Năm học | Lớp | HS | Hạnh kiểm | Học lực | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||
2016 – 2017 | 50 | 2263 | 1588 | 540 | 118 | 17 | 167 | 902 | 1079 | 112 | 3 | |
Phan Đăng Lưu | 2014 – 2015 | 46 | 1820 | 1221 | 428 | 143 | 28 | 28 | 526 | 1037 | 277 | 8 |
2015 – 2016 | 46 | 1904 | 1544 | 275 | 82 | 3 | 129 | 968 | 730 | 77 | 0 | |
2016 – 2017 | 46 | 1979 | 1337 | 460 | 150 | 32 | 81 | 898 | 853 | 137 | 10 | |
Thanh Đa | 2014 – 2015 | 31 | 1191 | 615 | 379 | 172 | 25 | 42 | 415 | 510 | 206 | 0 |
2015 – 2016 | 31 | 1124 | 705 | 304 | 106 | 9 | 73 | 452 | 495 | 99 | 5 | |
2016 – 2017 | 31 | 1181 | 881 | 246 | 52 | 2 | 124 | 601 | 404 | 51 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Vai Trò Của Công Tác Kiểm Tra Nội Bộ Trường Học
- Các Phương Pháp Tác Động Trực Tiếp Đối Tượng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Nội Bộ Ở Trường Thpt
- Thống Kê Mô Tả Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Công Tác Tổ Chức Và Hành Chính Của Hoạt Động Kiểm Tra Nội Bộ Tại Trường Thpt
- Thực Trạng Phương Pháp Kiểm Tra Được Sử Dụng Trong Hoạt Động Kiểm Tra Hội Bộ Trường Thpt
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Công Tác Csvc, Kế Toán
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
(Số liệu do văn phòng các nhà trường cung cấp)
Qua kết quả giáo dục toàn diện của học sinh thu được từ bảng 2.2 cho thấy, chất lượng giáo dục của trường THPT Gia Định là tốt nhất (trung bình trong 4 năm học có tới 53,55% số học sinh có lực học đạt loại giỏi. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trường THPT Gia Định đạt kết quả cao nhất như: Trình độ, năng lực, trách nhiệm, sự nhiệt tình của giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý; công tác tuyển chọn đầu vào, công tác quản lý… Mặc dù, công tác tuyển chọn đầu vào là rất quan trọng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.1.3. Đặc điểm các trường Trung học phổ thông quận Bình Thạnh
* Ưu điểm
Quy mô trường lớp phát triển ổn định; cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Các nhà trường thực hiện đúng, đủ chương trình của Bộ GDĐT đề ra; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt sau mỗi năm.
Đặc biệt là chất lượng mũi nhọn đạt được của trường THPT Gia Định, trong những năm qua nhà trường có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực.
Số lượng học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn quận tăng nhanh, tính từ năm học 2012 – 2013 là 62,10% học sinh đỗ, đến năm 2015 – 2016 là 93,33% (tăng lên 31,23%). Trong đó, số lượng học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất là trường THPT Thanh Đa (80,84%) và cao nhất là trường THPT Gia Định (100%).
* Một số điểm còn tồn tại
Cơ sở vật chất tuy đủ để đáp ứng nhu cầu học chính khóa nhưng các trường THPT trên quận vẫn còn thiếu phòng học bộ môn, thiếu trang thiết bị dạy học so với số lượng học sinh, hoặc trang thiết bị dạy học có nhưng không đồng bộ, hoặc khả năng sử dụng hiệu quả không cao.
Kinh phí để đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa trên tất cả các nhà trường còn ít, dẫn đến tình trạng học sinh ít được tham quan thực tế, ít được thực hành, xa rời thực tiễn.
Chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT trên địa bàn quận đã được quan tâm, nhưng mức độ chưa đồng đều giữa các nhà trường và vẫn còn một số giáo viên trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nghề....
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm thu thập thông tin và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
(1) Tầm quan trọng của HĐ KTNB ở trường THPT;
(2) Thực trạng HĐ KTNB tại trường THPT, gồm các nội dung về: công tác tổ chức và hành chính, công tác phát triển đội ngũ, công tác CSVC và kế toán, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh;
(3) Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT;
(4) Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐ KTNB;
(5) Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý HĐ KTNB trường THPT.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện trên 102 cán bộ quản lý và 180 giáo viên thuộc 6/6 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh TP. HCM. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được mô tả ở các bảng 2.4 và 2.5.
Bảng 2.3. Thống kê số lượng phiếu khảo sát
Trường THPT | CBQL | GV/NV | |
1 | THPT Trần Văn Giàu | 17 | 30 |
2 | THPT Thanh Đa | 17 | 21 |
3 | THPT Phan Đăng Lưu | 17 | 30 |
4 | THPT Võ Thị Sáu | 17 | 35 |
5 | THPT Hoàng Hoa Thám | 17 | 29 |
6 | THPT Gia Định | 17 | 35 |
Tổng cộng | 102 | 180 |
Bảng 2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu của CBQL
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Chức vụ | Hiệu trưởng | 6 | 5,9 |
Phó Hiệu trưởng | 12 | 11,8 | |
Tổ trưởng | 84 | 82,3 | |
Trình độ chuyên môn | Tiến sĩ | 0 | 0,0 |
Thạc sĩ | 33 | 32,4 | |
Đại học | 69 | 67,6 | |
Dưới 10 năm | 39 | 38,2 |
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Thâm niên công tác trong ngành giáo dục | Từ 10-20 năm | 37 | 36,3 |
Trên 20 năm | 26 | 25,5 | |
Thâm niên đảm nhận công tác quản lý | Dưới 10 năm | 50 | 49,0 |
Từ 10-20 năm | 37 | 36,3 | |
Trên 20 năm | 15 | 14,7 | |
Đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý | Không | 39 | 38,2 |
Ngắn hạn | 50 | 49,0 | |
Dài hạn | 11 | 10,8 |
Bảng 2.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu của GV
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Tổ | Anh văn | 19 | 10,6 |
Công nghệ | 6 | 3,3 | |
Tin học | 14 | 7,8 | |
GDCD | 6 | 3,3 | |
GDQP | 4 | 2,2 | |
Hóa học | 23 | 12,8 | |
Sử Địa | 17 | 9,4 | |
Vật lý | 11 | 6,1 | |
Tổ văn phòng | 6 | 3,3 | |
Ngữ văn | 32 | 17,8 | |
Sinh - Công nghệ | 18 | 10,0 | |
Toán | 24 | 13,3 | |
Trình độ chuyên môn | Tiến sĩ | 1 | 0,6 |
Thạc sĩ | 40 | 22,2 | |
Đại học | 139 | 77,2 | |
Thâm niên công tác | Dưới 10 năm | 90 | 50,0 |
Từ 10-20 năm | 82 | 45,6 | |
Trên 20 năm | 8 | 4,4 |
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Đã tham gia các khóa bồi dưỡng công tác quản lý HĐ KTNB | Đã tham gia | 8 | 4,4 |
Đang tham gia | 8 | 4,4 | |
Chưa tham gia | 164 | 91,1 | |
Đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý | Không | 131 | 72,8 |
Ngắn hạn | 45 | 25,0 | |
Dài hạn | 4 | 2,2 |
2.2.4. Phương pháp khảo sát
2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phiếu thăm dò ý kiến CBQL, GV với các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi ngắn được chia thành 2 phần:
- Phần A. Thông tin cá nhân nhằm biết một số thông tin cần thiết về đối tượng được thăm dò ý kiến. Đối tượng được thăm dò ý kiến về trình độ chuyên môn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục, thâm niên đảm nhận công tác quản lý và đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý hay chưa.
- Phần B. Nội dung thăm dò ý kiến ở phiếu số 1, 2 về thực trạng HĐ KTNB và quản lý HĐ KTNB; phiếu số 3, 4 về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho HĐ KTNB trường THPT. (phụ lục 1, 2, 3, 4)
Số phiếu phát ra: 290, số phiếu thu về: 290 phiếu, số phiếu hợp lệ: 282 phiếu.
2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Bảng hỏi phỏng vấn dành cho CBQL có 7 câu hỏi ở phiếu số 5 (phụ lục 5) với nội dung:
- Từ câu 1 đến câu 3: tìm hiểu sâu hơn về thực trạng HĐ KTNB trường THPT.
- Câu 4, 6, 7: tìm hiểu sâu hơn về thực trạng công tác quản lý HĐ KTNB trường THPT.
- Câu 5: tìm hiểu thêm về biện pháp quản lý HĐ KTNB trường THPT.
Sau khi tiến hành phỏng vấn CBQL của từng trường, người nghiên cứu tiến hành xử lý và tổng hợp các nội dung dưới dạng số liệu thống kê.
2.2.4.4. Cách thức xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và phần mềm Microsoft Excel.
- Công thức tính khoảng trung bình
Khoảng cách trung bình = (5 – 1): 5 = 0.8 (câu 5 lựa chọn)
Khoảng cách trung bình = (4 – 1): 4 = 0.75 (câu 4 lựa chọn)
Khoảng cách trung bình = (3 – 1): 3 = 0.6 (câu 3 lựa chọn)
- Khoảng trung bình (câu 5 lựa chọn – mức độ thực hiện) Tốt: trên 4.6
Khá: từ 3.61 đến 4.5
Trung bình: từ 2.71 đến 3.6
Yếu: từ 1.81 đến 2.7 Không thực hiện: từ 1.0 đến 1.8
- Khoảng trung bình (câu 4 lựa chọn – mức độ ảnh hưởng/mức độ hài lòng) Rất nhiều/Rất hài lòng: trên 3.28
Nhiều/Hài lòng: từ 2.52 đến 3.27
Ít/Ít hài lòng: từ 1.76 đến 2.51 Không/Không hài lòng: từ 1.0 đến 1.75
- Khoảng trung bình (câu 3 lựa chọn – mức độ phân vân) Đồng ý: trên 2.2
Phân vân: từ 1.61 đến 2.2
Không đồng ý: từ 1.0 đến 1.6
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM
2.3.1. Nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên
0
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của 102 CBQL và 180 GV, NV tại 6 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh về HĐ KTNB như sau:
Giáo viên đánh giá
50.5
47.2
2.8
Rất quan trọng Quan trọng
Ít quan trọng
CBQL đánh giá
31.4
9.818.6
40.2
Không quan trọng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của HĐ KTNB ở trường THPT
Kết quả khảo sát CBQL cho thấy có 31,4% CBQL cho rằng HĐ KTNB trong nhà trường THPT đóng vai trò rất quan trọng, 9,8% CBQL cho rằng hoạt động này đóng vai trò quan trọng, 18,6% CBQL đánh giá hoạt động này ít quan trọng và còn lại 40,2% CBQL cho rằng HĐ KTNB không quan trọng. Kết quả này cho thấy trên 50% CBQL không đánh giá cao về tầm quan trọng của HĐ KTNB trong nhà trường. Kết quả khảo sát GV cho thấy nhận định của GV về tầm quan trọng của HĐ KTNB có sự khác biệt đáng kể so với CBQL. Cụ thể: có 50,5% GV được khảo sát cho rằng HĐ KTNB đóng vai trò rất quan trọng, 47,2% GV cho rằng hoạt động này đóng vai trò quan trọng, chỉ có 2,8% GV cho rằng hoạt động này không quan trọng. Như vậy, có đến 97,7% GV đánh giá cao vai trò của HĐ KTNB trong nhà trường
THPT.
Như đã đề cập ở chương 1, HĐ KTNB có vai trò đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, giúp tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy CBQL của các trường THPT quận Bình Thạnh vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này; dẫn đến HĐ KTNB của các trường chưa được thực hiện một cách
đầy đủ, thường xuyên và còn mang tính hình thức, không đạt được hết các mục tiêu của hoạt động kiểm tra, không thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy đối với tập thể CB, GV, NV và học sinh của nhà trường. Đối với GV, cũng có thể do GV là người trực tiếp đứng lớp và tương tác nhiều với HS nên GV quan tâm nhiều đến hoạt động này. Khi đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho hoạt động giảng dạy hướng đến đánh giá đúng thực chất năng lực HS; góp phần nâng vai trò của HĐ KTNB trong dạy và học của cả thầy và trò hướng đến phát triển tối đa năng lực người học thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá.
2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính
Kết quả đánh giá của CBQL về hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính của HĐ KTNB tại trường THPT cho thấy có 7/8 nội dung kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 1/8 nội dung kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức khá. Trong đó “Việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; Quản lý con dấu; quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ; Việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ” ĐTB 4,76 (đạt mức tốt nhất). Còn mức thấp nhất là “Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường” với ĐTB 4,42 (đạt mức khá).
Kết quả đánh giá của GV đối với hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính của HĐ KTNB tại trường THPT cho thấy có 1/8 nội dung kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức tốt và 7/8 nội dung kiểm tra có kết quả thực hiện đạt mức khá. Trong đó nội dung về “Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan QLGD các cấp; Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” có ĐTB cao nhất là 4,53 (đạt mức tốt). Còn nội dung về “Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư; Việc công khai hóa thủ tục hành chính”: ĐTB thấp nhất là 4,24 (đạt mức khá).
Ngoài ra, giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (nhỏ hơn 1). Nghĩa là, có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV, nhân viên khi đưa ra đánh giá liên quan đến công tác tổ chức và hành chính của HĐ KTNB.