Xây Dựng Nhà Trường Và Tổ Chuyên Môn Thành Một Tổ Chức Không Ngừng Học Hỏi Và Đảm Bảo Chất Lư Ng

thành nhiệm vụ của GV, TCM, đồng thời sử dụng để tuyên dương, khen thưởng, cũng như cảnh báo GV trong việc thực hiện các hoạt động GD của đơn vị.

Xây dựng quy trình, nội dung, hình thức tổ chức, đồng thời cần đồng bộ giữa việc đánh giá NLDH với các hình thức đánh giá GV theo đúng quy định hiện hành, lấy đó là nội dung chủ đạo trong việc đánh giá GV. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá CBQL chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh ở m i giai đoạn nếu cần thiết.

Quá trình đánh giá GV, TCM cần cụ thể hóa từng giai đoạn, thời gian tiến hành, thời gian hoàn thành, ai làm gì, làm như thế nào, kết quả thực hiện ra sao.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Sự đồng lòng nhất trí của tập thể CBQL, GV trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thiết thực, phù hợp với thực tế đơn vị.

- Người Hiệu trưởng xây dựng hành lang cơ chế pháp lý cho đội ngũ xây dựng các tiêu chí để có thể sử dụng trong đơn vị để đánh giá NLDH của GV và đánh giá theo TCM.

- Tổ công tác xây dựng các tiêu chí đánh giá cần có kiến thức chuyên môn về khoa học giáo dục, có tinh thần trách nhiệm, ý thức làm việc cũng như nắm bắt được thực trạng NLDH của đơn vị.

- Các tiêu chí đánh giá NLDH được công khai ban hành đầy đủ tới toàn bộ CBQL, GV. Có hướng dẫn đến bộ phận thực hiện đánh giá và người được đánh giá cụ thể chi tiết thực hiện hoạt động đánh giá NLDH của GV. Kế hoạch đánh giá NLDH cần được triển khai ngay từ đầu năm học, đánh giá theo từng giai đoạn, từng thời gian cụ thể chi tiết.

3.2.5. Xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lư ng

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Việc xây dựng môi trường học tập của nhà trường thành một tổ chức

không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng là điều mà bất kỳ cơ sở giáo dục nào đều mong muốn. Khi xây dựng được nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ chức học hỏi thì chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn được không ngừng nâng cao.

Xây dựng nhà trường TCM trở thành một tổ chức học hỏi thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong TCM, BGH, cần tạo sức mạnh cho m i cá nhân, huy động được sức mạnh của cả tập thể. Nhà trường cần xây dựng văn hóa cho tổ chức ở đó cá tính tổ chức rõ ràng, đặc trưng về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, giá trị được thể hiện cụ thể. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của nhà trường dựa trên sức mạnh của đội ngũ GV tích cực, sáng tạo, chủ động đổi mới, liên kết học tập, không ngừng phát triển NLDH và học tập để đào tạo ra những thế hệ HS đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tạo môi trường học tập, nghiên cứu, có hiệu quả trong khuyến khích GV sáng tạo giải quyết vấn đề, HS chủ động, mạnh dạn tương tác trong học tập và rèn luyện, thu hút được cha mẹ HS và cộng đồng xã hội cùng tham gia giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Hiện thực hóa những chủ đề: “Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực”, “Nhà trường văn hóa-Nhà giáo mẫu mực-Học sinh thanh lịch”, “M i ngày đến trường là một ngày vui”…

Tạo lập môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, hợp tác giữa các thành viên trong TCM, giữa GV với GV và giữa GV với HS. Tạo không khí hăng hái, nhiệt huyết học tập, giảng dạy và nghiên cứu.

Triển khai các hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu lôi cuốn GV và HS tham gia vào tổ chức để cộng tác, chia s , được tôn trọng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc không ngừng phát triển NLDH, nghiệp vụ cho cả GV và CBQL. Khuyến khích sự thay đổi, tìm tòi cái mới, dám thử nghiệm, dám thay đổi, chấp nhận thất bại.

Tổ chức các hoạt động thu hút sự quan tâm của GV và HS cũng như gia đình HS và xã hội vào việc phát triển giáo dục nhà trường nâng cao chất lượng học sinh.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường tạo lập được các điều kiện thuận lợi trong xây dựng và duy trì môi trường làm việc của TCM, nhà trường với sự đoàn kết, tin cậy, gắn bó giữa các thành viên. Xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường làm việc khoa học, thẩm mỹ, có không gian cho các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể của CB, GV, HS phù hợp, hiệu quả.

Xây dựng được văn hóa trong nhà trường, xác định đúng giá trị cốt lõi của đơn vị, tổ chức được các hoạt động giáo dục trên quan điểm lấy HS làm trung tâm. Xác định được tiêu chí quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ CB, GV. Xây dựng nhà trường là tổ chức học tập không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng, không ngừng học tập cùng tiến bộ, làm cho mọi thành viên trong cơ quan cùng mong muốn thực hiện theo những giá trị cốt lõi đó.

Duy trì nề nếp, thực hiện đúng kỷ cương, tác phong làm việc khoa học. Tuyên truyền, xây dựng truyền thống, văn hóa nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của m i thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường, hình ảnh của TCM.

Tổ chức và thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng, tuyên dương của các thành viên về cả tinh thần lẫn vật chất. Tạo dựng môi trường, điều kiện làm việc tốt cho TCM, GV. Tôn trọng ý kiến của TCM, GV, công nhận những đóng góp của họ.

Cụ thể hóa đến từng cá nhân, bộ phận tổ chức trong theo dõi và đánh giá hoạt động giáo dục, đồng thời phối hợp chặt chẽ để thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tất cả vì sự tiến bộ của học sinh.

Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các tổ chức trong nhà trường, hiện thực hóa các hoạt động, phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “M i thầy giáo cô giáo là tấm gương về đạo đức và tự học” và “Xây dựng nếp sống người Hà Nội - văn minh, thanh lịch”...

Kêu gọi được các nguồn lực của cá nhân, xã hội đóng góp cho sự phát triển của nhà trường.

Lựa chọn, bồi dưỡng người TTCM luôn gương mẫu, đi đầu trong việc tạo môi trường thân thiện, quan hệ hợp tác tốt đẹp trong tập thể sư phạm. Xây dựng tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng giữa các thành viên trong TCM, giữa các TCM với nhau.

TTCM tổ chức, hướng dẫn các GV xây dựng và thực hiện các hoạt động luôn đề cao mục tiêu tất cả vì sự tiến bộ của HS. Kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng với HS, lắng nghe ý kiến của HS tìm các giải pháp giải quyết các vấn đề sư phạm.

Khích lệ, động viên GV chủ động đổi mới hoạt động giáo dục, ứng dụng thành tựu khoa học vào giáo dục. Tăng cường thăm lớp dự giờ học tập kinh nghiệm, luôn có ý thức về sự thay đổi, phải thay đổi và không ngừng học tập nâng cao CM nghiệp vụ.

Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm CM có hiệu quả, thay đổi hình thức tổ chức và nội dung sinh hoạt CM.

Chấm dứt các biểu hiện tiêu cực như: đánh mất quyền tự do dân chủ cá nhân; áp dụng nguyên tắc một cách máy móc, xa rời thực tiễn; tổ chức các hoạt động một cách hình thức, chiếu lệ; không hợp tác, thiếu tinh thần chia s . Tạo lập môi trường văn hóa, k năng tự điều chỉnh phản ứng bản thân,

rèn k năng giao tiếp … có thái độ lịch sự, tôn trọng.

Xây dựng phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp, có đạo đức

nghề nghiệp. Tạo dựng lối sống lành mạnh, chuẩn mực phong cách sư phạm, phát huy truyền thống đạo đức nhà giáo.

BGH, TTCM tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, ngoại khóa, tổ chức các câu lạc bộ học khiêu vũ, nấu ăn, làm đẹp, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho CB, GV, NV, HS trong trường... tạo nên bầu không khí thân thiện, gắn kết các thành viên trong tổ, trong trường, lôi cuốn sự tham gia của cha, mẹ HS vào các hoạt động GD.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH, TTCM là người dẫn đường chỉ lối, người xây dựng tầm nhìn, kế hoạch chiến lược và hiện thực hóa các kế hoạch đã đặt ra, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường và TCM quyết tâm xây dựng văn hóa cơ quan và thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn đã lựa chọn; coi xây dựng tổ chức đơn vị thành tổ chức học hỏi và việc làm cần thiết để tạo nên môi trường giáo dục tự giác, kỷ luật và thân thiện.

Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng phải được tiến hành khoa học với các hình thức thích hợp, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, tạo không khí giúp đỡ, chia s , thúc đẩy sự đổi mới, sự cố gắng học tập…

Sự thống nhất, hòa đồng, tinh thần đoàn kết của toàn bộ các tập thể, cá nhân trong nhà trường là chìa khóa để xây dựng một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng giáo dục của đơn vị.

3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và t nh khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH cho giáo viên ở trường THPT Tiền Phong, tác giả xin ý kiến của 62 người gồm 02 CBQL, 05 TTCM và 55 GV, kết quả được đánh giá theo 4 mức độ:

- Tính cấp thiết: rất cấp thiết: 4 điểm; cấp thiết: 3 điểm; ít cấp thiết: 2 điểm; không cấp thiết: 1 điểm. Giá trị trung bình là X .

- Tính khả thi: rất khả thi: 4 điểm; khả thi: 3 điểm; ít khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm. Giá trị trung bình là Y .

- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.

3.3.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp khảo nghiệm

Mức đánh giá (%) (n=62)


Điểm TB


Thứ bậc

4

Rất cấp thiết

3

Cấp thiết

2

Ít cấp thiết

1

Không cấp

thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018


37


59,7


19


30,6


6


9,7


0


0,0


3,50


4


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn


38


61,3


21


33,9


3


4,8


0


0,0


3,56


2


3

Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học


45


72,6


11


17,7


6


9,7


0


0,0


3,63


1


4

Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLDH giáo viên và tổ chức đánh giá theo TCM


40


64,5


15


24,2


7


11,3


0


0,0


3,53


3


5

Xây dựng nhà trường và TCM thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng


35


56,5


17


27,4


10


16,1


0


0,0


3,40


5

iểm trung bình X

3,53


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 14

Với điểm trung bình X đạt 3,53, với độ chênh lệnh không quá lớn chỉ có 0,23 qua đó cho thấy các biện pháp đều có sự đồng thuận cao về tính khả thi của 5 biện pháp. Mặc dù các đối tượng khảo sát với vị trí, nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng khẳng định các biện pháp là cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động TCM để góp phần đạt được mục tiêu giáo dục.

Biện pháp thứ 3 “Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” được đánh giá với điểm trung bình lớn nhất, qua đó có thể thấy rằng đây là biện pháp mà các đối tượng khảo sát cho rằng cấp thiết nhất, cần sớm đưa vào hiện thực hóa.

3.3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp khảo nghiệm

Mức đánh giá (%) (n=62)


Điểm TB


Thứ bậc

4

Rất khả thi

3

Khả thi

2

Ít khả thi

1

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018


41


66,1


15


24,2


6


9,7


0


0,0


3,56


2


2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn


37


59,7


18


29,0


7


11,3


0


0,0


3,48


4


3

Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học


41


66,1


17


27,4


4


6,5


0


0,0


3,60


1


4

Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLDH giáo viên và tổ chức đánh giá theo TCM


39


62,9


17


27,4


6


9,7


0


0,0


3,53


3


5

Xây dựng nhà trường và TCM thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm bảo chất lượng


29


46,8


21


33,9


10


16,1


2


3,2


3,24


5


iểm trung bình Y

3,48

Với điểm trung bình Y là 3,48 cho ta thấy về cơ bản các biện pháp đều có tính khả thi cao. Tuy nhiên có biện pháp 5: Xây dựng nhà trường và TCM thành một tổ chức học hỏi và nâng cao chất lượng được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình 3,24, điều này cho thấy mặc dù nhà trường đã có lịch sử,

bề dày nhất định nhưng sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trong xây dựng các hoạt động phong trào, môi trường học tập, nghiên cứu cần sâu và mạnh hơn nữa để tạo nên sự thay đổi, vẫn còn việc giữ khoảng cách, ngần ngại trong việc học tập không ngừng, trao đổi kiến thức, đổi mới PPDH, phát triển năng lực chuyên môn…

3.3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết (n = 62)

Mức độ khả thi (n = 62)

Hiệu số


X

Thứ

bậc


Y

Thứ

bậc

d

d2


1

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực dạy học theo chương trình giáo

dục phổ thông 2018


3,50


4


3,56


2


2


4


2

Tổ chức bồi dưỡng năng

lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn


3,56


2


3,48


4


2


4


3

Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên

cứu bài học


3,63


1


3,60


1


0


0


4

Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLDH giáo viên và tổ

chức đánh giá theo TCM


3,53


3


3,53


3


0


0


5

Xây dựng nhà trường và TCM thành một tổ chức không ngừng học hỏi và đảm

bảo chất lượng


3,40


5


3,24


5


0


0

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp, chúng tôi áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman theo công thức:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023