Kiểm Tra Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

Đối với khách hàng mới: Sau khi khách hàng yêu cầu được kiểm toán (có thể tiếp nhận yêu cầu của khách hàng qua: điện thoại, fax, thư mời, gặp trực tiếp), công ty SVC sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khảo sát tình hình hoạt động của công ty và khảo sát sơ bộ BCTC. Trong mọi trường hợp, yêu cầu của khách hàng sẽ được báo cáo trực tiếp cho Giám Đốc hoặc Phó Giám đốc để được xem xét và phân công người đi khảo sát theo yêu cầu cụ thể khách hàng. Kết quả khảo sát phải được ghi chép rò ràng, đánh giá về mức độ phức tạp của hồ sơ, thời gian nhân sự dự kiến sẽ thực hiện. Trong trường hợp xét thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người đi khảo sát có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu rò lý do trong báo cáo khảo sát. Kết quả khảo sát được trình cho Giám đốc xem xét và ký duyệt.

Đối với khách hàng cũ: Trước khi tiến hành kiểm toán thì KTV phải cập nhật thông tin đánh giá lại khách hàng cũ, để phát hiện những vấn đề mới nhằm đưa ra ý kiến tiếp tục kiểm toán hay ngưng kiểm toán đối với khách hàng.

b) Gửi thư báo giá


- Đối với khách hàng mới: Thư báo giá cần đảm bảo nội dung sau:


+ Tóm lược lại yêu cầu của khách hàng.


+ Phạm vi công việc, phương pháp làm việc, những giới hạn (nếu có).


+ Các loại báo cáo sẽ gởi đến khách hàng.


+ Giá phí đề nghị.


- Đối với khách hàng thường xuyên: Ngay sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm trước, căn cứ vào công việc thực tế đã thực hiện năm trước và dự đoán năm nay, KTV lập báo cáo trình Giám đốc, nêu rò những thay đổi khối lượng công việc, mức độ phức tạp…so với năm trước, đề nghị giá phí và các vấn đề khác có liên quan.

c) Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán


Hồi báo của khách hàng có thể bằng văn thư hoặc bằng điện thoại. Mọi trường hợp hồi báo đều phải báo cáo trực tiếp cho Giám đốc.

Khi khách hàng đồng ý kiểm toán. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp căn cứ vào thư báo giá và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc tiến hành lập hợp đồng theo mẫu thống nhất của công ty và gửi khách hàng ký.

d) Tổ chức nhóm kiểm toán


Giám đốc sẽ phân công hợp đồng cụ thể cho từng nhóm trong công ty theo nguyên tắc quan tâm đến việc phục vụ khách hàng liên tục để có thể rút ngắn thời gian thực hiện, nhưng đồng thời cũng có chính sách luân chuyển KTV để trách việc quá quen thuộc dẫn đến kiểm tra theo lối mòn hoặc mất đi tính khách quan, độc lập.

Trưởng phòng: kiểm tra kế hoạch kiểm toán, giám sát và điều hành công việc kiểm toán, kiểm tra hồ sơ kiểm toán và bản dự thảo BCTC đã kiểm toán.

Nhóm thực hiện kiểm toán trực tiếp: kiểm toán viên chính phải có quyết định phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm khi thực hiện hợp đồng, KTV và trợ lý kiểm toán. Sau đó báo cho Giám đốc các quyết định phân công để theo dòi, chỉ đạo khi cần thiết.

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, phức tạp phải bổ sung thêm các công việc giấy tờ làm việc cần thu thập, những vấn đề cần chú ý vào chương trình kiểm toán mẫu của công ty cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng khách hàng.

a) Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh


Sau khi trở thành KTV cho đơn vị khách hàng, công ty SVC sẽ cử KTV tìm hiểu thu thập các thông tin về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị cụ thể như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán đang áp dụng và các quy định pháp lý có liên quan khác. Từ những thông tin trên KTV tiến hành đánh giá các ước tính kế toán, xét đoán về sự phù hợp của các chính sách kế toán, đánh giá sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán.

Thu thập về tình hình kinh doanh của khách hàng


KTV sẽ tiến hành thu thập mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và khoản mục doanh thu nói riêng:

- Điều lệ công ty và giấy phép thành lập;


- Các báo cáo tài chính năm kiểm toán của đơn vị;


- Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;


- Các quyết toán thuế hàng năm, đặc biệt là quyết toán thuế trước năm kiểm toán;

- Tham khảo báo cáo kiểm toán các năm trước (nếu có).


- Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng;


- Các nội quy, chính sách của khách hàng và các tài liệu khác liên quan.


Tham quan đơn vị: Những vấn đề ghi nhận được khi quan sát giúp KTV đánh giá sơ bộ về kiểm soát nội bộ và giúp cho kiểm toán viên phân tích và xác định các trọng tâm kiểm toán.

Phỏng vấn: Để tìm hiểu về phương diện chuyên môn, KTV sẽ trực tiếp gặp và trao đổi về hoạt động của đơn vị được kiểm toán với những cán bộ chủ chốt và từ đó đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên đơn vị.

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính : Phân tích là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển. Do rất hiệu quả nên thủ tục này được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán.

b) Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán


Dựa trên những thông tin được thu thập và dựa vào kinh nghiệm, kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu bao gồm:

Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm:


• Rủi ro tiềm tàng (IR)


• Rủi ro kiểm soát (CR)


• Rủi ro phát hiện (DR)

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:


AR =IR x CR x DR hoặc DR = AR / (IR x CR)


Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát theo mô hình sau:


Bảng 2.1: BẢNG MA TRẬN RỦI RO PHÁT HIỆN


Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng


Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát


Cao

Trung Bình

Thấp

Cao

Tối thiểu

Thấp

Trung bình

Trung Bình

Thấp

Trung Bình

Cao

Thấp

Trung Bình

Cao

Tối đa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt - 4

(Nguồn: Công ty kiểm toán SVC)

Xác lập mức trọng yếu:

Những sai lệch trong BCTC chỉ được xem là trọng yếu khi có sự ảnh hưởng quan trọng đối với BCTC và quyết định của người sử dụng BCTC. Trình tự xác định mức trọng yếu như sau:

Bước 1: Lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu. Bước 2: Xác định tỷ lệ tính mức trọng yếu.

Bước 3: Tính mức trọng yếu tổng thể (PM).

Bước 4: Mức trọng yếu thực hiện từ 50% -> 75% PM

Bước 5: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 0%-4% mức trọng yếu thực hiện.

Bảng 2.2: BẢNG ƯỚC TÍNH PM


PM = 5% - 10% Lợi nhuận trước thuế

Áp dụng cho các DN có kết quả kinh doanh ổn định.

PM = 0,5% - 3% Doanh thu


Áp dụng cho các DN có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận không ổn định, lỗ lũy kế lớn (DN mới đi vào hoạt đông).

PM = 2% Tổng tài sản hoặc Vốn chủ sở hữu

Áp dụng cho các DN có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định hoặc DN sản xuất.



2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

٭Thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng


Tùy theo loại khách hàng, kiểm toán viên chính, Trưởng phòng kiểm toán hoặc Ban Giám đốc sẽ có buổi họp đầu tiên với Ban Giám đốc của khách hàng để nêu rò phương pháp làm việc và các vấn đề yêu cầu hỗ trợ từ phía khách hàng. Kiểm toán viên chính có trách nhiệm phân công và giám sát toàn bộ công việc của nhóm KTV theo kế hoạch kiểm toán đã được duyệt.

2.2.2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục doanh thu giúp KTV hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị liên quan đến quá trình ghi nhận doanh thu, việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản doanh thu, hiểu biết hệ thống kế toán mà đơn vị áp dụng để tính các khoản doanh thu. KTV có thể sử dụng bảng tường thuật, lưu đồ hay bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào KTV, có thể kết hợp các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao.

2.2.2.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán

KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán phù hợp với chu trình kiểm toán các khoản doanh thu như là các tài liệu, văn bản, sổ sách chứng từ có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, hóa đơn, …nhằm tăng độ tin cậy của BCTC.


2.2.2.3 Lựa chọn các phần tử thử nghiệm

- Sau khi đã thu thập được những bằng chứng kiểm toán có liên quan đến quy trình kiểm toán. KTV bắt đầu chọn mẫu cho các thử nghiệm.

- Tỷ lệ chọn mẫu các chứng từ là chọn ngẫu nhiên các chứng từ bất thường dựa theo sự xét đoán và hiểu biết của KTV.

2.2.2.4 Thực hiện các thử nghiệm

a) Thử nghiệm kiểm soát


- Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng


+ Xem xét các chứng từ có liên quan để kiểm tra sự phê duyệt có đúng nguyên tắc hay không. Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, từng hóa đơn so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được xét duyệt tại mọi thời điểm. Thử nghiệm này nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu.

+ Kiểm tra đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng (chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày giao hàng, chữ ký, người xét duyệt…) nhầm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra.

+ Sau khi kiểm tra về tính chính xác, KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Nhằm thu thập bằng chứng về hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán.

+ KTV cần chú ý các thủ tục kiểm soát đối với các khoản hàng ký gửi vì chúng có thể được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Ngoài ra, KTV còn cần tìm hiểu chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu của đơn vị, vì một chính sách rò ràng sẽ là biểu hiện của kiểm soát nội bộ vững mạnh. KTV có thể xem xét sổ sách có liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này.

- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay và bán chịu bằng cách lần theo số tổng cộng hàng tháng từ nhật ký thu tiền đến tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tài khoản phải thu khách hàng.

b) Thử nghiệm cơ bản


- Áp dụng các thủ tục phân tích:


+ So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét và giải thích những biến động bất thường.

+ Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và xem xét các trường hợp bất thường.

+ Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng bán và giá vốn hàng bán). Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.

+ So sánh doanh thu của kỳ này so với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân.

- Áp dụng thử nghiệm chi tiết:


+ Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép. Mục tiêu: phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt được điều này bằng các thủ tục sau:

Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…

Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với các khoản được thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra. Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

+ Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng. Mục tiêu của thủ tục này là phát hiện các nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép trên sổ kế toán. KTV sẽ xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép trên nhật ký bán hàng. Còn việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng. Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như: thẻ kho, sổ theo dòi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ… và dựa vào đó để xác minh.

+ Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo các nghiệp vụ được tính giá đúng. Thông thường, KTV thường kiểm tra những nội dung sau của hóa đơn:

Đối chiếu với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…để xác định về chủng loại và hàng hóa tiêu thụ.

Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng,…để xác định đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Kiểm tra lại các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.

Kiểm tra việc tính toán và ký duyệt trên hóa đơn. Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt nam.

Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.

Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều niên độ, doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu được ghi nhận theo tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành.

+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép hay trình bày sai doanh thu. KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa: doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản doanh thu hoạt động tài chính như các khoản lãi phát sinh do bán trả góp,…

+ Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng. Thử nghiệm này giúp KTV phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau, ngược lại.

+ Đối với mỗi HĐTC, trước hết KTV cần kiểm tra về thời điểm ghi nhận DT xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Xác định các loại HĐTC của đơn vị trong kỳ có khả năng mang lại doanh thu.

+ Đối với các khoản thu có tính chất định kỳ KTV cần lập bảng kê doanh thu từng tháng để phát hiện những khoản chưa được ghi chép. Thủ tục này thỏa mãn mục tiêu đầy đủ của doanh thu hoạt động tài chính.

2.2.2.5 Lập hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ làm việc sẽ tổ chức theo hệ thống chữ cái, gồm hai phần đề cập đến những vấn đề chung và các phần kiểm toán chi tiết các khoản mục. Đối với khoản mục doanh thu, KTV sẽ ghi nhận tại hồ sơ phần G110– Các khoản doanh thu.

2.2.3 Hoàn thành kiểm toán

Hoàn tất hồ sơ tại văn phòng công ty

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí