu công ty; và LEV là chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty.

Thay thế β2 và β3 từ mô hình (2) (3) vào mô hình (1) ta được:

Xit = β0 + β1Dit + 1 + µ2Sizeit + µ3Mit/Bit + µ4Levit) Rit + 1 + λ2Sizeit +

λ3Mit/Bit + λ4Levit) DitRit + (σ1Sizeit + σ2Mit/Bit + σ3Levit + σ4DitSizeit + σ5 Dit Mit/Bit

+ +σ6DitLevit)+ εit (4)


Ước lượng mô hình (4) luận án tìm ra λ1, λ2, λ3, λ4. Sau đó thay những hệ số này vào mô hình (3) để tính CScore cho từng công ty theo từng năm. Đây chính là chỉ tiêu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng càng lớn

3.2.2. Xây dựng mô hình

Để kiểm tra các giả thuyết đề cập bên trên, phương trình hồi quy được xây dựng như sau


3.2.2.1. Lớp mô hình 1

Biến phụ thuộc = f (BOARSIZE, NED, DUAL, AUSIZE, AUQ, BIG4, FEL, OWNCEO, STATE, FRG, LEV, OPG)

Biến phụ thuộc: Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán - Cscore

CScore là biến đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán. Qua phân tích các Phương pháp đo lường thận trọng trong kế toán, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mô hình Basu (1997) kết hợp với Khan và Watts (2009) đo lường thận trọng có điều kiện sẽ được áp dụng trong luận án và được tính toán theo mục

3.2.1 của luận án.

Biến độc lập:

BOARDSIZE: Quy mô HĐQT: Số lượng thành viên trong HĐQT

NED: Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành

DUAL: Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành. Đây là biến dummy, có giá trị 1 nếu chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm giám đốc điều hành, ngược lại có giá trị 0

AUSIZE: Quy mô ban kiểm soát: số lượng thành viên trong ban kiểm soát

AUQ: Số chuyên gia tài chính trong ban kiểm soát. Chỉ tiêu này đo lường bằng tỷ lệ thành viên là chuyên gia tài chính, kế toán trong ban kiểm soát.

BIG4: Chất lượng kiểm toán độc lập. Chỉ tiêu này là biến dummy, có giá trị 1 nếu công ty do Big4 kiểm toán; 0 nếu các công ty non-Big4 kiểm toán

FEL: Số lượng thành viên nữ giới trong HĐQT. Chỉ tiêu này đo bằng tỷ lệ thành viên nữ giới trên tổng số thành viên của HĐQT

OWNCEO: Mức độ sở hữu người quản lý. Chỉ tiêu này đo lường bằng biến giả, với giá trị bằng 1 nếu thành viên Ban giám đốc nắm giữ từ 5% cổ phiếu trở lên và trở thành cổ đông lớn, mang giá trị bằng 0 nếu ngược lại

STATE: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước. Chỉ tiêu này đo lường bằng vốn nhà nước trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

FRG: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Chỉ tiêu này đo lường bằng vốn đầu tư nước ngoài trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Biến kiểm soát

LEV: Hệ số nợ. Chỉ tiêu này đo lường bằng tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở

hữu


OPG: Cơ hội tăng trưởng, đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu

3.2.2.2. Lớp mô hình 2

Biến phụ thuộc = f (CScore, CScore2, ROE, EPS, DPS, SIZE)

Trong đó:

Biến phụ thuộc: MPS - Giá trị cổ phiếu trên thị trường đo lường bằng giá cổ phiếu tại cuối năm (sử dụng giá đóng cửa có điều chỉnh tại ngày cuối năm tài chính). Giá đóng cửa điều chỉnh là giá trị tại thời điểm đóng cửa thị trường của cổ phiếu được điều chỉnh để phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu đó sau khi hạch toán cho một số hoạt động sau hi đóng cửa thị trường của công ty.

Biến độc lập:

CScore: là biến đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán.

CScore2: là bình Phương của biến CScore được đưa vào mô hình để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U hoặc U ngược) giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá trị cổ phiếu của các công ty.

Theo Lind và Mehlum (2010) để ước lượng có dạng chữ U hoặc U ngược, cần thêm vào mô hình tuyến tính thành phần bậc hai hoặc nghịch đảo. Ở trong luận án, tác giả tiếp cận theo cách thức thêm vào thành phần bậc hai CScore2.

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty trong năm. Chỉ tiêu này được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi phần trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi nếu có, trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

DPS: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Chỉ tiêu này được đo lường bằng giá trị cổ tức trả trong năm trên số lượng cổ phiếu trên thị trường

SIZE: Quy mô doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đo lường bằng logarit (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023