Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

CB

Cán bộ

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

ĐLC

Độ lệch chuẩn

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

GDĐT

Giáo dục và đào tạo

6

GV

Giáo viên

7

Hoạt động

8

KTNB

Kiểm tra nội bộ

9

NV

Nhân viên

10

QLGD

Quản lý giáo dục

11

TH

Thứ hạng

12

THPT

Trung học phổ thông

13

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT quận Bình Thạnh, TP. HCM 36

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh 37

Bảng 2.3. Thống kê số lượng phiếu khảo sát 40

Bảng 2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu của CBQL 40

Bảng 2.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu của GV 41

Bảng 2.6. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác tổ chức và hành chính của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 46

Bảng 2.7. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác phát triển

đội ngũ của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 48

Bảng 2.8. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác CSCV và

kế toán của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 49

Bảng 2.9. Thống kê mô tả của CBQL và GV về công tác kiểm tra, đánh giá

học sinh của hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 53

Bảng 2.10. Mức độ đánh giá của CBQL và GV về kế hoạch kiểm tra các công

tác đã được nhà trường xây dựng 58

Bảng 2.11. Mức độ đánh giá của CBQL và GV về sự hài lòng trong kế hoạch kiểm tra các công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 58

Bảng 2.12. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác tổ chức và hành chính tại trường THPT 59

Bảng 2.13. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác phát triển động ngũ tại trường THPT 61

Bảng 2.14. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác CSVC, kế toán tại trường THPT 63

Bảng 2.15. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá học sinh tại trường THPT

............................................................................................................... 66

Bảng 2.16. Thống kê mô tả đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng

đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại trường THPT 68

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ‌

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của HĐ KTNB ở trường THPT 44

Biểu đồ 2.2. Đồ thị Mức độ đồng ý của CBQL và GV về các biện pháp tăng cường quản lý HĐ KTNB 75

Biểu đồ 3.1. ĐTB về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng qua đánh giá của CBQL và GV 108

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Công tác thanh tra của các cấp QLGD và công tác KTNB của Hiệu trưởng ở các cơ sở trường là những vấn đề thiết yếu, quan trọng luôn được đề cập đến trong các văn kiện đại hội Đảng hàng năm và tổng kết của ngành.

Nhiều năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ cũng đã không ngừng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác này để tạo điều kiện cho các cấp quản lý giáo dục và ngay chính Hiệu trưởng của cơ sở trường tiến hành một cách bài bản hoạt động kiểm tra trong nội bộ đơn vị của mình theo chỉ đạo chung của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục; kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục; KTNB là một hoạt động quản lý thường xuyên của Hiệu trưởng. Hoạt động KTNB của Hiệu trưởng tại cơ sở nhằm giữ vững kỷ cương, phép nước, thúc đẩy các đối tượng được kiểm tra trong trường học từng bước hoàn chỉnh hơn và cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp và sự tiến thân của người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường học đưa về cho cơ sở thực hiện. Qua nghiên cứu văn bản QT-TCCB-01 ngày 16/4/2012 của Bộ Tư pháp ban hành quy trình đánh giá cán bộ, công chức và viên chức hàng năm, nên chăng ngành Giáo dục và Đào tạo cần có một văn bản quy phạm pháp luật ban hành quy trình, thủ tục đối với hoạt động KTNB để khắc phục các vướng mắc đã nêu trên.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác KTNB trường học, đặc biệt trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; trong những năm qua, công tác KTNB trường học đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác KTNB trường học còn hạn chế, bất cập cần phải tháo gỡ. Do đó, nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho ngành đi đến việc thực hiện thống nhất công tác KTNB trường học.


Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu xác lập được cơ sở lí luận và khảo sát, phân tích đúng thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT, góp phần giúp Hiệu trưởng các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác lập cơ sở lí luận về quản lý hoạt động KTNB ở trường THPT.

5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở trường THPT.

6. Giới hạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài giới hạn khảo sát thực trạng quản lí hoạt động KTNB trường học theo nội dung quản lý hoạt động KTNB trường THPT và đề xuất các biện pháp cho Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh TP. HCM;

- Đối tượng khảo sát: 6/6 trường THPT công lập trên địa bàn quận Bình Thạnh, gồm: trường THPT Gia Định, trường THPT Võ Thị Sáu, trường THPT Hoàng Hoa


Thám, trường THPT Thanh Đa, trường THPT Phan Đăng Lưu, trường THPT Trần Văn Giàu.

- Số liệu khảo sát từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT.

Hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB là một hệ thống toàn vẹn gồm: mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp, các điều kiện thực hiện và kết quả kiểm tra nội bộ có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Ngoài ra, người nghiên cứu còn xem thực trạng quản lý hoạt động kiểm KTNB theo lý thuyết chức năng gồm: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.

7.1.2. Quan điểm lịch sử

Quan điểm này xem xét đối tượng nghiên cứu trong một quá trình phát triển lâu dài của nó, từ đó phát hiện những mối quan hệ đặc trưng về quá khứ, hiện tại, tương lai của đối tượng thông qua phép suy luận biện chứng, logic.

Xem xét và phân tích hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THPT theo quá trình suy luận biện chứng, logic từ trước đến nay.

Xem xét mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị một số biện pháp cấp thiết, khả thi và hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THPT.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Cơ sở lí luận phải được chứng minh và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sẽ phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động và


nguyên nhân; từ đó kiến nghị các biện pháp phù hợp, khả thi khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp như phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa lí thuyết để xác lập cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: gồm

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM.

- Đối tượng: CBQL, GV, NV.

- Nội dung: Cách thức tổ chức, nội dung hoạt động KTNB ở các trường THPT, các biện pháp quản lý hoạt động KTNB, các quy chế, quy định về hoạt động KTNB ở các trường THPT, các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động KTNB.

- Cách tiến hành: Sử dụng phiếu hỏi cho các đối tượng nhằm thu thập các thông tin về quản lý hoạt động KTNB.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Khảo sát và làm rõ thêm các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT quận Bình Thạnh TP.HCM.

- Đối tượng: CBQL.

- Nội dung: Phỏng vấn trực tiếp các CBQL về nội dung quản lý, đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý hoạt động KTNB trong trường THPT.

- Cách tiến hành: Sử dụng nhóm câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng để thu thập thông tin, ý kiến về nội dung hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB.


7.2.3. Phương pháp toán học

Sử dụng phần mềm SPSS 20 để nhằm xử lý số liệu kết quả nghiên cứu.


Các phương pháp trên đây để đánh giá thực trạng hoạt động KTNB trường THPT và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh TP. HCM; đồng thời khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động KTNB trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTNB trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023