hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp được NSĐP hỗ trợ kinh phí hoạt động được xác định bằng dự toán năm trước gắn với kế hoạch tinh giản bộ máy và giảm biên chế.
Lập dự toán chi ĐTPT:
- Dự toán chi ĐTPT NSĐP của tỉnh phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH hàng năm và 5 năm của tỉnh, tuân thủ Luật Đầu tư công và hướng dẫn các chương trình ưu tiên của trung ương.
- Dự toán chi ĐTPT NSĐP chi tiết theo các lĩnh vực phù hợp với quy định của Luật NSNN và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên. Các địa phương được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư, phải lập dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu này và tổng hợp trong dự toán chi ĐTPT của NSĐP và phải lập báo cáo riêng giải trình cụ thể về nguồn thu và nhu cầu chi đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất gửi Bộ Tài chính.
- Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng tín dụng chính sách của Nhà nước, bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, căn cứ vào quy định của cấp có thẩm quyền, tình hình thực hiện năm trước và dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ năm dự toán để xây dựng dự toán chi theo quy định.
1.2.4.3. Tổ chức chấp hành chi ngân sách địa phương
Thực chất của quản lý việc chấp hành dự toán chi NSĐP là quản lý quá trình sử dụng kinh phí theo dự toán được giao. Mục đích của quản lý việc chấp hành dự toán chi NSĐP là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí để bộ máy nhà nước chính quyền địa phương thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với dự toán chi ngân sách và các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Quản lý chấp hành dự toán chi NSĐP có nhiệm vụ kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chi NSĐP nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoặc quyết định có hay không tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đó.
Một là, yêu cầu quản lý chấp hành dự toán chi NSĐP.
Thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí theo đúng quy định hiện hành về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi; kiểm soát tính hiệu quả của các chế độ
chính sách, các định mức chi nhằm xóa bỏ, sửa đổi những chế độ chính sách và định mức chi không còn phù hợp; đảm bảo hệ thống định mức chi và các chế độ chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bảo đảm việc quản lý, sử dụng và cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt. Căn cứ dự toán được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách phải lập kế hoạch chi tiêu cụ thể trong năm, có tính đến thứ tự ưu tiên đối với những khoản chi cấp bách, những nhiệm vụ chi quan; thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua KBNN.
Hai là, nội dung quản lý chấp hành dự toán chi NSĐP.
Phân bổ, giao dự toán chi NSĐP là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phân bổ, giao dự toán chi NSĐP năm kế hoạch đến từng ngành, từng cơ quan, đơn vị dự toán thuộc NSĐP.
Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu: Cân đối thu, chi theo thời gian, khoản, mục; minh bạch, rõ ràng; đúng chế độ chính sách và tiêu chuẩn định mức phân bổ, định mức chi tiêu ngân sách hiện hành.
Quy trình phân bổ, giao dự toán chi NSĐP của tỉnh được thực hiện như sau:
- Căn cứ dự toán thu, chi NSĐP do Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tài chính và Sở KH&ĐT dự kiến phương án phân bổ báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định phương án phân bổ dự toán chi NSĐP chậm nhất vào cuối năm năm trước năm kế hoạch và bảo đảm đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhận được dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao chậm nhất trước ngày 31/12 năm trước năm kế hoạch.
- Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT trình UBND tỉnh ban hành Quyết định giao dự toán chi NSĐP cho chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp và các đơn vị dự toán thuộc NSĐP cấp tỉnh; số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSĐP cấp tỉnh cho NSĐP của chính quyền cấp dưới trực tiếp.
- Riêng đối với dự toán cấp I thuộc NSĐP cấp tỉnh, sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, đơn vị phải phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc: Tổng hợp dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi. Phương án phân bổ của các cơ quan,
đơn vị dự toán cấp I phải gửi Sở Tài chính thẩm định tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách phù hợp với nội dung, tổng dự toán do UBND tỉnh giao và tuân thủ chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn phân bổ chi ngân sách. Sau khi thống nhất với Sở Tài chính về phương án phân bổ thì thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I ra quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dung ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính, KBNN tỉnh làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Quản lý chấp hành dự toán NSĐP:
- Cơ quan quản lý chi NSĐP quản lý việc cấp phát kinh phí ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Các đơn vị sử dụng ngân sách phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hồ sơ rút kinh phí từ KBNN theo quy định của Luật NSNN. Cơ quan quản lý chi NSĐP có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định Luật NSNN. Đơn vị bị từ chối chi, nếu không thống nhất với quyết định của cơ quan quản lý chi NSĐP, thì có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan quản lý chi NSĐP cấp trên để xem xét xử lý.
- Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi. Chi NSĐP thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thực hiện các thủ tục thanh toán với KBNN.
- Quản lý các nhiệm vụ chi đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi ĐTPT khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Trong quá trình chấp hành dự toán chi ĐTPT, đơn vị sử dụng ngân sách có thể được tạm ứng vốn khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật NSNN và phải thu hồi tạm ứng ngay khi có đủ điều kiện chi theo quy định.
Trường hợp thiếu hụt tạm thời quỹ NSĐP, UBND tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác để chi và phải
hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp sau khi tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác mà vẫn thiếu nguồn, UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Trung ương hoặc tạm ứng NSTW và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được HĐND tỉnh quyết định, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi, thông báo cho các đơn vị dự toán ngân sách và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Kết thúc năm ngân sách, trường hợp có số dư do tiết kiệm chi NSĐP, Sở Tài chính trình UBND tỉnh để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh quyết định phân bổ, sử dụng số tiết kiệm chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN.
1.2.4.4. Kế toán và quyết toán chi ngân sách địa phương
Các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn, kinh phí NSNN và quản lý các khoản thu chi tài chính bao gồm đơn vị SDNS, KBNN tỉnh, Sở Tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi NSĐP theo quy định. Kế toán và quyết toán NSĐP phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện về nội dung, hình thức, biểu mẫu của báo cáo quyết toán.
Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm), các đơn vị dự toán ngân sách thuộc NSĐP thực hiện khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính; KBNN tỉnh lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách gửi cơ quan tài chính.
Khóa sổ kế toán, quyết toán NSĐP hàng năm phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ những trường hợp được chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau theo quy định.
- Trong thời gian chỉnh lý quyết toán chỉ thực hiện thu hồi tạm ứng đối với các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chuyển từ tạm ứng sang thực chi; thanh toán các khoản chi đã có chứng từ trước ngày 31/12 và hạch toán vào chi ngân sách năm trước. Không được tiếp tục thanh toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán,
trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật như thanh toán cho bồi thường giải phóng mặt bằng…
- Các khoản CTX đã tạm ứng kinh phí trong dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đến hết ngày 31/12 chưa có đủ thủ tục thanh toán thì được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì phải báo cáo UBND đề nghị cho phép chuyển số tạm ứng sang năm sau. Nếu không được sự đồng ý của UBND thì KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thông báo cho cơ quan chính biết để có biện pháp xử lý.
1.2.4.5. Kiểm soát, kiểm toán, thanh tra chi ngân sách địa phương Thứ nhất, kiểm soát nội bộ chi NSĐP.
Kiểm soát nội bộ chi ngân sách là các hoạt động do nhân viên quản lý tài chính của đơn vị thực hiện nhằm đảm bảo đơn vị đó sử dụng ngân sách đúng chế độ, chính sách. Có nhiều hình thức kiểm soát nội bộ như: kiểm soát trực tiếp quá trình sử dụng ngân sách thông qua hệ thống kế toán, kiểm tra trực tiếp việc sử dụng; sử dụng kỹ thuật kiểm soát rủi ro trên cơ sở đánh giá các rủi ro mà đơn vị gặp phải, sau đó, lựa chọn các chính sách và thủ tục thích hợp để kiểm soát những rủi ro này một các hiệu quả với chi phí hợp lý.
Để đảm bảo hiệu quả, hệ thống kiểm soát nội bộ cần nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía lãnh đạo đơn vị. Các chính sách và quy trình phải được tuân thủ nhất quán trong toàn bộ tổ chức. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ phát hiện các vi phạm, lãnh đạo đơn vị cần có các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế tổn thất.
Thứ hai, kiểm soát chi ngân sách của KBNN.
Các đơn vị sử dụng NSĐP và các tổ chức được NSĐP hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do UBND giao phải mở tài khoản tại KBNN tỉnh để giao dịch, thanh toán, đồng thời chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi ngân sách được kiểm soát trước, trong và sau cấp phát thanh toán.
Đối với các khoản chi cấp bằng lệnh chi tiền, KBNN tỉnh kiểm soát nội dung theo Lệnh chi tiền và thực hiện xuất quỹ NSĐP để chi trả cho đối tượng được hưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Đối với các khoản CTX theo hình thức rút dự toán, KBNN thực hiện kiểm soát căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ pháp lý và chứng từ có liên quan đến khoản chi đó. Nếu đủ điều kiện chi, KBNN thanh toán theo đề nghị của đơn vị dự toán. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện để thanh toán, KBNN tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với KBNN theo đúng nội dung tạm ứng và thời hạn quy định.
Chi đầu tư XDCB, kiểm soát chi được thực hiện theo quy định về quản lý vốn đầu tư từ NSNN theo nguyên tắc chỉ thanh toán đối với những công trình, dự án đã đủ điều kiện thanh toán. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm không vượt kế hoạch vốn bố trí dự án trong mỗi năm; số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu, tổng dự toán của dự án. Việc kiểm soát, thanh toán được thực hiện trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình.
Thứ ba, kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ là một phần của cơ cấu kiểm soát của tổ chức. Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra các đơn vị ở cấp thấp hơn theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Một trong những chức năng quan trọng nhất của kiểm toán nội bộ là kiểm tra bản thân việc kiểm soát quản lý và hỗ trợ quản lý trong việc đánh giá các rủi ro cũng như tăng cường kiểm soát chi phí.
Hoạt động kiểm toán độc lập do các tổ chức độc lập tiến hành. Các tổ chức kiểm toán độc lập có thể tiến hành một số loại kiểm toán, bao gồm hậu kiểm, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động.
Thứ tư, thanh tra tài chính.
Thanh tra nhà nước của tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của ngân sách cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chi ngân sách, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đến việc chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách.
Thanh tra phải đánh giá được ưu, khuyết điểm của đối tượng bị thanh tra trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến tài chính, ngân sách; đánh giá những ưu, nhược điểm của các khâu trong chu trình ngân sách. Qua kiểm tra phải đề xuất những kiến nghị về chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, yếu kém. Kết quả kiểm tra cũng là căn cứ để sửa đổi, thay thế các chế độ, chính sách, định mức chi chưa phù hợp; ban hành chế độ, chính sách, những quy định về quản lý tài chính mới, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách. Khi quyết định thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ phạm vi, đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo về nội dung gây phiền hà đối tượng bị thanh tra.
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách địa phương
1.2.5.1. Các tiêu chí định lượng
Một là, độ tin cậy của chi NSĐP.
Độ tin cậy của NSĐP phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số và cơ cấu thực chi ngân sách so với dự toán ngân sách gốc, không tính dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh trong năm. Độ tin cậy của ngân sách bảo đảm cho ngân sách của chính phủ trở nên hữu ích cho việc thực hiện chính sách, ngân sách cần sát thực tế và được triển khai đúng như đã được thông qua.
Độ tin cậy của NSĐP được đánh giá bằng các tiêu chí sau:
- Tổng thực chi NSĐP.
Bảng 1.1. Mức chênh lệch tổng thực chi so với dự toán chi ngân sách gốc
DT ngân sách gốc | TH ngân sách | Chệnh lệch TH so với DT (%) | |
(1) | (2) | (3) | (4) = [(3)-(2)]/(2)×100% |
N | |||
N+1 | |||
N+2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Chi Ngân Sách Địa Phương Theo Chức Năng
- Đúng Chế Độ, Tiêu Chuẩn, Định Mức Chi Ngân Sách
- Tổ Chức Bộ Máy Và Phân Cấp Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương
- Các Nhân Tố Ảnh Hướng Đến Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Tỉnh Viêng Chăn
- Kết Quả Thực Hiện Chỉ Tiêu Xã Hội Tỉnh Viêng Chăn Giai Đoạn 2016 - 2020
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Nguồn số liệu: Dự toán và quyết toán chi ngân sách các năm N - N+2.
Tổng thực chi NSĐP đánh giá mức chênh lệch giữa tổng thực chi NSĐP so với tổng dự toán chi NSĐP gốc hàng năm, trong 3 năm ngân sách liên tiếp; nhưng loại trừ chi trả nợ, các khoản chi đưa vào các tài khoản chờ xử lý.
- Cơ cấu thực chi NSĐP.
Cơ cấu thực chi NSĐP đánh giá mức chênh lệch cơ cấu thực chi ngân sách so với dự toán chi ngân sách gốc hàng năm, trong 3 năm ngân sách liên tiếp. Những thành phần hay nội dung chính trong cơ cấu chi của dự toán và quyết toán chi ngân sách phải đảm bảo tính nhất quán. Tổng chi ngân sách gồm những thành phần hay nội dung chính chiếm tối thiểu 75% tổng dự toán chi ngân sách gốc hàng năm. Những thành phần hay nội dung chính trong cơ cấu chi ngân sách được xác định phân loại ngân sách theo lĩnh vực hay chức năng và phân loại theo nội dung kinh tế.
Nội dung chi ngân sách | DT | TH | DT điều chỉnh | Mức chênh lệch | Chệnh lệch cơ cấu chi TH so với DT (%) |
(1) | (2) | (3) | (4)=(2)×[∑(3)/∑(2)] | (5) =│(3)-(4)│ | (6) = ∑(5)/(4)×100% |
Tổng chi | |||||
Thành phần 1 | |||||
Thành phần 2 | |||||
--- |
Bảng 1.2. Mức chênh lệch cơ cấu thực chi so với dự toán ngân sách năm N
Nguồn số liệu: Dự toán và quyết toán chi ngân sách năm N Hai là, chấp hành quy trình ngân sách.
- Tỷ lệ số đơn vị lập dự toán đúng thời hạn trong tổng số các đơn vị dự toán.
- Tỷ lệ số đơn vị quyết toán chi ngân sách đúng nội dung và thời hạn quy định trên tổng số đơn vị dự toán.
Ba là, sai phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức, làm thất thoát ngân sách.
- Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi sai mục đích trên tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán CTX, chi ĐTPT.
- Tỷ lệ các đơn vị bị phát hiện chi không đúng định mức trên tổng số đơn vị