Ối Với Hiệu Trưởng Trường Trung Học Phổ Thông Tiền Phong


R = 1 -

5d2

n(n2 1)


Trong đó: R, d, n lần lượt là hệ số tương quan, hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh, là số lượng các biện pháp quản lí đề xuất (n = 5).

Nếu r > 0,5 là tương quan thuận độ tin cậy cao); càng gần với 1,0 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r < 0,5 là tương quan nghịch độ tin cậy kém); càng gần với 0 thì tương quan càng lỏng l o.

Áp dụng công thức ta có: R = 0,67

Với hệ số tương quan R = 0,67 cho phép kết luận mức độ cấp thiết và khả thi của 5 biện pháp có tương quan thuận, độ tin cậy cao. Đồng thời có thể cho rằng các các biện pháp quản lý hoạt động TCM đã đề xuất có cơ sở khoa học, tính thực tiễn và khả thi cao.

Kết luận chương 3


Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại đơn vị, tác giả đề xuất 5 biện pháp để quản lý hoạt động TCM của người Hiệu trưởng, TTCM nhằm phát triển NLDH cho GV trong giai đoạn đổi mới hiện nay:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Biện pháp 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học giáo viên và đánh giá theo tổ chuyên môn

Biện pháp 5: Xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng

Trong số các biện pháp đề xuất, có những biện pháp được kế thừa từ những biện pháp đã thực hiện, bổ sung những điểm mới để phù hợp với thực tiễn và bối cảnh đổi mới giáo dục.

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến 62 người, gồm có Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, TTCM, GV của nhà trường. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho phép khẳng định các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng, TTCM trường THPT Tiền Phong mà luận văn này đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp điều kiện môi trường giáo dục tại trường THPT Tiền Phong.

Để nâng cao hiệu hoạt động TCM của trường THPT Tiền Phong cần nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, vận dụng khai thác các ưu điểm riêng, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục theo chúng tôi cần đặc biệt quan tâm đến năng lực đội ngũ GV, muốn nâng cao năng lực cho đội ngũ GV cần quản lý hoạt động TCM một cách hiệu quả, tối ưu bắt kịp xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, cũng như kết quả khảo sát thực tiễn nghiên cứu hoạt động dạy học trong nhà trường. Những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chất lượng đội ngũ CBQL, GV đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, trước yêu cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn. Qua đó, đề tài đã đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển NLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH dựa trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính hiệu quả, có thể đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động TCM cho đội ngũ CBQL trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển NLDH. Các biện pháp tác động qua lại, có mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Kết quả khảo sát cho thấy tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Vì vậy, nếu vận dụng đồng bộ, triệt để và sáng tạo các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động của TCM từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

2. Khuyến nghị

2.1. ối với Sở Giáo dục và ào tạo Hà Nội

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ công tác quản lý, năng lực quản lý cho TTCM, NTCM một cách thiết thực và hiệu quả hơn nữa.

- Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các TTCM, NTCM được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác chuyên môn, công tác quản lý hoạt động của TCM.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CM, phát triển NLDH GV.

2.2. ối với hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Tiền Phong

- Xây dựng các chuyên đề, kế hoạch nghiên cứu, phổ biến các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nâng cao năng lực đội ngũ TCM, GV.

- Thực hiện thật tốt việc quản lý hoạt động của các TCM, định hướng các tổ, bộ phận hiện thức các kế hoạch công tác bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là trong kiểm tra, đánh giá làm sao được thường xuyên, liên tục đánh giá để đội ngũ CBQL, GV ngày càng phát triển, đưa giáo dục nhà trường lên một tầm cao mới.

- Phân bố TCM sao cho hợp lý, không nên để TCM có quá nhiều bộ môn khác nhau gây khó khăn cho công tác chỉ đạo CM và quản lý hoạt động của TTCM.

- Đổi mới hoạt động quản lý, mở rộng và phát huy tính chủ động, tự giác, chịu trách nhiệm của TCM.

- Cần động viên, khích lệ kịp thời sự đổi mới, sáng tạo của đội ngũ TTCM trong quản lý hoạt động TCM. Đa dạng hóa các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của các TCM, của m i GV.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thông qua hoạt động giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá có trách nhiệm xây dựng đội ngũ TTCM có năng lực quản lý tốt, phù hợp với điều kiện nhà trường. Quy hoạch, giới thiệu cấp trên những nhân tố có năng lực, phẩm chất có khả năng phát triển làm CBQL.

2.3. ối với tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trường Trung học phổ thông Tiền Phong

- TTCM cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong quản lý hoạt động của TCM; khuyến khích, động viên từng GV không ngừng phát triển nâng cao năng lực dạy học.

- TTCM và GV cần tích cực đề xuất xây dựng các hoạt động thi đua dạy và học, đổi mới SHCM, tăng cường các hoạt động phát triển NLDH.

- TTCM và GV cần tích cực xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở, hợp tác tại các TCM. Tích cực học tập, giao lưu đối với các TCM trong và ngoài nhà trường.

- Người GV cần không ngừng học tập, nghiên cứu, phấn đấu, nâng cao NLDH của bản thân đáp ứng những yêu cầu dạy học trong tình hình mới.

- Người GV cần có tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, môi trường học tập thân thiện, tổ chức không ngừng học hỏi đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1

Ban chấp hành Trung Ương 2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2

Đặng Quốc Bảo 1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, T.3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018, Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

4

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020, Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

5

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011), Tài liệu bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn, Hà Nội.

6

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011), Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học, Hà Nội.

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2015), Hỏi - đáp về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.

8

Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018), Dự thảo Chương trình các môn học, Hà Nội.

9

Bộ giáo dục và đào tạo 2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

10

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc 2009), Đại cương Khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

11

Nguyễn Đức Chính 2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 15


12

Đại học Quốc gia Hà Nội 2014), "Nghiên cứu Giáo dục", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 30 2), tr. 56-64.

13

Vũ Cao Đàm 1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14

Phạm Minh Hạc 1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục

15

Ðặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư 2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb giáo dục Việt Nam.

16

Trần Hiếu Hải 2017), Luận văn Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

17

Bùi Minh Hiền chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo 2006),

Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

18

Nguyễn Thị Khuyên (2014), Quản lý Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy dọc cho giáo viên ở trường THPT Nam Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Luận văn.

19

Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên) (2015), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20

Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

21

Nguyễn Thị Phượng 2015), Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, Luận văn.

22

Quốc Hội 2019), Luật giáo dục, Hà Nội.

23

Quốc Hội 2014), Nghị quyết 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 28 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.

24

Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả 2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


25

Nguyễn Quang Uẩn và tác giả khác 2004), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26

Phạm Viết Vượng 2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27

V.A Xukhomlinxki Hoàng Tâm Sơn lược dịch) 1974), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường THPT.

II. Tài liệu tiếng Anh

28

Aguilar E, Effective teams: the key to transforming schools?, Edutopia, From: https://www.edutopia.org.

29

Harris Alma, Muijs Daniel (2005), Improving school through teacher leadership, Open University Press.

30

Johnson J N, Perspectives on education working in teams.

31

Sparks D(2013), Strong teams, strong schools, JSD, volume 34, number 2, From: https://learningforward.org.

32

Weston D, Improving as a subject leader, Religious education CDP Handbook.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí