Mô Hình Đbcl Của Aun -Qa 2015 (Version No.3)‌


Phương pháp nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu

Với giới hạn về đối tượng ở phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi (định lượng) vì vậy bên cạnh phương pháp điều tra bằng bảng hỏi người nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu (nghiên cứu định tính) là phương pháp nghiên cứu song song với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khi thực hiện đề tài của mình.

Nghiên cứu định tính: là thông qua việc tìm hiểu các tài liệu có thể thấy rằng nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Cũng như tác giả Cresswell (2012) đã mô tả: “Nghiên cứu định tính là thích hợp nhất để giải quyết một vấn đề nghiên cứu trong đó người nghiên cứu không biết các biến số và những điều cần phải tìm ra. Các tài liệu có thể mang lại rất ít thông tin về hiện tượng của nghiên cứu, và bạn cần phải tìm hiểu thêm từ những người tham gia thông qua thăm dò” (John W.Creswell, 2010). Chính vì vậy người nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp này là một trong hai phương pháp nghiên cứu chính cho đề tài của mình.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Theo tác giả Blaxter, Hughes and Tight (1996): “Nghiên cứu định tính, liên quan đến việc thu thập và phân tích thông tin trong nhiều dạng, chủ yếu là không có số. Nó có xu hướng tập trung vào khai thác càng nhiều chi tiết càng tốt, một số lượng nhỏ các trường hợp hoặc các ví dụ được xem là thú vị hoặc sáng tỏ với mục đích để đạt được 'sâu' hơn là 'rộng'.” (Loraine Blaxter, 2001).


Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu theo tiếp cận định tính chính là: phỏng vấn sâu cá nhân (in-depth interviews) đối với đối tượng là thành viên Hội đồng TĐG đồng thời cũng là trưởng các nhóm phụ trách các tiêu chuẩn và đối tượng là đại diện một số thành viên của các nhóm.

Đối với phỏng vấn sâu

Chúng tôi sử dụng các câu hỏi có sẵn để thu thập dữ liệu với mong muốn tìm ra được đích xác những vấn đề người nghiên cứu muốn biết. Những nội dung phỏng vấn đều được ghi âm lại để đảm bảo lưu lại chính xác những điều mà người cung cấp thông tin truyền đạt. Ngoài ra, vì đối diện trực tiếp, tính vô danh của người được phỏng vấn cần được chúng tôi đảm bảo, chúng tôi cũng sẽ tôn trọng những yêu cầu bảo mật về thông tin nếu có những chia sẻ mà người tham gia không muốn công bố trong đề tài (dù chúng vẫn tồn tại trong các băng dữ liệu ghi âm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Chọn mẫu phỏng vấn:

Việc chọn mẫu là có chủ đích, người tham gia nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi hiểu được hiện tượng trung tâm của vấn đề này một cách tốt nhất. Vì vậy với đối tượng là thành viên hội đồng TĐG, chúng tôi sẽ lựa chọn những thầy, cô vừa là thành viên hội đồng TĐG vừa là Trưởng các nhóm phục trách các tiêu chuẩn vì đây là đối tượng quản lí các nội dung của quản lí hoạt động Tự đánh giá và họ có thể cho chúng tôi nhiều thông tin một cách chính xác nhất.

Đối với đối tượng là thành viên các nhóm, vì đây là đối tượng trực tiếp thực thi công việc liên quan đến hoạt động TĐG mà Hội đồng triển khai xuống vì vậy khi phỏng vấn đại diện trong số họ người nghiên cứu có thể thu thập được các ý kiến để đối chiếu lại các vấn đề đã được phỏng vấn từ các Trưởng nhóm là thành viên Hội đồng TĐG.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Một số nội dung được ghi nhận ở các tài liệu còn lưu giữ về hoạt động


TĐG của nhà trường trước đây tại các phòng ban chuyên trách hoặc một số tài liệu đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi sẽ chọn phương pháp thu thập dữ liệu này để tránh làm mất thời gian của đối tượng được phỏng vấn.

Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu

Trước hết, dữ liệu ghi âm được chúng tôi ghi lại bằng văn bản, chúng tôi sẽ phân tích nội dung để phân loại ý và thống kê tần suất. Một số nội dung sẽ được trích dẫn nguyên văn trong những trường hợp cần thiết.

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Với hệ thống tài liệu người nghiên cứu tiếp cận được, chúng tôi sẽ thống kê, liệt kê hoặc trích dẫn các dữ liệu.

Vấn đề tồn tại của tiếp cận định tính

Tính chủ quan trong đề tài chúng tôi đang thực hiện là điều không thể tránh khỏi. “Nghiên cứu định tính về cơ bản có tính chất diễn giải. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu thực hiện việc lý giải dữ liệu. Lý giải dữ liệu bao gồm việc mô tả một cá nhân hay bối cảnh, phân tích dữ liệu thành các chủ đề hay chủng loại, và cuối cùng diễn giải hay rút ra kết luận về ý nghĩa của nó một cách cá nhân và lý thuyết, phát biểu bài học rút ra, và đặt ra những câu hỏi sâu xa hơn (Wolcott, 1994).

Điều đó cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu sàng lọc dữ liệu thông qua lăng kính cá nhân được đặt trong một khoảnh khắc lịch sử và chính trị xã hội cụ thể. Ta không thể thoát khỏi sự lý giải cá nhân hình thành trong phân tích dữ liệu định tính.” (John W.Creswell). Mặc dù chúng tôi luôn ý thức được việc phải tôn trọng sự thật của thông tin và hiện tượng mình quan sát được ở một mức độ cao nhất.


Trong nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu

Tác giả Cresswell (2012) đã mô tả: “Nghiên cứu định tính là thích hợp nhất để giải quyết một vấn đề nghiên cứu trong đó người nghiên cứu không biết các biến số và những điều cần phải tìm ra. Các tài liệu có thể mang lại rất ít thông tin về hiện tượng của nghiên cứu, và bạn cần phải tìm hiểu thêm từ những người tham gia thông qua thăm dò” Vì vậy đối với phỏng vấn sâu cá nhân các dữ liệu được ghi lại bằng văn bản, tác giả sẽ phân tích nội dung để phân loại ý và thống kê tần suất. Một số nội dung sẽ được trích dẫn nguyên văn trong những trường hợp cần thiết.


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Trên thế giới‌

Kiểm định chất lượng (KĐCL) là một trong những hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL), là biện pháp hữu hiệu được nhiều nước trên thế giới sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Trên thế giới KĐCL xuất hiện từ khá lâu ở mỗi Châu lục, mỗi quốc gia đều xây dựng mô hình KĐCL theo đặc thù riêng của mình, trong đó có một số mô hình nổi bật có ảnh hưởng tới việc hình thành KĐCL tại Việt Nam như:

Mô hình của Mỹ

Ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19 Kiểm định chất lượng là công cụ đảm bảo chất lượng giáo dục và được sử dụng chủ yếu nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình ở nhiều hệ thống giáo dục đại học trên thế giới. KĐCL được định nghĩa là “quá trình một tổ chức chính phủ hoặc tư nhân đánh giá chất lượng của toàn bộ cơ sở giáo dục đại học hoặc của một chương trình giáo dục cụ thể nhằm chính thức công nhận cơ sở hoặc chương trình đã đáp ứng những tiêu chuẩn hoặc tiêu chí tối thiểu nào đó do tổ chức đánh giá đặt ra” (Vlăsceanu, et al. 2007).

Một số đặc điểm cơ bản ở Mỹ là kiểm định luôn luôn gắn liền với công tác tự đánh giá.Thông qua tự đánh giá, trường được kiểm định cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết cho công tác kiểm định.Về quy trình kiểm định, việc kiểm định luôn gắn liền với đánh giá đồng cấp, tức là những người có cùng chuyên môn tham gia đánh giá.Đối với chuẩn mực đánh giá thì các chuẩn mực đánh giá ở đây thường mềm dẻo và được biến đổi cho phù hợp với sứ mạng của từng trường.


Đặc điểm quan trọng đối với kiểm định ở Mỹ là mục đích của KĐCL không chỉ đảm bảo trường có trách nhiệm với chất lượng đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT. Về nội dung kiểm định chương trình, ở Mỹ đã xác định việc kiểm định không chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào mà còn chú trọng cả quá trình đào tạo và chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Tóm lại, hệ thống ĐBCL và KĐCL của Mỹ là hệ thống tự chủ và phản ảnh nền văn hóa Mỹ. Mặc dù có nhiều tổ chức thực hiện việc KĐCL, nhưng chỉ có những tổ chức nào đủ tư cách pháp nhân và được công nhận bởi Bộ trưởng Giáo dục Mỹ (USDOE) hoặc bởi Ủy ban Kiểm định giáo dục đại học (CHEA) mới được coi là hợp pháp. KĐCL ở Mỹ thực hiện hai chức năng: Đối với xã hội - là sự ĐBCL; đối với trường - cải thiện chất lượng. Những đặc trưng có thể thấy ở KĐCL ở Mỹ là: Phi chính phủ, trung thực và tự nguyện (Warren Piper. D, 1993).

Ngoài Mỹ, thì KĐCL còn là công cụ phổ biến nhất trong ĐBCL giáo dục đại học trên thế giới. Những quốc gia có nền giáo dục phát triển ở châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Đức, đã sử dụng KĐCL từ nhiều năm nay. Ở khu vực Đông Âu, các nước như Albania, Bulgaria, Hungary, and Romania cũng bắt đầu sử dụng KĐCL từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Các nước Mỹ La tinh và vùng Vịnh như Oman, Kuwait, Qatar, Arab Xeut hay Chi Lê cũng không đứng ngoài xu hướng này.

Mô hình của Đông Nam Á

Ở khu vực châu Á và châu Á Thái Bình Dương, KĐCL có mặt ở khắp mọi nơi từ Australia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào và Cam-pu-chia. Đặc biệt khu vực Đông Nam Á đã phát triển hệ thống KĐCL riêng được biết đến với tên gọi AUN- QA dành cho các trường đại học trong khu vực. Trong “Sổ tay hướng dẫn và thực hiện” (2004) của tổ chức AUN-QA đã nêu rõ: Mô hình ĐBCL ở các


quốc gia Đông Nam Á rất đa dạng. Nhưng điểm chung là hầu hết các cơ quan ĐBCL quốc gia đều do nhà nước thành lập, được nhà nước cấp kinh phí và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm định (QA Focus team at UKOLN and AHDS, 2005).

Việc xây dựng hệ thống ĐBCL của AUN được khởi xướng từ năm 1998 bởi Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng quản trị AUN (AUN-BOT) là giáo sư, tiến sĩ Vanchai Sirichana. Từ khi thành lập, AUN có 13 thành viên là các trường hàng đầu của 10 nước trong khu vực; đến nay đã có 30 trường thành viên (Trong đó Việt Nam có Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và gần đây vừa kết nạp thêm Đại học Cần Thơ). Cuộc họp lần thứ IV của Hội đồng quản trị AUN tổ chức tháng 6/1998 đã đánh giá hệ thống ĐBCL của AUN là vấn đề quan trọng hàng đầu cần ưu tiên phát triển. Để thực hiện cam kết này, Hội đồng quản trị AUN đã coi năm 1999 là năm chất lượng giáo dục của AUN và thành lập một nhóm đặc trách của Mạng lưới. Nhóm đặc trách này bao gồm các cán bộ nòng cốt quản lí chất lượng tại các trường đại học thành viên. Hệ thống ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á có mục đích xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng chung thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và các điển hình tốt. AUN công nhận tầm quan trọng về chất lượng trong GDĐH và nhu cầu để phát triển một hệ thống ĐBCL chuẩn để phát triển những tiêu chuẩn học thuật và nâng cao CLGD, nghiên cứu và dich vụ giữa những trường thành viên AUN.Vào năm 1998, nhu cầu này hướng đến sự phát triển của mô hình AUN - QA.Vào thập kỷ trước, AUN-QA đã được khuyến khích, phát triển và tiến hành ĐBCL dựa trên quy trình kinh nghiệm nơi mà các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải tiến liên tục.

Mô hình ĐBCL của AUN-QA bao gồm các khía cạnh liên quan đến chiến lược, hệ thống và chiến thuật và phụ thuộc vào cả ĐBCL bên trong và


ĐBCL bên ngoài trong đó có KĐCL như mô hình dưới đây (Theo ASEAN University Network, 2015):


Sơ đồ 1 1 Mô hình ĐBCL của AUN QA 2015 Version No 3 Trong GDĐH kiểm định 1

Sơ đồ 1.1. Mô hình ĐBCL của AUN -QA 2015 (Version No.3)‌

Trong GDĐH, kiểm định là quá trình đánh giá chất lượng từ bên ngoài theo các tiêu chuẩn và tiêu chí xác định trước nhằm ĐBCL, cải tiến chất lượng và cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận chất lượng cho cơ sở GD (trường đại học, cao đẳng) hoặc chương trình GD. Mô hình ĐBCL của AUN - QA được áp dụng cho các trường đại học của ASEAN và thống nhất giữa khung đảm bào chất lượng vùng và quốc tế.

Ngoài Mỹ, các nước Đông Nam Á thì KĐCL còn là công cụ phổ biến nhất trong ĐBCL giáo dục đại học trên thế giới. Những quốc gia có nền giáo dục phát triển ở châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Đức, đã sử dụng KĐCL từ nhiều năm nay. Ở khu vực Đông Âu, các nước như Albania, Bulgaria, Hungary, and Romania cũng bắt đầu sử dụng KĐCL từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Các nước Mỹ La tinh và vùng Vịnh như Oman, Kuwait, Qatar, Arab Xeut hay Chi Lê cũng không đứng ngoài xu hướng này.

Bên cạnh hệ thống KĐCLGD mang tính khu vực và quốc gia thì có những nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực quản lí chất lượng giáo dục của các cá nhân, có thể kể đến:

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí