Tổng Quan Về Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh‌


Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

2.1. Tổng quan về trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh‌

Trường ĐH Luật TP. HCM được thành lập vào ngày 30 tháng 3 năm 1996 trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu ĐH Luật TP. HCM và Khoa Luật Đại học Tổng hợp TP. HCM, khi đó trường ĐH Luật là thành viên của Đại học quốc gia TP. HCM. Tiền thân Trường ĐH Luật TP.HCM được hình thành từ Trường Cán bộ Tư pháp khu vực phía Nam - là đơn vị do Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp quản lí với nhiệm vụ đào tạo cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tòa án cho các tỉnh phía Nam.

Ngày 16/10/1982, sau khi tái thành lập Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định số 199-QĐ/ĐT ngày 16/10/1982 về việc thành lập Trường Trung học Pháp lý TP. HCM trên cơ sở Trường Cán bộ tư pháp trước đây. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý cho các tỉnh phía Nam.Từ năm 1983 -1988, Trường phối hợp với trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở lớp đại học pháp lý.

Ngày 25/12/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 357-CT về việc thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý TP. HCM trực thuộc Bộ Tư pháp. Phân hiệu có nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam.

Ngày 6/7/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TC về việc đổi tên Phân hiệu Đại học Pháp lý TP. HCM thành Phân hiệu ĐH Luật TP. HCM.

Ngày 30/3/1996, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 1234/GD&ĐT thành lập Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia


TP. HCM trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu ĐH Luật TP. HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM.

Ngày 10/10/2000, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg tách Trường ĐH Luật trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM thành Trường ĐH Luật TP. HCM. Trường có chức năng đào tạo cán bộ pháp luật; là trung tâm giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề luật ở khu vực phía Nam.

Trải qua một chặng đường phát triển, Trường ĐH Luật TP. HCM đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và truyền bá pháp luật lớn nhất ở khu vực phía Nam. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP. HCM thành hai trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật”. Để thực hiện chủ trương nói trên của Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của công cuộc hội nhập, góp phần thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và cải cách hành chính, Trường ĐH Luật TP. HCM đã có những chiến lược, sách lược, kế hoạch tập trung mọi nguồn lực để trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo về cán bộ pháp luật ở phía Nam.

Hiện nay, trường ĐH Luật TP.HCM tập trung đào tạo bậc Đại học và Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyển hướng từ một trường đào tạo đơn ngành sang trường đào tạo đa ngành, gồm: Ngành Luật, Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Anh văn pháp lý trong đó ngành Luật vẫn là ngành chủ đạo của trường

Trải qua một chặng đường phát triển, Trường ĐH Luật TP. HCM đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, NCKH pháp lý và phổ biến pháp luật lớn nhất ở khu vực phía Nam. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của


Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ trương xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP. HCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật. Để thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của công cuộc hội nhập, góp phần thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và cải cách hành chính, Trường ĐH Luật TP. HCM đã có những chiến lược, sách lược, kế hoạch tập trung mọi nguồn lực để trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo về cán bộ pháp luật ở phía Nam. (Báo cáo tự đánh giá của trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2016).

* Cơ cấu tổ chức

Bảng 2.1. Thống kê, phân loại GV theo báo cáo Tự đánh giá 8/2016‌



T


Trình độ, học vị, chức danh


Số

lượng GV

GV cơ hữu

GV

thỉnh giảng trong

nước


GV

quốc tế

GV trong biên chế trực tiếp

giảng dạy

GV hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

GV kiêm nhiệm là cán bộ

quản lí

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)


1

Giáo sư,

Viện sĩ

01

-

-

01


-


2

Phó Giáo sư

13


-

11

02

-


3

Tiến sĩ KH

-

-

-

-

-

-


4

Tiến sĩ

51

16

04

22

09

-


5

Thạc sĩ

155

126

02

17

10

-


6

Đại học

75

54

-

-

21

-


Tổng số

295

207

06

40

42


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 7


2.2. Mô tả cách thức tổ chức khảo sát thực trạng

Chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và PP phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng tại trường đại học Luật tp Hồ Chí Minh

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi‌

2.2.1.1. Mục đích điều tra bằng bảng hỏi

Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động kiểm định chất lượng từ đó phát hiện những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp quản lí đồng thời phân tích thực trạng dưới góc độ tiếp cận tính lịch sử - logic và tính hệ thống của vấn đề rồi đưa ra những kiến nghị phù hợp với công tác quản lí kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh.

2.2.1.2. Thiết kế bảng hỏi

Để đảm bảo tính khách quan, phổ quát trong việc thu thập thông tin và số liệu, người nghiên cứu sử dụng một bảng hỏi cho hai đối tượng khảo sát là thành viên ban thư ký và thành viên các nhóm chuyên trách các tiêu chuẩn;

Bảng hỏi cụ thể được trình bày ở phần phụ lục cuối luận văn.

Sử dụng bảng hỏi phù hợp với từng nội dung cần nghiên cứu trong chương hai. Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng, trong mỗi phần có thêm câu hỏi mở nhằm tham khảo thêm ý kiến của đối tượng khảo sát.

Ngoài ra người nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu những nội dung quan trọng đối với cán bộ quản lí là thường trực hội đồng Tự đánh giá , Trưởng nhóm và một số thành viên của các nhóm công tác. Các nội dung bút vấn sẽ được mã hóa trong khi bình luận và phân tích ở chương 2.

2.2.1.3. Đối tượng điều tra bằng bảng hỏi

Đối tượng khảo sát là 30 cán bộ, giảng viên, chuyên viên là thành viên của các Nhóm chuyên trách tự đánh giá tại Trường ĐH Luật TP.HCM. Trong


đó có 2 người tại thời điểm khảo sát đã chuyển khỏi trường nên người nghiên cứu đã không thể liên hệ.

Thời điểm khảo sát tháng 01 năm 2018. Mẫu khảo sát cụ thể như sau;

45.8

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

29.2

25

11

7

6

Khoa Phòng Trung tâm


Phần trăm Tần số

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát‌

2.2.1.4. Các chỉ số thống kê sử dụng trong luận văn và xử lý kết quả khảo sát

Độ tin cậy của thang đo (cronbach’s alpha)

Chỉ số Cronbach's Alpha là chỉ số nói lên độ tin cậy của thang đo và cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không? Nhưng lai không cho biết các biến quan sát được biến nào là hợp lý biến nào không hợp lý, biến nào cần dữ lại biến nào cần loại bỏ. Trong khuôn khổ luận văn này người nghiên cứu không tìm hiểu sâu về chỉ số này mà chỉ quan tâm đến các thông số đo được của các quan sát trong luận văn.

Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.


Ngoài điều kiện về hệ số Cronbach’s Alpha, người nghiên cứu còn phải xét về điều kiện tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Giá trị này tối thiểu phải là 0,3. Nếu tương quan biến tổng của mục hỏi nào

< 0,3 thì loại bỏ mục hỏi đó và chạy lại phân tích Cronbach’s Alpha.

Hệ số tương quan

Tương quan Pearson dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số. Hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo.

2.2.1.5. Quy ước mã hóa các biến khảo sát như sau

a. Quy ước mã hóa số liệu

Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm Spss (Statistical Package for the Social Sciences) và phần mềm Excel.

Các lựa chọn trong phiếu khảo sát được mã hóa theo thứ tự giảm dần (5,4,3,2,1).

Kết quả phiếu phỏng vấn được phân tích và bình luận lồng ghép với kết quả phân tích bình luận của các bảng khảo sát.

b. Quy ước khoảng chia điểm

* Phần tầm quan trọng:

- Rất quan trọng = 4

- Quan trọng = 3


- Ít quan trọng = 2

- Không quan trọng = 1

* Phần thực hiện

- Tốt = 4

- Khá = 3

- Đạt = 2

- Chưa đạt = 1

* Phần nội dung quản lí

- Tốt = 5

- Khá = 4

- Trung bình = 3

- Đạt = 2

- Chưa đạt = 1

Từ mẫu quy ước trên, trung bình mẫu của câu khảo sát 5 mức độ lựa chọn là 3.0, của câu 4 mức độ lựa chọn là 1.5.

c. Quy ước khoảng điểm số như sau;

* Công thức tính khoảng trung bình

+ Khoảng cách trung bình = (5-1):5 = 0.8 (câu 5 lựa chọn)

+Khoảng cách trung bình = (4-1):4 = 0.75 (câu 4 lựa chọn)

* Khoảng trung bình (câu 5 lựa chọn)

- Chưa đạt/Không: từ 1.0 đến 1.8

- Đạt/Ít: từ 1.9 đến 2.7

- Trung bình/Không ý kiến: từ 2.8 đến 3.6

- Khá/Nhiều: từ 3.7 đến 4.5

- Tốt/rất nhiều: từ 4.6

* Khoảng trung bình (câu 4 lựa chọn)

- Rất quan trọng/tốt: = Trên 3.28

- Quan trọng/khá: = 2.52 đến 3.27


- Ít quan trọng/đạt: = 1.76 đến 2.51

- Không quan trọng/chưa đạt: = từ 1.0 đến 1.75

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu‌

2.2.2.1. Mục đích phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn nhằm làm rõ các nội dung quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại trường ĐH Luật TP.HCM cùng loại trong các phiếu khảo sát mà người nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn để àm rõ vấn đề quản lí hoạt động này tại trường.

2.2.2.2. Mẫu phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế bám sát các nội dung của phiếu khảo sát nhằm làm sáng tỏ một số điểm mà phiểu khảo sát không có điều kiện thể hiện.

Với mong muốn thu thập đủ những thông tin cần thiết, mà phần lớn trong số đó chỉ có thể khai thác được khi người tham gia nghiên cứu nhận được khuyến khích hay được khơi gợi cảm hứng chia sẻ, hoặc là những ý tưởng khó có thể diễn đạt được một cách trọn vẹn và mạch lạc trên văn bản giấy, nhưng lại dễ dàng được bộc lộ hơn khi trao đổi bằng lời nói nên người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu dối với các các cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động TĐG của nhà trường: gồm có một số cán bộ quản lí của nhà trường là vừa thành viên của Hội đồng TĐG vừa là trưởng các nhóm công tác và đại diện thành viên của các nhóm công tác. Mẫu phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục của luận văn.

Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu hệ thống tài liệu về KĐCL GD trong những năm qua tại đơn vị phụ trách là Trung tâm ĐBCL&PPGD; cũng như thông qua việc được tham gia trực tiếp vào các buổi họp của Hội đồng TĐG, các Nhóm chuyên trách chúng tôi có thêm tư liệu để đối chiếu với những nội dung chúng tôi thu thập được qua các buổi phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ hiện trạng của hoạt động TĐG trong KĐCL GD tại trường.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí