Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Nội Bộ Ở Trường Thpt‌


Thứ nhất là lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

Thứ hai là chuẩn kiểm tra: muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. Ví dụ: chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: Định lượng và định tính. Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học là: Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (Luật giáo dục; Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy; chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông …); kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn; đặc điểm tình hình của nhà trường… để xây dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với đơn vị của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.

Thứ ba là: Hồ sơ kiểm tra theo mẫu thanh tra nhà trường và hoạt động sư phạm của giáo viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT‌

1.5.1. Các yếu tố chủ quan‌

Về văn hoá nhà trường: đây là yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận hoạt động KTNB, Hiệu trưởng là người quyết định, chi phối trực tiếp triển khai hoạt động KTNB đến toàn thể cán bộ nhân viên trong trường nên phụ thuộc vào nhận thức tầm quan trọng của người thủ trưởng đó. Hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của KTNB truyền đạt đến các cấp của mình thì công việc trở nên nghiêm túc, các cấp ý thức được ảnh hưởng công việc của mình thì nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, Hiệu trưởng nhận thức không đầy đủ về KTNB thì việc tiến hành thực hiện trở


nên nặng nề, mang tính hình thức. Bên cạnh đó, toàn bộ thành viên trong nhà trường cần tự giác, phấn đấu thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để có được điều đó cần văn hóa nhà trường cần thiết được xây dựng theo hướng lành mạnh, hợp tác, chia sẻ nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động KTNB nhà trường.

Về nhân lực: con người là nhân tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển giáo dục trong nhà trường, trong đó có hoạt động KTNB. Cần xây dựng đội ngũ với yêu cầu:

- Hiệu trưởng: bên cạnh việc nhận thức tầm quan trọng của hoạt động thì người thủ trưởng cần có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong sư phạm, năng lực, tầm nhìn quản lý và điều hành nhà trường, phân phối công việc hiệu quả.

- Ban KTNB: Thành viên ban kiểm tra phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có uy tín, trách nhiệm cao trong đồng nghiệp. Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, và được xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

- Các thành viên khác trong nhà trường: ý thức trách nhiệm cao, chia sẻ trách nhiệm, tự giác tích cực tham gia vào hoạt động, khẳng định giá trị bản thân.

- Các Hội đồng khác, đoàn thể, tổ chức trong nhà trường nhận thức đươc vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình, đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ với quản lý và ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy chế hoạt động.

- Ngoài ra, còn yếu tố về tâm lý của các thành viên trong nhà trường. Đối với các giáo viên có thâm niên cao thì thường khá bảo thủ trong việc tổ chức lớp học nên rất khó khăn trong việc góp ý, nhận xét; đối với giáo viên trẻ thì lo lắng, một số cho đây là cơ hội để khẳng định mình nhưng nếu không được như ý muốn thì cũng dễ dẫn đến tác dụng ngược là khiến cho giáo viên mất tự tin trong giảng dạy và đồng nghiệp. Các lực lượng khác quan niệm kiểm tra là để phê bình, khiển trách nên không tránh khỏi bầu không khí làm việc nặng nề, mệt mỏi.

- Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL, nhân viên tham gia công tác kiểm tra cần được trang bị đầy đủ về lí luận và kinh nghiệm về công tác KTNB. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường còn lúng túng cho trong việc tổ chức, tập huấn còn nặng nề lý


thuyết, và bộ phận cán bộ nhân viên nhà trường chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động KTNB, dẫn đến làm việc trì trệ, hình thức.

Về cơ sở vật chất: Nhiều cán bộ làm công tác kiểm tra sử dụng chưa thành thạo các thiết bị công nghệ, việc thu thập thông tin và xử lý thông tin hiện nay còn hạn chế; việc vận dụng đưa công nghệ thông tin vào nhà trường nếu được tổ chức tốt sẽ đem lại việc cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra nhanh chóng, giúp việc quản lý điều hành nhà trường kịp thời, hiệu quả hơn, việc lưu trữ, xử lý và sử dụng cung cấp thông tin kết quả kiểm tra c

ũng sẽ nhanh chóng, hiệu quả.

Về các chính sách: chế độ chi trả cho ban KTNB cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Thực tế, chỉ một số người chuyên trách chính như Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra theo đúng chức năng quản lý. Còn các thành viên khác chưa chế độ bồi dưỡng chính thức, kéo theo sự kém nhiệt tình, không chú ý đến hiệu quả hoạt động.


1.5.2. Các yếu tố khách quan‌

Về các văn bản pháp quy: Hệ thống văn bản pháp quy về thanh tra giáo dục và hướng dẫn KTNB chưa đầy đủ, thống nhất và đồng bộ. Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định. Cơ chế tổ chức và hoạt động để giải quyết các nội dung kết luận kiểm tra còn kìm hãm làm giảm tác dụng của kiểm tra.

Về tài chính, vật chất: dành cho hoạt động kiểm tra còn hạn hẹp, chưa được quan tâm.

Về các cấp quản lý: việc thanh tra của các cấp Bộ, Sở trong những hoạt động thanh tra; việc bồi dưỡng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ


quản lý, cho thành viên ban KTNB có tác động, ảnh hưởng nhất định đến công tác KTNB nhà trường.


Kết luận chương 1‌

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM”. Đây là một vấn đề quản lý rất quan trọng trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Từ chỗ xác định khái niệm chính của đề tài, tác giả đã tổng luận và làm rõ lí luận hoạt động KTNB trường học, trong đó gồm: vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐ KTNB, xác định nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức KTNB trường học. Và đặc biệt, xác định mục tiêu quản lý, phân cấp quản lý, phương tiện quản lý và nội dung quản lý HĐ KTNB trường học; đồng thời, xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý HĐ KTNB trường học.

Đây là cơ sở lí luận để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT quận Bình Thạnh, TP. HCM và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT quận Bình Thạnh trong chương 2 và 3 của luận văn.


Chương 2.‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh‌

2.1.1. Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh‌

Diện tích: 2076 ha; dân số: 464397 người; dân tộc: 21 dân tộc, đa số là người

Kinh.

Quận Bình Thạnh nằm ở phía Đông Bắc TP.HCM, là vùng đất có một vị trí

chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và Quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc ... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của TP.HCM bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.

Kinh tế

Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận trong hiện tại và tương lai.


Văn hóa - xã hội

Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành TP.HCM ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.

2.1.2. Khái quát tình hình Giáo dục và Đào tạo bậc THPT quận Bình Thạnh‌

Trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. HCM có 06 trường THPT là: THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Gia Định, THPT Võ Thị Sáu, THPT Trần Văn Giàu, THPT Phan Đăng Lưu và THPT Thanh Đa. Trong những năm qua, công tác GDĐT của TP.HCM nói chung, của quận Bình Thạnh nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở GDĐT nên quy mô đội ngũ CBQL, GV, CSVC trong hệ thống nhà trường luôn được đáp ứng, đảm bảo chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.

Bảng 2.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT quận Bình Thạnh, TP. HCM


Năm học

Hoàng Hoa

Thám

Gia Định

Võ Thị Sáu

Trần Văn

Giàu

Phan Đăng

Lưu

Thanh Đa

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

GV

QL

2014 – 2015

106

3

121

4

147

4

95

3

104

3

70

3

2015 – 2016

109

3

127

4

141

4

96

3

104

3

70

3

2016 – 2017

119

3

133

4

141

4

102

3

101

3

77

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Số liệu do văn phòng các nhà trường cung cấp)

Trong tổng số 693 cán bộ, giáo viên THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh, có 113 trình độ thạc sỹ (16.30%); 580 trình độ đại học (83.69%); hiện tại có 17 giáo viên tiếp tục đi học nghiên cứu sinh và thạc sỹ, không có trình độ cao đẳng và trung cấp. Trong số 113 CBQL và giáo viên có trình độ thạc sỹ, đội ngũ giáo viên có 98/113 (chiếm tỷ lệ 86.72%), đội ngũ cán bộ quản lý có 15/113 (chiếm tỷ lệ 13.28%), đây


cũng là một trong những đặc điểm thế mạnh của giáo dục THPT quận Bình Thạnh. Nên với đội ngũ giáo viên đủ và mạnh trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được nâng cao trong mỗi năm học, thể hiện ở bảng thống kê sau: (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh


Trường

THPT

Năm học

Lớp

HS

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém


Hoàng Hoa Thám

2014 –

2015

51

2327

2026

266

84

1

334

1228

684

81

0

2015 –

2016

52

2290

2102

175

11

2

474

1333

454

29

0

2016 –

2017

54

2409

2191

203

10

5

478

1399

509

23

0


Gia Định

2014 –

2015

64

3033

3013

20

0

0

2322

677

32

0

0

2015 –

2016

64

3070

3046

23

1

0

245

572

41

2

0

2016 –

2017

66

3061

3057

4

0

0

2425

614

22

0

0


Võ Thị Sáu

2014 –

2015

57

2424

2225

190

9

0

541

1352

514

17

0

2015 –

2016

57

2386

2222

162

2

0

559

1310

500

17

0

2015 –

2016

57

2306

2254

127

5

0

698

1314

368

6

0


Trần Văn Giàu

2014 –

2015

43

1891

1261

489

116

25

100

642

987

156

6

2015 –

2016

46

2091

1400

502

149

40

178

845

964

104

0

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí