Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội

Nhìn chung số lượng GV qua các năm trở lại đây tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Tuy số GV còn thiếu nhưng về cơ bản số lượng GV, NV đảm bảo cho công tác giáo dục được hiệu quả với tỷ lệ GV vượt chuẩn gần 50%.

Bảng 2.3: Số lớp và giáo viên của trường theo môn học


Năm học

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Số lớp

29

30

30

Tổng số GV

63

62

62

GV Văn

9

10

10

GV Toán

10

10

10

GV Lý

6

5

5

GV Hóa

6

5

5

GV Sinh

2

2

2

GV Sử

3

3

3

GV Địa

4

4

4

GV Tin

3

3

3

GV Ngoại ngữ

8

8

8

GV Giáo dục quốc phòng

2

2

2

GV Thể dục

4

4

4

GV Công nghệ

4

4

4

GV Giáo dục công dân

2

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 8

(Nguồn: Báo cáo sơ kết năm học trường THPT Tiền Phong)


Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ GV trên lớp chỉ đạt trung bình 2,13 chưa đạt mức quy định về biên chế của Bộ GD và ĐT 2,25 GV trên lớp), do không đủ về số lượng, GV ở m i bộ môn so với số tiết của HS trên lớp không đồng đều, môn thì thừa, môn lại không đủ dẫn tới việc phân công giáo dục của nhà trường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học cũng như việc quản lý CM.

b. Về học sinh

Trong những năm đầu mới thành lập, là một trường THPT Bán Công nguồn HS tuyển vào là các em thi không đ vào trường THPT Mê Linh nên chất lượng giáo dục của nhà trường còn nhiều yếu kém: HS giỏi hầu như không có, HS khá ở m i lớp chỉ một vài em; kết thúc m i năm học toàn trường số lượng HS thi lại, rèn luyện hè tới cả trăm em. Sau thi lại HS lưu ban bằng cả một lớp. Mọi hoạt động giáo dục của nhà trường chưa thực sự được chú trọng, các em hầu như không được tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động tham quan dã ngoại,…

Khi huyện Mê Linh được sáp nhập về Thủ đô Hà Nội cùng với sự chuyển đổi mô hình thành trường công lập và sự hoà nhập với giáo dục Thủ đô nhà trường đã được tự chủ tuyển sinh đầu vào bằng hình thức thi tuyển theo cơ chế chung của thành phố. HS dự thi vào trường được mở rộng sang nhiều khu vực. Đến nay hàng năm nhà trường đã tuyển được nhiều HS có chất lượng đầu vào ổn định. Điểm xét tuyển năm sau về cơ bản đều cao hơn năm trước phần lớn các em có học lực trung bình và khá. Ý thức rèn luyện tu dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực các em đã chăm ngoan hơn, tự giác hơn tính độc lập tự chủ và tinh thần tự quản đã dần trở thành ý thức trong m i HS và trong mọi hoạt động giáo dục. Nhà trường nhiều năm liền được xếp loại trường tiên tiến; tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh. Nhiều thầy cô giáo tham gia thi GV giỏi cấp thành phố đạt giải nhì, giải ba; đã có hàng trăm lượt các thầy cô giáo được Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội tặng danh hiệu chiến s thi đua cấp cơ sở. Kết quả thi tốt nghiệp luôn đứng ở mức cao so với các trường trong huyện và so với mặt bằng chung của Thành phố; nhiều HS thi đ vào các trường đại học, cao đẳng.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động CM theo hướng phát triển

NLDH cho GV ở Trường THPT Tiền Phong nhằm chỉ ra những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý GV ở mức độ TCM. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại nhằm phát triển công tác quản lý hoạt động của TCM theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.

2.2. . Nội dung khảo sát

Tìm hiểu NLDH của GV trong nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH cho GV. Hoạt động quản lý và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động

TCM của HT và TTCM.

Điều kiện để TCM hoạt động hiệu quả, khả năng TCM giúp GV đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.

Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động TCM và vấn đề quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2.3. ối tư ng khảo sát

Hiệu trưởng: 01 người; Phó Hiệu trưởng: 01 người;

Tổ trưởng chuyên môn: 04 người; Giáo viên: 56 người.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để nghiên cứu và khảo sát thực trạng về công tác quản lý của TCM đối với việc dạy và học hiện nay, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:

* Phiếu hỏi

- Tìm hiểu NLDH của GV trong nhà trường.

- Thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH cho GV.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Phỏng vấn các ý kiến của người phỏng vấn được ghi chép, phân tích và làm căn cứ, minh chứng trong nhận xét, đánh giá.

* Quan sát: các hình thức thể hiện quản lý hoạt động TCM tại nhà trường.

Nghiên cứu thông tin thứ hạng tập trung nghiên cứu các nội dung thông tin từ kế hoạch giáo dục, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác...

* Tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia tổng kết kinh nghiệm, đánh giá dựa trên thông tin thứ hạng kết hợp với tham khảo ý kiến của các HT về hiệu quả các giải pháp.

2.2.5. Thang đánh giá

Kết quả khảo sát được đánh giá theo 4 mức độ và tính điểm như sau:

- Tốt/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất cấp thiết/Rất khả thi: 4 điểm

- Khá/Thường xuyên/Ảnh hưởng/Cấp thiết/Khả thi: 3 điểm

- Trung bình/Ít khi/Ít ảnh hưởng/Ít cấp thiết/Ít khả thi: 2 điểm

- Yếu/Không bao giờ/Không ảnh hưởng/Không cấp thiết/Không khả thi: 1 điểm.

Điểm trung bình tính theo công thức:

X Xi Ki

Ki

Xi Ki

n


Trong đó X : điểm trung bình;

X i : điểm ở mức độ

X i ;

Ki : số người


cho điểm ở mức

X i và n: số người tham gia đánh giá.


Giá trị khoảng cách = Xmax

Xmin ) / n

= (4 - 1)/4 = 0,75


Đánh giá mức độ của X như sau:

- Tốt/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất cấp thiết/Rất khả thi: Từ 3,25 đến 4,0

- Khá/Thường xuyên/Ảnh hưởng/Cấp thiết/Khả thi: Từ 2,5 đến dưới 3,25

- Trung bình/Ít khi/Ít ảnh hưởng/Ít cấp thiết/Ít khả thi: Từ 1,75 đến dưới 2,5

- Yếu/Không bao giờ/Không ảnh hưởng/Không cấp thiết/Không khả thi: Từ 1,0 đến dưới 1,75.

Sử dụng hàm RANK trong bảng tính Excel để tính thứ bậc..

- Tổng hợp thông tin, tỉ lệ các câu trả lời trong phiếu hỏi và phân tích kết quả.

- Phân tích năng lực của đội ngũ CB, GV và hoạt động TCM với nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH.

2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực xây dựng kế hoạch‌

dạy học của GV



TT


Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n = 62)


Điểm TB

4

Tốt

3

Khá

2

Trung bình

1

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng KHDH dựa theo kế hoạch hoạt động của TCM, KH năm học của nhà trường


42


67,7


15


24,2


5


8,1


0


0,0


3,60


2

Xây dựng KHDH thể hiện được mục tiêu, nội dung, PPDH môn học và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học


42


67,7


13


21,0


7


11,3


0


0,0


3,56


3

Xây dựng KHDH theo hướng tích hợp DH với GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương

pháp phù hợp với trình


21


33,9


31


50,0


10


16,1


0


0,0


3,18



TT


Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n = 62)


Điểm TB

4

Tốt

3

Khá

2

Trung bình

1

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm HS và môi trường GD











4

Xây dựng KHDH thể hiện sự phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS


32


51,6


23


37,1


7


11,3


0


0,0


3,40

Điểm trung bình các nội dung đánh giá

3,44


- Khảo sát về việc xây dựng kế hoạch dạy học dựa theo kế hoạch hoạt động của TCM, kế hoạch năm học của nhà trường đa phần được thực hiện tốt và khá. Bên cạnh đó vẫn còn những đánh giá cho rằng việc thực hiện nội dung này trung bình. Điều đó cho thấy rằng nhà trường đã xây dựng và đưa ra các kế hoạch hoạt động nhưng vẫn có thể còn tồn tại những nội dung chưa hợp lý. Ở đâu đó có thể còn những GV chưa thật tập trung, chú trọng xây dựng KHDH dựa theo kế hoạch của TCM, của nhà trường.

- Xây dựng KHDH thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PPDH bộ môn và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học.

Việc xác định đúng mục tiêu dạy học với chuẩn kiến thức, k năng, thái độ, đồng thời thông qua kiến thức, k năng đó đã hình thành được năng lực gì, phẩm chất gì cho HS, … được hầu hết CB, GV đánh giá tốt và khá với gần 90% chứng tỏ đa phần GV đã xây dựng được KHDH phù hợp, đúng quy định. Khi xây dựng KHDH đa phần GV đã thể hiện được mục tiêu, nội dung, PPDH theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn

học. Tuy nhiên vẫn còn 11% đánh giá nội dung này ở mức trung bình, vì vậy BGH nhà trường, TCM cần quan tâm, rà soát, chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác này.

Xây dựng KHDH theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp với trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm HS và môi trường giáo dục chủ yếu được đánh giá ở mức tốt chứng tỏ rằng việc dạy học tích hợp với giáo dục của nhà trường đã đạt hiệu quả, được đa phần CB, GV ghi nhận có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn hơn 16% được đánh giá thực hiện ở mức trung bình, có thể thấy rằng việc xây dựng KHDH này vẫn còn những điểm chưa tốt có thể do GV chưa thật bám sát theo đặc điểm, phong cách học tập, khả năng nhận thức và hoàn cảnh, môi trường giáo dục của học sinh. Dẫn đến, một bộ phận giáo viên chưa xây dựng được KHDH tích hợp với giáo dục phù hợp đạt hiệu quả cao trong từng lớp học, bộ môn cụ thể.

Việc xây dựng KHDH thể hiện sự phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS được đánh giá với 3,40 điểm, với gần 90% đánh giá tốt và khá chứng tỏ rằng đa phần các GV đều có ý thức xây dựng KHDH phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Các buổi hướng dẫn, tập huấn chuyên môn của TCM, của nhà trường, của Sở đều đã đem lại được nhiều những hiệu quả cho công tác này. Bên cạnh đó vẫn còn những đánh giá trung bình về nội dung này. Nhà trường vẫn cần thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực cho GV.

.3. . Thực trạng năng lực đảm bảo kiến thức, chương trình môn học Bảng 2.5: Kết quả khảo sát năng lực đảm bảo kiến thức, chương trình‌

môn học của GV



TT


Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n = 62)


Điểm TB

4

Tốt

3

Khá

2

Trung bình

1

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Làm chủ kiến thức môn học

31

50,0

28

45,2

3

4,8

0

0

3,45

2

Nội dung dạy học chính xác, có hệ thống

40

64,5

19

30,6

3

4,8

0

0

3,60


3

Vận dụng linh hoạt, hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn


32


51,6


21


33,9


9


14,5


0


0


3,37


4

Thực hiện nội dung dạy học theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học


42


67,7


13


21,0


7


11,3


0


0


3,56

Điểm trung bình các nội dung đánh giá

3,50

Qua bản khảo sát ta có thể thấy đa phần giáo viên đều đảm bảo kiến thức, chương trình môn học. Các tiêu chí đều được đánh giá ở mức tốt và khá trên 80% với điểm trung bình đều trên 3,37 điểm. Chứng tỏ rằng giáo viên trong nhà trường đa phần đều có thể đảm bảo tốt kiến thức, chương trình môn học.

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt việc đảm bảo kiến thức, chương trình môn học theo yêu cầu vẫn còn có 14% đánh giá ở mức trung bình, chứng tỏ vẫn còn GV được đánh giá làm chưa tốt công tác này. Việc vận dụng linh hoạt, hợp lý các kiến thức liên môn đòi hỏi GV khi giảng dạy cần chuẩn bị, đầu tư chi tiết, cụ thể, tâm huyết từng nội dung kiến thức, từng tiết dạy, từng bài giảng. TCM cùng nhà trường cần thường xuyên hơn nữa chỉ đạo, bồi dưỡng, tập huấn công tác này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023