Nghiệp Vụ Của Đội Ngũ Làm Nhiệm Vụ Kiểm Tra Nội Bộ Ở Các Trường Thcs

TT

Nội dung

Rất

đồng ý

Đồng

ý

Không

đồng ý


- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dự

giờ thăm lớp, hội giảng, chuyên đề.

81

32

12

Tỷ lệ (%)

64.8

25.6

9.6

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và công tác bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.


88


28


9

Tỷ lệ (%)

70.4

22.4

7.2

- Kiểm tra HĐSP giáo viên

89

36

0

Tỷ lệ (%)

71.2

28.8

0

Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH.

- Kiểm tra việc đảm bảo tiêu chuẩn về phòng

học và các trang thiết bị trong phòng học.

47

64

14

Tỷ lệ (%)

37.6

51.2

11.2

- Kiểm tra cảnh quan sư phạm của trường

47

69

9

Tỷ lệ (%)

37.6

55.2

7.2

-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản hợp lý

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

58

63

4

Tỷ lệ (%)

46.4

50.4

3.2


5

Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng

- Tự kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch

81

44

0

Tỷ lệ (%)

64.8

35.2

0

- Tự kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự

của đơn vị

68

51

6

Tỷ lệ (%)

54.4

40.8

4.8

- Tự kiểm tra công tác chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý trong

nhà trường


77


45


3

Tỷ lệ (%)

61.6

36

2.4

- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá: về nề

lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của.


68


48


9

Tỷ lệ (%)

54.4

38.4

7.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 8

TT

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Trên cơ sở phân tích cho thấy:

+ Về thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường học: Với tỷ lệ 85,6% số người xác định đúng, còn 14,4% số người chưa xác định đúng thẩm quyền KTNB của Hiệu trưởng đã cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên nắm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục trong nhà trường, xác định đúng thẩm quyền KTNB trường học thuộc về Hiệu trưởng. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận CBQL, giáo viên xác định sai thẩm quyền KTNB (cho rằng thẩm quyền này thuộc về cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý giáo dục cấp trên). Số đối tượng xác định chưa đúng thẩm quyền KTNB phần lớn là giáo viên.

+ Về mục đích kiểm tra nội bộ trường học có 60% số người được hỏi xác định đúng mục đích của kiểm tra nội bộ; số đối tượng còn lại xác định chưa đầy đủ, phiến diện mục đích KTNB (cho rằng KTNB chủ yếu nhằm chỉ để hoàn thành qui định số lượng giáo viên phải kiểm tra trong một năm học để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học đó; hoặc cho rằng mục đích của KTNB là nhằm phát hiện, kết luận, xử lý kỷ luật người vi phạm qui chế chuyên môn). Chính nhận thức chưa đúng về mục đích KTNB của CBQL dẫn đến việc tổ chức triển khai hoạt động KTNB thiếu tính toàn diện, nhận thức chưa đúng của đối tượng kiểm tra về mục đích KTNB sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai tính chất của các cuộc kiểm tra từ đó dẫn đến thái độ không tự giác, đối phó khi tiếp nhận các quyết định kiểm tra.

+ Về đối tượng kiểm tra nội bộ: 44,6% số người được hỏi xác định đầy đủ đối tượng KTNB, còn 4,8% số người được hỏi đối tượng KTNB là những những đối tượng có biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn hoặc các quy định khác của cơ quan; một số khác xác định đối tượng chưa đầy đủ. Việc quan niệm chỉ những đối tượng có biểu hiện vi phạm mới là đối tượng của kiểm tra là điều rất nguy hiểm vì nó tạo cho đối tượng kiểm tra quan niệm mình đang thuộc diện có biểu hiện vi phạm trong đơn vị nên mới bị kiểm tra, từ đó tiếp nhận các nội dung kiểm tra với thái độ thiếu hợp tác, đôi khi có những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến kết quả kiểm tra.

+ Về nội dung kiểm tra nội bộ trường học: trên 90% số người được hỏi đều cơ bản nắm vững các nội dung của kiểm tra nội bộ, dù ở mức độ quan trọng khác nhau nhưng đại đa số CBQL và giáo viên đều cho rằng công tác KTBB cần phải tiến hành một cách toàn diện trên cả 5 mặt hoạt động: Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập GDTHCS; quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ; chất lượng giảng day, giáo dục của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh là kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác trong nhà trường, qua đó cho thấy phần lớn CBQL, giáo viên đã nhận thức đúng được mỗi quan hệ mật thiết của các hoạt động quản lý trong nhà trường nhằm mục tiêu hướng tới mục tiêu giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó cũng còn một số ít CBQL, giáo viên cho rằng một số nội dung kiểm tra là không quan trọng, điều này cho thấy nhận thức của một số CBQL, giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động này trong nhà trường chưa đầy đủ, tình trạng này dẫn đến việc thực hiện các nội dung này nặng tính hình thức, không có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường vì vậy trong hoạt động KTNB không cần thiết phải thực hiện các nội dung kiểm tra này.

+ Thông qua tập hợp báo cáo hàng năm của phòng Giáo dục và đào tạo cũng như qua kiểm tra hệ thống hồ sơ KTNB của các trường THCS trong huyện cho thấy, hiệu trưởng các trường chủ yếu tập trung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn, việc quản lý, sử dụng, bảo quản tài chính, tài sản, CSVC và thiết bị dạy học. Tuy nhiên Hiệu trưởng chưa chú trọng việc tự kiểm tra của công tác quản lý để tự đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý nhắm điều chỉnh hoạt động quản lý của chính hiệu trưởng.

Những nhận thức chưa đầy đủ kể trên của một số CBQL, giáo viên các trường THCS trong huyện Hưng Hà có nguyên nhân trước hết từ nhận thức hạn chế về hoạt động KTNB của chính các chủ thể quản lý hoạt động KTNB. Nhận thức chưa đúng của Hiệu trưởng dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện công tác KTNC không đảm bảo tính toàn diện, một số mặt hoạt động bị coi nhẹ yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Từ đó kéo theo nhận thức không đúng về KTNB của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng về hoạt động KTNB và chuyên môn nghiệp vụ của công tác KTNB từ cơ quan quản lý các cấp đến các cơ sở giáo dục chưa thường xuyên, đầy đủ.

2.3.1.2. Nghiệp vụ của đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ ở các trường THCS

Bảng 2.7: Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ KTNB

TT

Nội dung

Rất tốt

Tỷ lệ (%)

Tốt

Tỷ lệ (%)

Chưa tốt

Tỷ lệ (%)

1

Phẩm chất đạo đức

98

78.4

27

21.6

0

0

2

Trình độ chuyên môn

98

78.4

27

21.6

0

0

3

Năng lực kiểm tra

42

33.6

37

29.6

21

16.8

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)


Bảng thống kê khảo sát trên cho thấy 100% cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ KTNB trường học được đánh giá có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn vững vàng (tuyệt đại đa số giáo viên được lựa chọn làm nhiệm vụ KTNB trường học đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đều đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên, có kinh nghiệm, thâm niên trong giảng dạy). Tuy nhiên phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn không tỷ lệ với trình độ nghiệp vụ kiểm tra. Một giáo viên có thể dạy rất giỏi nhưng khi đi dự giờ, kiểm tra chuyên môn của một giáo viên khác thì lại lúng túng trong việc đánh giá, nhất là tư vấn, thúc đẩy cho đối tượng được kiểm tra trong và sau quá trình kiểm tra. Kết quả khảo sát trên đã cho thấy điều này, có tới trên 16,8% số người được hỏi khẳng định nghiệp vụ của những người làm nhiệm vụ KTNB ở nhà trường chưa tốt.

Hiện nay các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đều thành lập tổ kiểm tra nội bộ với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động KTNB nhà trường theo mục đích, yêu cầu và các nội dung của KTNB trường THCS. Lực lượng làm nhiệm vụ KTNB các trường chủ yếu được lựa chọn từ các giáo viên có trình độ chuyên môn vững trong trường, các bộ phận chuyên môn khác: tài chính, thư viện, đoàn đội,… Tuy nhiên về nghiệp vụ kiểm tra thì hầu hết, họ chưa chưa được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng bài bản chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, do đó trong qua trình thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra họ còn gặp rất nhiều khó khăn, từ việc thực hiện quy trình, cách thức kiểm tra, các nội dung cần đánh giá đến các nội dung cần tư vấn thúc đẩy. Chính vì vậy nên khi được giao nhiệm vụ kiểm tra, họ chủ yếu chỉ chú trọng đến việc dự giờ và kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên (cách đánh giá giờ dạy và việc thực hiện quy chế chuyên môn cơ cơ bản đã được lượng hóa bằng các phiếu đánh giá với hệ thống các tiêu chí cụ thể, chi tiết - do Bộ GD-ĐT ban hành). Việc chưa được tiếp cận và bồi dưỡng một cách bài bản nghiệp vụ kiểm tra nên họ chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá xem đối tượng được kiểm tra có hoạt động theo đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, tư vấn cần thiết; chưa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, còn nảy sinh tình trạng xuê xoa, cả nể, rút kinh nghiệm chung chung do ngại va chạm; khâu đánh giá trong kiểm tra cũng bị xem nhẹ: việc xác định chuẩn chưa đúng (thường là hạ thấp chuẩn); việc so sánh thực trạng với chuẩn còn nhiều bất cập. Nội dung tư vấn, thúc đẩy cho đối tượng được kiểm tra còn hạn chế.

Điều này được thể hiện cụ thể ở kết quả so sánh việc đánh giá, xếp loại kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên do Phòng giáo dục và đào tạo đánh giá và nhà trường đánh giá (Bảng 2.8)

Bảng 2.8. Bảng so sánh kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của GV cấp THCS do Phòng giáo dục & đào tạo và các trường thực hiện


Năm học


Đơn vị đánh giá

Xếp loại hoạt động sư phạm của giáo viên

Xuất sắc

(tỷ lệ %)

Khá

(tỷ lệ %)

Đạt yêu cầu

(tỷ lệ %)

Không đạt yêu cầu

(tỷ lệ %)


2010-2011

Phòng

GD&ĐT

68.53

30.59

0.88

0.00

Trường

87.5

12.5

0.00

0.00


2011-2012

Phòng

GD&ĐT

70.11

29.33

0.56

0.00

Trường

86.17

13.83

0.00

0.00


2012-2013

Phòng

GD&ĐT

74.87

24.12

1.01

0.00

Trường

88.51

11.49

0.00

0.00


2013-2014

Phòng

GD&ĐT

76.77

33.23

0.00

0.00

Trường

87.75

12.25

0.00

0.00

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)

Đối với cán bộ quản lý, với tư cách là chủ thể quản lý hoạt động KTNB, tuy nhiên họ cũng chư thực sự được tiếp cận đầy đủ với hệ thống lý luận và nghiệp vụ KTNB trường học nên bản thân họ cũng còn lúng túng và gặp không ít khó khăn khi xác định các nội dung KTNB và chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung KTNB nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm, còn thiếu cơ sở khoa học.

Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ các hoạt động quản lý, trong đó có quản lý hoạt động KTNB trường học. Để làm được điều này đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên, môn, nghiệp vụ KTNB cho những người làm nhiệm vụ kiểm tra trong mỗi nhà trường.

2.3.1.3. Quản lý hoạt động KTNB ở các trường Trung học cơ sở

- Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã có nhiều đổi mới, và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nói riêng, của toàn cấp học THCS trong huyện nói chung, tuy nhiên hoạt động KTNB ở các trường THCS vẫn còn một số tồn tại, đó là: Hoạt động KTNB chưa đảm bảo tính toàn diện, mới chú trọng đến hoạt động sư phạm của nhà giáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; hoạt động kiểm tra chưa diễn ra một cách thường xuyên trong năm học mà thường gắn với các hoạt động thi đua cao điểm và chuẩn bị kết thúc học kỳ và kết thúc năm học. Một số lĩnh vực quản lý chưa được quan tâm đúng mức trong công tác kiểm tra nội bộ:

+ Quản lý hoạt động kiểm tra về bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên: Trong hoạt động kiểm trra, một số hiệu trưởng chưa chú trọng kiểm tra chất lượng, năng lực đội ngũ nên chưa đánh giá đúng thực chất về phẩm chất, năng lực đội ngũ, kết quả kiểm tra không giúp cho việc quản lý, sự dụng đội ngũ có hiệu quả (phân công chuyên môn, lao động cho cán bộ, giáo viên chưa hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân trong tập thể). Chưa kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong tư tưởng của đội ngũ dễ dẫn đến các biểu hiện thiếu thống nhất, mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ, làm suy giảm sức mạnh của cả tập thể sư phạm nhà trường.

+ Quản lý hoạt động kiểm tra hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm: kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn (hồ sơ chuyên môn); Kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên (dự giờ thăm lớp); kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên thông qua chất lượng học tập của học sinh. Với việc quản lý hoạt động kiểm tra này, một số hiệu trường mới chỉ chú trọng đến việc dự giờ và kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên chủ yếu dựa trên kết

Ngày đăng: 27/02/2023