Việc thực hiện nội dung dạy học theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học được đánh giá với 3,56 điểm. Tuy nhiên, vẫn còn tới hơn 10% đánh giá cho rằng việc thực hiện này chỉ dừng lại ở mức trung bình. Cho thấy rằng vẫn còn GV dạy thực hiện việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học chưa được đánh giá cao. Việc này đòi hỏi người GV ngay từ khi xây dựng KHDH cho đến khi thực hiện kế hoạch này cần phải thực hiện đúng đắn, đồng bộ hơn nữa. Thường xuyên bám sát KHDH và kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi PPDH sao cho đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhưng vẫn tạo hứng thú, kích lệ, động viên, khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện, sáng tạo không ngừng.
2.3.3. Thực trạng năng lực sử dụng các phương tiện, vận dụng các phương pháp dạy học
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát năng lực sử dụng các phương tiện, vận dụng các phương pháp dạy học của GV
Nội dung đánh giá | Mức đánh giá (%) (n = 62) | Điểm TB | ||||||||
4 Tốt | 3 Khá | 2 Trung bình | 1 Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Có sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học | 45 | 72,6 | 15 | 24,2 | 2 | 3,2 | 0 | 0,0 | 3,69 |
2 | Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học | 37 | 59,7 | 18 | 29,0 | 7 | 11,3 | 0 | 0,0 | 3,48 |
3 | Vận dụng linh hoạt các PPDH | 26 | 41,9 | 20 | 32,3 | 11 | 17,7 | 5 | 8,1 | 3,08 |
4 | Các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực HS | 28 | 45,2 | 17 | 27,4 | 10 | 16,1 | 7 | 11,3 | 3,06 |
Điểm trung bình các nội dung đánh giá | 3,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Năng Lực Chuyên Môn Và Sự Ủng Hộ Của Các Giáo Viên Trong Tổ Chuyên Môn
- Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
- Thực Trạng Những Thuận L I Và Khó Khăn Khi Tổ Chức Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Kết Quả Khảo Sát Công Tác Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Của Bgh Và Ttcm
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong, Huyện Mê
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Bản khảo sát năng lực sử dụng phương tiện, vận dụng các PPDH được đánh giá 3,33 điểm cho thấy gần như toàn bộ GV sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học đã được đông đảo GV thực hiện tốt và khá.
Tuy nhiên, việc vận dụng linh hoạt các PPDH và sử dụng các PPDH này để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm phát triển năng lực HS được đánh giá thấp nhất trong những nội dung khảo sát, có trên 16% đánh giá trung bình các nội dung này. Chứng tỏ GV cần chú trọng hơn đến tính hiệu quả của việc sử dụng các PPDH sao cho có thể phát huy được những ưu điểm tích cực động thời hạn chế những khuyết điểm, cũng như việc sử dụng các PPDH khác nhau cần phải dẫn đến làm tăng, đẩy mạnh việc phát triển năng lực học sinh chứ không chỉ để thay đổi PPDH.
2.3.4. Thực trạng năng lực xây dựng môi trường học tập của giáo viên Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực xây dựng
môi trường học tập của giáo viên
Nội dung đánh giá | Mức đánh giá (%) (n = 62) | Điểm TB | ||||||||
4 Tốt | 3 Khá | 2 Trung bình | 1 Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và HS | 32 | 51,6 | 18 | 29,0 | 12 | 19,4 | 0 | 0 | 3,32 |
2 | Kỹ năng hợp tác, cộng tác, chia s tất cả vì sự tiến bộ của HS | 31 | 50,0 | 16 | 25,8 | 15 | 24,2 | 0 | 0 | 3,26 |
3 | Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh | 35 | 56,5 | 11 | 17,7 | 13 | 21,0 | 3 | 4,8 | 3,26 |
4 | Không ngừng học tập, nghiên cứu, lan tỏa đến các đối tượng khác | 19 | 30,6 | 21 | 33,9 | 16 | 25,8 | 6 | 9,7 | 2,85 |
Điểm trung bình các nội dung đánh giá | 3,17 |
Thông qua bảng thực trạng xây dựng môi trường học tập của GV ở trên, ta thấy rằng đội ngũ tập thể CB, GV nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này. Môi trường học tập có ý ngh a rất lớn và quan trọng đến việc học tập và rèn luyện của HS.
Với khoản gần 20% đánh giá trung bình cho tất cả 4 tiêu chí trong bảng số liệu. Có thể thấy rằng vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự thân thiện với cả đồng nghiệp lẫn học sinh; chưa có kỹ năng tốt trong học tác, cộng tác, chia sẽ chưa làm tất cả vì sự tiến bộ của học sinh … đặc biệt có những đánh giá cho rằng vẫn còn GV chưa có ý thức trong việc tạo lập môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. Một số GV còn chưa thực hiện việc không ngừng học tập, nghiên cứu và lan tỏa đến các đối tượng khác.
Như vậy có thể thấy rằng về cơ bản môi trường học tập của nhà trường đã có ở mức đánh giá là tốt và khá. Tuy nhiên nhà trường cần cố gắng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, xây dựng các hoạt động, tạo dựng các cơ sở cho đội ngũ CB, GV, HS một môi trường học tập tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học của nhà trường.
.3.5. Thực trạng năng lực quản lý hồ sơ dạy học của giáo viên
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực quản lý hồ sơ dạy học của GV
Nội dung đánh giá | Mức đánh giá (%) (n = 62) | Điểm TB | ||||||||
4 Tốt | 3 Khá | 2 Trung bình | 1 Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | GV được nhận đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp về hồ sơ dạy học. | 45 | 72,6 | 17 | 27,4 | 0 | 0,0 | 0 | 0 | 3,73 |
2 | Có đầy đủ hồ sơ dạy học theo đúng quy định | 50 | 80,6 | 12 | 19,4 | 0 | 0,0 | 0 | 0 | 3,81 |
3 | Hồ sơ dạy học phản ánh thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị | 42 | 67,7 | 16 | 25,8 | 4 | 6,5 | 0 | 0 | 3,61 |
Điểm trung bình các nội dung đánh giá | 3,72 |
Qua bảng đánh giá cho thấy gần như toàn bộ GV đều có năng lực quản lý hồ sơ dạy học tốt và khá với điểm trung bình rất cao 3,72. Bên cạnh đó vẫn còn 6,5% đánh giá cho rằng hồ sơ dạy học tuy đã tốt nhưng chưa thực sự phản ánh được thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị.
Qua đó, thấy rằng nhà trường ngoài việc thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hồ sơ dạy học của GV còn cần thêm việc hướng dẫn, động viên, khích lệ giáo viên xây dựng hồ sơ dạy học đầy đủ, phản ánh đúng thực tế tại đơn vị thì mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
2.3.6. Thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá
2.3.6.1. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên với học sinh
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Nội dung | Mức đánh giá (%) (n=62) | Điểm TB | ||||||||
4 Tốt | 3 Khá | 2 Trung bình | 1 Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Xây dựng ma trận, nội dung KTĐG. | 50 | 80,6 | 12 | 19,4 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 3,81 |
2 | Nội dung kiểm tra phù hợp với trọng tâm kiến thức, và các mức độ của kiến thức | 52 | 83,9 | 10 | 16,1 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 3,84 |
3 | Đề KT đáp ứng nhu cầu đổi mới GD theo hướng phát huy NL cho HS | 40 | 64,5 | 20 | 32,3 | 2 | 3,2 | 0 | 0,0 | 3,61 |
4 | Việc KTĐG hiệu quả quá trình học, năng lực của người học | 19 | 30,6 | 43 | 69,4 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 3,31 |
5 | Việc kết hợp các hình thức đánh giá trong KTĐG năng lực HS. | 34 | 54,8 | 26 | 41,9 | 2 | 3,2 | 0 | 0,0 | 3,52 |
6 | Sử dụng kết quả KTĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học | 30 | 48,4 | 32 | 51,6 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 3,48 |
Điểm trung bình các tiêu chí | 3,59 |
Việc đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NL hiện nay
không quá coi trọng việc kiểm tra khả năng tái hiện lại kiến thức đã học, mà tập trung đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống cụ thể. Đánh giá kết quả học tập với các môn học và hoạt động giáo dục ở m i lớp và sau các cấp học chủ yếu để xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, cải thiện kết quả học tập của HS. Cụ thể hơn, có thể thấy rằng đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối tình huống cụ thể
Trong bảng thống kê trên cho thấy năng lực đánh giá của GV với HS đạt kết khá cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giai đoạn hiện nay. Với điểm trung bình là 3,59. Xét về cơ bản thì việc đánh giá đã đánh giá được nhận thức, năng lực của HS qua việc học tập ở trường, ở nhà, và xã hội. Đánh giá năng lực không chỉ ở kiến thức, kỹ năng, mà là đánh giá năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức, … được hình thành từ nhiều l nh vực từ tự nhiên, gia đình và xã hội của một con người.
2.3.6.2. Thực trạng năng lực của giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung đánh giá | Mức đánh giá (%) (n=62) | Điểm TB | ||||||||
4 Tốt | 3 Khá | 2 Trung bình | 1 Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức của HS. | 38 | 61,3 | 15 | 24,2 | 6 | 9,7 | 3 | 4,8 | 3,42 |
2 | Hệ thống k năng k xảo của HS | 41 | 66,1 | 16 | 25,8 | 4 | 6,5 | 1 | 1,6 | 3,56 |
3 | Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của HS. | 33 | 53,2 | 24 | 38,7 | 3 | 4,8 | 2 | 3,2 | 3,42 |
4 | Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội của HS. | 25 | 40,3 | 27 | 43,5 | 6 | 9,7 | 4 | 6,5 | 3,18 |
Điểm TB các tiêu chí | 3,40 |
Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học. Mục tiêu cơ bản phải kể đến là đánh giá vì sự tiến bộ của HS, ngh a là quá trình này phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, kiến thức, k năng nào có sự tiến bộ hay còn yếu để điều chỉnh lại quá trình dạy và học. Khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của HS thì phải thực hiện làm sao để HS thấy được sự tôn trọng, không bị sợ hãi, thương tổn để thúc đẩy HS n lực, phấn đấu. Muốn vậy, đánh giá phải diễn ra trong toàn bộ quá trình dạy học, giúp HS so sánh, phát hiện sự thay đổi của cá nhân trên con đường đạt mục tiêu học tập đã đặt ra.
Trong khảo sát trên, điểm trung bình các tiêu chí là 3,40. Đây là điểm số cao, điều đó cho thấy NL đánh giá của giáo viên theo định hướng phát triển NL đã được phát huy tốt. Giáo viên đã nhận thức được đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết đánh giá HS, mà HS phải biết đánh giá lẫn nhau, đánh giá chính mình theo cách của. Khi đó HS mới tự nhận thức được bản thân, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu để tự hoàn thiện minh. Với cách đánh giá ấy sẽ giúp hình thành NL của HS, cái mà chúng ta đang rất mong muốn. Đánh giá phải chính xác, khách quan, chỉ ra được của HS so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Tổ chức đánh giá HS sau khi kết thúc giai đoạn học tập để GV biết HS mình dạy đã chiếm l nh được những gì, ở phần nào và phần nào còn hổng...
Qua việc khảo sát có thể thấy NL của GV đã đáp ứng được mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là:
- Công khai hóa nhận định về NL và kết quả học tập của m i HS, nhóm HS và tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển k năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
- Giáo viên có cơ sở thực tế để nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, không ngừng phấn đấu phát triển NLDH đáp ứng yêu cầu giáo dục
Đây là một trong những điểm mạnh cần phát huy trong việc nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng phát triển NL cho học sinh.
2.4. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
.4.1. Thực trạng mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Khi được hỏi về việc thực hiện hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH của đơn vị thầy T cho biết: “Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, thông qua việc tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục như tổ chức các chuyên đề, hội giảng, các tiết thao giảng, các hoạt động bồi dưỡng CM, đổi mới sinh hoạt CM đã làm cho NLDH của GV ngày càng được phát triển, đáp ứng yêu cầu giáo dục”.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học
Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học | Mức đánh giá (%) (n = 62) | Điểm trung bình | ||||||||
4 Rất thường xuyên | 3 Thường xuyên | 2 Ít khi | 1 Không bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Cải tiến các PPDH truyền thống | 0 | 0,0 | 12 | 19,4 | 46 | 74,2 | 4 | 6,5 | 2,13 |
2 | Kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức DH | 0 | 0,0 | 22 | 35,5 | 40 | 64,5 | 0 | 0,0 | 2,35 |
3 | Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật DH tích cực… | 0 | 0,0 | 20 | 32,3 | 42 | 67,7 | 0 | 0,0 | 2,32 |
4 | Tăng cường gắn DH với tình huống thực tế ứng dụng các chủ đề có nội dung phù hợp | 0 | 0,0 | 15 | 24,2 | 47 | 75,8 | 0 | 0,0 | 2,24 |
Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học | Mức đánh giá (%) (n = 62) | Điểm trung bình | ||||||||
4 Rất thường xuyên | 3 Thường xuyên | 2 Ít khi | 1 Không bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
5 | Sử dụng dạy học theo dự án | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 62 | 100 | 0 | 0,0 | 2,00 |
6 | Chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn | 0 | 0,0 | 50 | 80,6 | 12 | 19,4 | 0 | 0,0 | 2,81 |
7 | Sử dụng đa phương tiện, dạy học qua mạng | 0 | 0,0 | 5 | 8,1 | 57 | 91,9 | 0 | 0,0 | 2,08 |
8 | Bồi dưỡng GV về PPDH mới đáp ứng yêu cầu chương trình mới | 0 | 0,0 | 40 | 64,5 | 22 | 35,5 | 0 | 0,0 | 2,65 |
9 | Bồi dưỡng GV về ứng dụng công nghệ thông tin | 0 | 0,0 | 35 | 56,5 | 27 | 43,5 | 0 | 0,0 | 2,56 |
10 | Tăng cường trang thiết bị DH mới | 0 | 0,0 | 52 | 83,9 | 10 | 16,1 | 0 | 0,0 | 2,84 |
11 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá | 0 | 0,0 | 10 | 16,1 | 52 | 83,9 | 0 | 0,0 | 2,16 |
Điểm trung bình các tiêu chí: | 2,38 |
Nghiên cứu về thực trạng thực hiện các hoạt động của TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT Tiền Phong chỉ ra một số vấn đề cụ thể sau đây về mặt PPDH:
- Phương pháp thuyết trình của GV vẫn là được sử dụng quá nhiều, làm giảm tính chủ động tích cực của HS;
- Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế;
- Chưa gắn được phát triển nội dung dạy học với tình huống thực tiễn; chưa đưa các tình huống thực tiễn vào dạy học theo các hoạt động.
- Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số giáo viên;