Các Phương Pháp Tác Động Trực Tiếp Đối Tượng


thông tư 08/TT ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.

Kiểm tra, đánh giá học sinh gồm hai mảng: học lực và hạnh kiểm. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng duyệt kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh của Phó Hiệu trưởng chuyên môn; trong đó, kế hoạch cần rõ ràng về thời gian và người phụ trách từng việc cụ thể các khâu: ra đề; coi và chấm kiểm tra; quá trình xử lý kết quả kiểm tra; quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong Điều lệ nhà trường (nhiệm vụ của học sinh). Kiểm tra trình độ văn hóa - khoa học - kỹ thuật của học sinh (ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả học tập); Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử; biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật); khả năng tự quản, tự học của học sinh trong học tập và sinh hoạt.

1.3.5. Phương pháp kiểm tra‌

Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về nhà trường, về các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra. Những phương pháp kiểm tra phổ biến là:

1.3.5.1. Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề nhất định. Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy.

Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động. Trong kiểm tra, quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thường. Trong kiểm tra nội bộ trường học, các đối tượng quan sát thường là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học…): Quan sát độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản…

- Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ dạy - học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ của họ: Quan sát tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc…

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 5

- Hồ sơ, tài liệu: Quan sát ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng trình tự và liên quan chặt chẽ không? độ mờ của giấy và mực có phù hợp với ngày tháng lập tài liệu, hồ sơ không?...

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích, kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát. Trong phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn nên kiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết.

Sử dụng phương pháp quan sát trong kiểm tra nội bộ trường học, Hiệu trưởng có thể “đi dạo quanh trường”. Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải có một kế hoạch rõ ràng nên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàng đầu. Trong những lúc “đi dạo” này, Hiệu trưởng có thể hình thành “những cuộc trò chuyện” với cán bộ, giáo viên, học sinh... Và qua các cuộc trò chuyện này chẳng những làm cho Hiệu trưởng hiểu rõ hơn về từng hoạt động hiện hành diễn ra trong trường, nguyên nhân thành công và thất bại, các ý kiến đề xuất từ cấp dưới nhằm cải thiện công việc mà còn để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên… biết rằng Hiệu trưởng quan tâm đến việc điều hành trường học hàng ngày, giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời.

1.3.5.2. Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm

Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạt động của đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài liệu sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn như: Các loại kế hoạch, giáo án, sổ


chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ kết, tổng kết, vở ghi của học sinh, sổ điểm, bài kiểm tra của học sinh, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên.v.v.

1.3.5.3. Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng

Các phương pháp này bao gồm:

- Điều tra bằng phiếu

- Phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo

- Kiểm tra (miệng, viết)

Sử dụng phương pháp này, kiểm tra viên cần có kỹ năng phỏng vấn. Mục đích của cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốt thông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đề quan tâm. Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến người được hỏi.

Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở. Đó là những câu hỏi tạo nhiều cơ hội cho người được phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ.

Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏi dẫn dắt. Câu hỏi dẫn dắt thường gợi ý những câu trả lời phù hợp với mong đợi của người hỏi, hay nói cách khác nó mớm lời cho người được hỏi. Những câu hỏi mẹo cũng không được khuyến khích, bởi vì chúng sẽ làm cho người được hỏi trở nên tức giận nếu họ nhận thấy đang bị dùng “mẹo” để khai thác họ.

Trong cuộc phỏng vấn, người kiểm tra cần biết lắng nghe, đó là: chú ý, tập trung khi nghe người được hỏi trả lời; ghi lại các câu trả lời (nếu có thể) hoặc ít nhất nên ghi lại những điểm trả lời chính; tỉnh táo, không để những cảm xúc như nóng giận hay bực bội chi phối quá trình trao đổi; tránh cắt ngang người trả lời; hạn chế nói về mình…

1.3.5.4. Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể

Chẳng hạn tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp.

Chỉ có sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra.


1.3.6. Hình thức kiểm tra‌

Các hình thức kiểm tra rất phong phú, có thể phân loại dựa theo các dấu hiệu:

- Theo thời gian:

Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lý biết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồng thời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.

Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lý đánh giá được mức độ tiến bộ của cá nhân hay bộ phận. Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trước cho đối tượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình.

- Theo nội dung:

Kiểm tra toàn diện: Là xem xét và đánh giá trình độ hoạt động của đối tượng kiểm tra trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động.

Kiểm tra chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.

- Theo phương pháp:

Kiểm tra trực tiếp: Xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tượng kiểm

tra.

Kiểm tra gián tiếp: Xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra thông qua kết quả

hoạt động của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra. Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:

Kiểm tra toàn bộ: kiểm tra tất cả đối tượng kiểm tra. Ví dụ: kiểm tra tất cả học sinh trong một lớp; kiểm tra tất cả các lớp trong một khối...

Kiểm tra có lựa chọn (cá nhân, bộ phận): kiểm tra một số đối tượng cụ thể nào đó trong đối tượng kiểm tra. Ví dụ: kiểm tra một số học sinh trong một lớp; kiểm tra


một vài lớp trong một khối lớp...

- Người ta còn phân chia các hình thức kiểm tra thành ba loại dựa trên thời điểm thực hiện việc kiểm tra:

Kiểm tra lường trước: Được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra. Mục đích của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước. Ngày nay, kiểm tra lường trước là xu hướng phát triển của quá trình quản lý hiện đại vì kiểm tra lường trước mang ý nghĩa tích cực hơn mọi hình thức kiểm tra khác.

Kiểm tra đồng thời: Được thực hiện trong khi hoạt động của đối tượng kiểm tra đang được tiến hành. Với hình thức kiểm tra này nhà quản lý có thể điều chỉnh các sai sót một cách kịp thời.

Kiểm tra phản hồi: Được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Nó giúp cho nhà quản lý tự đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm. Nó cung cấp cho mọi người trong tổ chức những thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng công tác trong tương lai.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng trường THPT‌

1.4.1. Mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT‌

Nhằm xây dựng hệ thống kiểm tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý hoạt động KTNB trường học THPT là một hoạt động quản lý nên cần phải vận dụng các chức năng trong từng nội dung quản lý để tổ chức thực hiện. Ngoài ra, quản lý hoạt động KTNB trường học THPT còn là bước chuẩn bị cho hoạt động tự đánh giá trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Phân cấp quản lý trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT‌

Nhằm đảm bảo tính hệ thống trong quản lý nhà trường, việc phân cấp quản lý trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học, nhằm đảm bảo việc tự kiểm tra của các cá nhân, đến bộ phận, các tổ nhóm và việc tiến hành kiểm tra của nhà trường để


đảm bảo quản lý mục tiêu, công việc theo định hướng. Do đó, khi kiểm tra theo phân cấp quản lý như kiểm tra công việc phụ trách của Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên, nhân viên thì nội dung kiểm tra phải được xây dựng phù hợp với trách nhiệm được phân công quản lý. Trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp hay kết hợp cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.

Ví dụ: kiểm tra trực tiếp tài chính: Hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ; thanh tra nhân dân giám sát; kiểm tra tài sản: Kế toán báo cáo cụ thể bằng văn bản về tất cả các khoản tài sản nhà trường… so sánh với tài sản đầu năm nếu không phù hợp phải làm biên bản thanh lý (nếu không phải là tài sản cố định).

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT‌

1.4.3.1. Quản lý hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức và hành chính

Kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức và hành chính được được xây dựng đồng thời với kế hoạch giáo dục nhà trường. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, thời điểm thực hiện kiểm tra, các phương pháp kiểm tra phù hợp từng nội dung; cách thức sử dụng kết quả kiểm tra.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức và hành chính Quyết định phân công, kế hoạch công tác tổ chức và hành chính, quyết định

ban kiểm tra và kế hoạch kiểm tra được triển khai trong buổi họp Hội đồng Sư phạm nhà trường đầu tiên của năm học. Ngoài ra, cán bộ quản lý phải tổ chức tập huấn đội ngũ thực hiện công tác tổ chức và hành chính theo kế hoạch. Minh chứng cho hoạt động này được nêu rõ trong biên bản và lưu trong hồ sơ nguyên tắc từng phần việc của các cá nhân phụ trách.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức và hành chính

Đối tượng kiểm tra, giám sát: Hiệu trưởng (tự kiểm tra), Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, Tổ trưởng văn phòng.

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá được xây dựng dựa trên các văn bản pháp quy: Điều lệ trường trung học và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ Đảng


Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

1.4.3.2. Quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển đội ngũ

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ

Kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ được xây dựng và triển khai vào đầu năm học. Kế hoạch nêu cụ thể về các nguồn lực và thời gian thực hiện hoạt động kiểm tra này. Công tác phát triển đội ngũ là một trong những công tác ưu tiên của nhà trường. Do đó, kiểm tra hoạt động này là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ Quyết định phân công, kế hoạch công tác tổ chức và hành chính, quyết định

ban kiểm tra và kế hoạch kiểm tra được triển khai trong buổi họp Hội đồng Sư phạm nhà trường đầu tiên của năm học. Đội ngũ thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ được tập huấn về nghiệp vụ và chuyên môn từ đầu năm học. Ngoài ra, hậu kiểm tra cũng là khâu được quan tâm trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phát triển đội ngũ Đối tượng kiểm tra, giám sát: Hiệu trưởng (tự kiểm tra), Phó Hiệu trưởng, Tổ

trưởng văn phòng, Tổ trưởng chuyên môn.

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá được xây dựng dựa trên các văn bản pháp quy: của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ.

1.4.3.3. Quản lý hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác CSVC, kế toán

Kế hoạch kiểm tra công tác CSVC, kế toán được xây dựng đồng thời với kế hoạch công tác CSVC, kế toán. Đối với công tác CSVC, kế toán, cần lưu ý về thời gian kiểm tra; do đặc thù hoạt động của nhà trường tính theo năm học, còn hoạt động của kế toán được tính theo năm hành chính.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác CSVC, kế toán


Quyết định phân công, kế hoạch kiểm tra công tác CSVC, kế toán được triển khai trong buổi họp Hội đồng Sư phạm đầu năm. Các thành viên liên quan đến công tác này được tập huấn về nghiệp vụ.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác CSVC, kế toán Đối tượng kiểm tra, giám sát: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng văn phòng.

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá dựa trên văn bản quy phạm của Bộ tài chính,

1.4.3.4. Quản lý hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh

Kế hoạch kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh được xây dựng vào đầu năm học. Trong đó, kế hoạch thể hiện đầy đủ các nguồn lực, thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học

sinh

Quyết định phân công, kế hoạch kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh

được triển khai trong buổi họp Hội đồng Sư phạm đầu năm học. Thành viên ban kiểm tra được tập huấn về nghiệp vụ và được cung cấp điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá học sinh Đối tượng kiểm tra, đánh giá: tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, giáo vụ.

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá được xây dựng dựa trên các văn bản pháp quy: thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/20111 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh; Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/20111 ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; thông tư 08/TT ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông; các văn bản hướng dẫn kiểm tra học kỳ từng năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.4.4. Phương tiện quản lý của Hiệu trưởng đối với với hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT‌

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023