DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU | NỘI DUNG VIẾT TẮT | |
1 | CBGV | Cán bộ giáo viên |
2 | CBQL | Cán bộ quản lý |
3 | CNTT | Công nghệ thông tin |
4 | CSVC | Cơ sở vật chất |
5 | GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
6 | GV | Giáo viên |
7 | HĐND | Hội đồng nhân dân |
8 | HS | Học sinh |
9 | KHTN | |
10 | KT-XH | Kinh tế - xã hội |
11 | QLGD | Quản lý giáo dục |
12 | TBDH | Thiết bị dạy học |
13 | Trung học cơ sở | |
14 | UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Quản Lý Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Các Nguyên Tắc Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp số trường, lớp, học sinh năm học 2017 - 2018 34
Bảng 2.2. Xếp loại hạnh kiểm học sinh học theo chương trình hiện hành
năm học 2017 - 2018 35
Bảng 2.3. Xếp loại học lực học sinh học theo chương trình hiện hành năm
học 2017 - 2018 36
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường
THCS 38
Bảng 2.5. Thực trạng việc xác định mục tiêu chương trình môn khoa học
Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai 39
Bảng 2.6. Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai 40
Bảng 2.7. Thực trạng qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai 42
Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai 45
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên
ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 48
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai 50
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai 52
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường
THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 53
Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở
trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 83
Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở
trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 85
Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa
vi
học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 87
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 84
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 86
Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự
nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông là bản mô tả về mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu chương trình đã đề ra, kèm theo là các hoạt động kiểm tra, đánh giá và các điều kiện để thực hiện chương trình. Chương trình không tĩnh tại mà cần được phát triển thường xuyên nhằm cập nhật những yêu cầu mới của xã hội về nhân cách người được giáo dục theo xu hướng đổi mới. Để phát triển chương trình nhà trường ở trường THCS có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục cần thực hiện tốt vai trò của nhà quản lý trong phát triển chương trình nhà trường nói chung và chương trình môn học nói riêng.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.[1] Tạo tiền để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn xây dựng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng tích hợp liên môn và định hướng phát triển năng lực học sinh từ năm học 2013 - 2014 tập trung chỉ đạo về thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.[3] Trong đó xác định công tác quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường có vai trò đặc biệt quan trọng.
Môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục năm 2019 các môn học trên được tổ chức dạy học tích hợp thành môn khoa học tự nhiên do đó vấn đề đặt ra cần phải có những biện pháp quản lý các chương trình trên một cách hiệu quả.
Từ năm học 2014-2015 để tạo sự chủ động trong xây dựng thực hiện chương trình giáo dục của các trường THCS phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế xã hội, mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã thực hiện giao quyền chủ động cho Hiệu trưởng các trường trong xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, bước đầu đã có những kết quả nhất định, thay đổi tư duy quản lí chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS.
Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cả lý luận và thực tiễn. Nhiều vấn đề then chốt, khó khăn cần tháo gỡ cho các đơn vị trong thực hiện công tác quản lý chương trình giáo dục tại các trường THCS. Để làm tốt công tác này cần có những nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình nhà trường nói chung và quản lý phát triển chương trình các môn khoa học tự nhiên nói riêng nhằm phát huy vai trò tự chủ của nhà trường THCS trong đổi mới dạy và học.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS, tác giả luận văn chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động phát triển chương trình ở các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng của đối tượng được tiến hành ở 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
4.2. Giới hạn khách thể điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát trên các khách thể:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
- CBQL, GV khoa học tự nhiên các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có nội dung thuộc về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu đề xuất và tổ chức thực hiện được các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên của hiệu trưởng các trường THCS mang tính đồng bộ phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói chung trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý chương trình của hiệu trưởng các trường THCS bao gồm:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển GD&ĐT các quy định về xây dựng chương trình giáo dục tổng thể nói chung và xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS nói riêng.
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về phát triển giáo dục, xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề xây dựng, quản lý chương trình giáo dục THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng công tác quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian qua.