Bài Học Kinh Nghiệm Tham Khảo Cho Chi Nhánh Bidv Tràng An


quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Ban lãnh đạo Chi nhánh trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Vietcombank (VCB) Ba Đình


Tại VCB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không rõ ràng điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VCB

Trên thực tế, quản trị rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VCB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VCB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VCB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ kiểm soát sang hợp tác mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.

Là một chi nhánh của VCB, VCB Ba Đình đã xây dựng được Phòng quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Sự phân chia các phòng ban riêng biệt trong quản trị rủi ro giúp nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng. Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều


văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho chi nhánh BIDV Tràng An

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định: đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay không cấp tín dụng, do đó chất lượng công tác thẩm định được xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro. Quá trình thẩm định cần bám sát quy chế, quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy số liệu ban đầu, biết tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn dự án với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tư, không được để áp lực nào mà đầu tư vào những tài sản kém phát huy hiệu quả. Đồng thời khi thẩm định cần trú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án/ khoản vay, áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR, phân tích độ nhạy... và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín kinh nghiệm quản lý, khả năng tài chính của khách hàng, chủ đầu tư...

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay: đa số các doanh nghiệp khi vay vốn đều có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng giữa kỳ vọng của dự án và thực tế còn một khoảng cách, do đó khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thể xảy ra.

- Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, trả được nợ vay cho Ngân hàng và làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của Chi nhánh.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong nội dung chương 1, luận văn đã làm rõ được những nội dung liên quan đến tín dụng của NHTM như khái niệm, đặc điểm, phân loại, quy trình tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM. Phân tích, làm rõ khái niệm, mục tiêu, nội dung trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của NHTM


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TRÀNG AN


2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tràng An có trụ sở chính tại 11 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội. Ngày 21/01/2013, được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam tại công văn số 7756NHNN – TTGSNH ngày 01/01/2013, BIDV Tràng An được thành lập. Đến nay, với chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một NHTM, BIDV Tràng An đã trở thành một chi nhánh có tầm hoạt động rộng, góp phần tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tại địa bàn.

Hơn 50 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho KH lợi ích và sự tin cậy.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An

Sau chuyển đổi theo mô hình TA2, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tràng An chia thành một ban giám đốc và 5 khối. Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Tràng An được thể hiện trong sơ đồ 2.1 dưới đây:


Ban giám

đốc

Khối

QHKH

Khối

QLRR

Khối tác

nghiệp

Khối quản

lý nội bộ

Khối trực

thuộc

P.

QHKH1

P. QLRR

P.Q Trị tín

dụng

P. Tài

chính Kế

PGD

Trung tâm

P.

QHKH2

P. dịch

vụ KH cá

P. Tổ chức

hành

PGD Lê

Thái Tổ

P.

QHKH3

P. dịch vụ

KH DN

P. Kế

hoạch

QTK Đinh

Tiên

P. QL và

dịch vụ

P. Điện

toán

QTK Hồ

Gươm

P.T Toán

quốc tế

QTK

Nhật Tân


Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tràng An

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, BIDV Tràng An)


2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tràng An giai đoạn 2018-2020

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn


Dựa trên Bảng 2.1 dưới đây cho thấy từ năm 2016 đến năm 2020, hoạt động huy động vốn của BIDV Tràng An có sự gia tăng qua các năm. Năm 2016, chi nhánh huy động được 545 tỷ đồng. Sang năm 2017, mặc dù nền kinh tế khó khăn


nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng lên đến 652 tỷ đồng, tăng 107 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng với mức tăng là 19,63%. Đến cuối năm 2018, chi nhánh đã huy động được 804 tỷ đồng, tăng 152 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng là 23,31%. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng vốn huy động có giảm sút khi tốc độ tăng trưởng còn 19,90% so với năm 2018, số vốn huy động được là 964 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2018.Năm 2020, số vốn huy động là 1094 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng với mức tăng 13,48%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong giai đoạn 2016 -2020. Sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng một phần do chính sách khách hàng của chi nhánh, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cuộc đua thị phần.

1200

25%

23%

1094

1000

964

20%

20%

20%

804

800

652

15%

13%

600

545

10%

400

200

5%

0

0%

2016 2017 2018 2019 2020

Tổng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động


Hình 2.2. Nguồn vốn huy động của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh BIDV Tràng An được thể hiện ở bảng dưới đây:


Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020


ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

- Các TCKT

136

24,95

165

25,31

140

17,41

202

20,95

216

19,74

- Cá nhân

343

62,94

402

61,66

570

70,89

677

70,23

807

73,73

- Các TCTD

66

12,11

85

13,03

94

11,70

85

8,82

71

6,49

Tổng vốn huy động

545

100

652

100

804

100

964

100

1094

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An - 7


(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)


Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế.

Từ năm 2016 đến 2020, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy đồng. Vốn huy động từ các cá nhân trong năm 2016 là 343 tỷ đồng, chiếm 62,94% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2017, huy động vốn của cá nhân tăng lên 402 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 17,20% so với năm 2016 và chiếm 61,66%tổng nguồn vốn huy động. Qua năm 2018 có sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn cá nhân, khi tổng huy động vốn từ cá nhân tại chi nhánh là 570 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng 41,79% và đã nâng cao tỷ trọng huy động cá nhân tại chi nhánh lên mức 70,89%.

Trong 2 năm 2019 và 2020, huy động vốn từ khu vực cá nhân lần lượt là 677 tỷ đồng và 807 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động cá nhân vẫn ổn định sấp xỉ gần 20% và chiếm tỷ trọng lần lượt là 70,23% và 73,73% trong tổng vốn huy động. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing


nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cư.

Tiền gửi từ dân cư đa phần là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tuy không ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng tính ổn định của nguồn vốn huy động không cao. Ngân hàng cần có biện pháp phòng tránh những rủi ro xảy đến đối với nhóm đối tượng trên.

Tuy nhiên, tiền gửi của TCKT tại chi nhánh có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2016, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 136 tỷ đồng, chiếm 24,95% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng thêm 29 tỷ đồng đạt 165 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 25,31%. Nhưng qua năm 2018 có sự sút giảm mạnh về tiền gửi các tổ chức kinh tế khi tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm xuống còn 140 tỷ đồng và chỉ chiếm 17,41% tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2019, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng có sự gia tăng trở lại , nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 202 tỷ đồng tuy tốc độ tăng trưởng cao đạt 44,29% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu tổng vốn huy động vẫn chỉ ở mức xấp xỉ 21%.

Năm 2020, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 216 tỷ đồng, chiếm 19,74% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm xuống như vậy là do doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tài chính khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tuy đã đưa ra những chính sách ưu đãi và các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với từng đối tượng, nhưng sự gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức kinh tế vẫn chưa được cải thiện. Do đó, ngân hàng cần tập trung nhiều hơn nhằm huy động tối đa nguồn tài chính từ các doanh nghiệp địa phương.

Đối với các khoản tiền gửi khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi kho bạc, tiền gửi khác. Trong 5 năm 2016 – 2020 thì cũng có biến động nhưng không đáng kể trên tổng nguồn vốn huy động vì tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu tổng nguồn vốn luôn ở mức thấp (khoảng 10%) Qua những đánh giá trên có thể nhận xét, công tác huy động vốn tại chi nhánh BIDV Tràng An qua 5 năm được thực hiện khá tốt khi tổng nguồn vốn

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí